Hỏi đáp Phật Pháp
21/10/2014 | Lượt xem: 5323
Trong Lễ tạ pháp Quý Tỵ 28.12.2013 được tổ chức tại Thiền viện Trúc Lâm Sùng Phúc, vào buổi chiều, Quý Thầy sẽ tổ chức cuộc thi Phật pháp với các câu hỏi và đáp án lựa chọn và vào chiều chủ nhật 29.12.2013, Đoàn TTN PT Trần Thái Tông sẽ tổ chức cuộc thi "Thỉnh pháp ngân chuông". BBT xin giới thiệu chùm câu hỏi tại Cuộc thi giáo lý trong Lễ tạ pháp và Chùm câu hỏi trong cuộc thi "Thỉnh pháp ngân chuông".
1. Chữ ĐẠO trong Phật giáo có nghĩa là gì?
a)- Là tôn giáo như trong các khái niệm Đạo Phật, Đạo Chúa, Đạo đức.
b)- Đạo đức, đạo học, đạo giáo.
c)- Là bổn phận, là lý tánh tương đối và tuyệt đối.
d)- Là con đường tâm linh.
2. Chữ PHẬT có nghĩa là gì?
a)- Cao hơn thượng đế trong các tôn giáo.
b)- Người thực tập Tự, giác tha, giác hạnh viên mãn
c)- Người giác ngộ.
d)- Sự giác ngộ như trong các khái niệm giác tâm, giác tánh, giác hạnh.
3. Theo lịch sử, Đạo Phật có từ lúc nào?
a)- Từ lúc Đức Phật đản sanh.
b)- Từ lúc Đức Phật thành đạo.
c)- Từ lúc Đức Phật xuất gia.
d)- Trước khi đức Phật ra đời.
4. Tứ đế bao gồm những gì?
a)- Khổ đau, nguyên nhân, hạnh phúc, trung đạo.
b)- Khổ đau, nhân khổ, niết bàn, ba mươi bảy trợ đạo.
c)- Đau khổ, duyên khổ, vô dư niết bàn, thất giác chi.
d)- Cả ba đều sai. (khổ, tập , diệt, đạo)
5. Vì sao Đức Phật thị hiện đản sinh tại thế giới Ta bà này?
a) Vì muốn đem lợi ích rộng lớn cho đời.
b) Vì muốn độ tất cả chúng sinh.
c) Vì muốn đem lại hạnh phúc và an vui cho chư thiên và loài người.
d) Tất cả đều đúng
6. Nguyên do nào Đức Phật xuất gia tầm chân lý?
a)- Do thấy các hạnh phúc giác quan không tồn tại lâu dài.
b)- Vì sợ các khổ sanh, già, bệnh, chết.
c)- Vì muốn giải thoát khổ đau cho mình và chúng sanh.
d)- Cả ba đều đúng.
7.Đức Phật được tôn xưng với danh hiệu Đại hùng Đại lực do Ngài có năng lực?
a)- Võ nghệ cao cường và sức mạnh phi thường.
b)- Có tài cưỡi ngựa bắn cung, múa kiếm siêu xuất hơn mọi người.
c)- Thắng được tà ma ngoại đạo.
d)- Cả ba đều sai. (thiền định, trí tuệ nên đầy đủ nghị lực ý chí, chiến thắng vượt qua mọi chướng ngại)
8. Đức Phật được tôn xưng với danh hiệu Đại từ Đại bi do Ngài có đức tính gì?
a)- Có lòng yêu nước thương dân hơn cả hạnh phúc riêng mình.
b)- Có lòng cứu nhân độ thế, không phân biệt sang hèn.
c)- Có lòng bi mẫn, cứu khổ và ban vui cho tất cả chúng sanh.
d)- Cả ba đều đúng.
9. Đức Phật được tôn xưng với danh hiệu Đại hỷ Đại xả do Ngài có công hạnh gì?
a)- Do hoan hỷ từ bỏ ngôi báu với cung vàng điện ngọc.
b)- Do hoan hỷ từ bỏ vợ đẹp, con ngoan và các thứ dục lạc ở đời.
c)- Do luôn sống trong thiền định, không vướng mắc cảnh, làm chủ ba nghiệp.
d)- Cả 3 đều đúng.
10. Vị vua đầu tiên xây dựng tịnh xá cúng dường Đức Phật là?
a)- Vua Tân Bà Sa La.
b)- Vua Tần Bà Sa La.
c)- Vua Tần Bà Xa La.
d)- Vua Tần Ba Sa La.
11. Ai đã trải vàng mua đất xây cất tịnh xá cúng dường Đức Phật?
a)- Thái tử Kỳ Đà.
b)- Trưởng giả Cấp Cô Nhi.
c)- Nữ đại thí chủ Tỳ Xá Khư.
d)- Cả ba đều sai.
12. Những lời dạy sau cùng của Đức Phật được ghi trong quyển kinh nào?
a)- Kinh Niết Bàn, kinh Di Giáo.
b)- Kinh Niết Bàn diệu nghĩa.
c)- Kinh Di Giáo, Kinh Vô dư hữu Niết Bàn.
d)- Kinh Di Cảo và Kinh Niết Bàn.
13.Tự Giác có nghĩa là gì?
a. Tự mình giác ngộ hoàn toàn do công phu tu hành phước đức và trí tuệ.
b. Giác ngộ hoàn toàn do các đức Phật quá khứ ban cho.
c. Giác ngộ hoàn toàn nhờ vào sự tích lũy lòng từ bi đối với chúng sinh.
d. Giác ngộ do phước huệ và công phu sẵn có.
14. Giác tha có nghĩa là gì?
a. Sau khi đã giác ngộ,đem sự giác ngộ ấy hướng dẫn và chỉ dạy cho chúng sinh được giác ngộ như mình.
b. Chỉ cách giác ngộ cho người khác sau khi nghiên cứu phương pháp giác ngộ được gọi là giác tha.
c. Nhờ người khác chỉ cho mình phương pháp giác ngộ.
d. Tất cả đều sai.
15. Giác hạnh viên mãn có nghĩa là gì?
a. Nghĩa là những bậc Bồ tát, vừa giác ngộ cho mình và cho người một cách rốt ráo.
b. Nghĩa là giác ngộ hoàn toàn đầy đủ cho mình và cho người.
c. Những công hạnh: tự mình giác ngộ và dạy người giác ngộ đã được trọn vẹn, nên gọi là"Giác Hạnh Viên Mãn".
d. Tất cả đều đúng.
16. Ba danh từ Đản sanh, Thị hiện, Giáng Sinh có nghĩa là gì?
a. Chỉ cho việc tái sinh của một Triết học gia.
b. Chỉ sự ra đời của một bậc Chánh Đẳng Giác.
c. Chỉ cho sự chết đi sống lại của tu sĩ.
d. Chỉ cho sự Niết bàn của Đức Phật.
17. Khi đã vào đường đạo tu hành rồi, chúng ta làm gì khi gặp hiểm trở và khó khăn?
a. Tuyệt đối không thối lui quay gót.
b. Tập đức tính kiên trì như Ðức Phật.
c. Phát tâm dũng mãnh vượt qua tất cả.
d. Cả ba câu trên đều đúng.
18. Từ những điểm nào của chúng sanh khiến Đức Phật quyết định vận chuyển bánh xe pháp?
a. Mỗi chúng sanh đều có Phật tánh.
b. Bản chất của mỗi chúng sanh giống như loài hoa sen sống trong bùn nhưng vẫn tỏa hương thơm.
c. Mỗi chúng sanh trong cõi ta Bà vẫn có thể chứng ngộ đạo của Ngài.
d. Tất cả đều đúng.
19. Khi vua Tinh Phạn sắp băng hà, Đức Phật đã thuyết giảng gì cho đức Vua?
a. Pháp Vô thường, khổ, không, vô ngã.
b. Pháp bình-thường, khổ, không chấp, vị tha.
c. Pháp vô-thường, vui, có, vô chấp.
d. Tất cả đều đúng.
20. Chữ Pháp là gì?
a. Pháp được dịch từ tiếng Phạn là “Dharma”.
b. Là phương pháp tu hành mà Phật đã chứng đắc.
c. Là phương pháp tư duy hợp lô gíc.
d. Cả ba đều phiến diện.
21. Chữ TĂNG có nghĩa là gì?
a)- Hòa hợp chúng.
b)- Từ bốn vị Tỳ kheo (Tỳ kheo Ni) trở lên.
c)- Tập thể xuất gia, tu tỉnh thức, hóa độ chúng sanh.
d)- Cả 3 đều đúng.
22. Sau khi Phật tử đã thọ Tam quy thì nên tiếp tục làm gì?
a. Niệm Phật ngày đêm để được vãng sinh.
b. Tiếp nhận 5 điều đạo đức và thực tập Phật pháp.
c. Thường bái sám, tụng kinh, mở mang tí tuệ.
d. Thực tập đạo đức, hành trì tâm linh.
23. Người thọ trì Ngũ giới được lợi ích gì?
a. Đem lại trật tự, an vui, hòa bình cho gia đình.
b. Đem lại cho quốc gia và xã hội được bình yên và không trộm cướp.
c. Là người thầy ngăn ngừa chúng ta làm điều xằng bậy.
d. Lợi lạc cho bản thân, hạnh phúc cho gia đình, bình an trên thế giới.
24. Trước khi nhập Niết Bàn, Đức Phật di chúc gì cho các đệ tử?
a. Phải tôn sư trọng đạo, nghe theo lời chỉ dạy.
b. Phải tôn kính Phật, Pháp, Tăng như Phật còn tại thế.
c. Phải tôn kính Giới luật và chánh pháp làm thầy.
d. Không có câu nào đúng trọn vẹn.
25. Vì sao phải có từ bi tâm trong điều đạo đức không sát sanh?
a. Thương yêu mạng sống của muôn loài, không giết hại sinh vật.
b. Loài nào cũng có mạng mà mạng sống là rất quý.
c. Dùng tâm từ bi quán sát, mọi sinh vật đều quý sanh mạng như con người.
d. Tất cả đều đúng.
26. Thế nào gọi là trộm cắp?
a. Tài vật thuộc quyền sở hữu của người, không cho mà lấy, hay cưỡng ép người khác để chiếm đoạt bằng võ lực hay quyền hành.
b. Những vật quý giá như nhà cửa, ruộng vườn, tiền bạc, ngọc ngà... cho đến vật nhỏ nhít như lá trầu, trái ớt... không cho mà lấy đều.
c. Trốn thuế, biến của công thành của riêng.
d. Cả 3 đều đúng.
27. Lợi ích của việc giữ giới không sát sinh là gì?
a)- Tăng trưởng lòng từ bi, tôn trọng quyền bình đẳng về sự sống.
b)- Tránh được nhân quả báo ứng, oán thù.
c)- Không ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và tuổi thọ
d)- Cả 3 đều đúng.
28. Lợi ích của việc giữ giới không trộm cắp là gì?
a)- Được phước báu giàu sang sung sướng.
b)- Không bị người khác trộm cắp tài sản của mình.
c)- Không bị luật pháp truy tố, trừng phạt và các hậu quả xấu khác.
d)- Không thể xác định câu nào đúng nhất.
29. Lợi ích của việc giữ giới không tà dâm là gì?
a)- Bảo vệ hạnh phúc gia đình của mình và của người..
b)- Tránh được các hình thức thù oán và quả báo xấu xa.
c)- Không sợ những chứng bệnh lây nhiễm qua đường sinh dục và máu.
d)- Cả 3 đều đúng.
30. Lợi ích của việc giữ giới không nói dối là gì?
a)- Tăng uy tín, tránh được các hậu quả xấu khác.
b)- Không bị sức môi, hôi miệng.
c)- Không bị đàm tiếu và xã hội cô lập.
d) Không thể xác định câu nào đúng nhất.
31. Lợi ích của việc giữ giới không uống rượu là gì?
a)- Đỡ tốn tiền bạc và khỏi mất thì giờ quý báu.
b)- Không bị cô bác quở trách, hàng xóm chê cười.
c)- Đảm bảo sức khoẻ, tư cách, tỉnh trí và sống có trách nhiệm hơn.
d) Cả 3 đều đúng.
32.Theo Phật học Phổ thông, Thái tử Tất đạt đa đản sinh vào:
a) Ngày 15 tháng 2 Al.
b) Ngày 15 tháng 4 Al.
c) Ngày 8 tháng 4 Al.
d) Ngày 8 tháng 12 Al.
33.Sự ra đời của đức Phật gọi là “Đản sinh” mang ý nghĩa gì?
a) Sự ra đời làm vui vẻ, làm hân hoan, sáng lạn cho cõi đời.
b) Hiện ra hình thể bằng xương bằng thịt cho con mắt trần con người nhìn thấy được.
c) Hiện sinh từ chỗ cao đến chỗ thấp.
d) Cả ba câu đều đúng.
34. Sau khi sinh Thái Tử bao nhiêu ngày thì Hoàng Hậu qua đời?
a) Sau khi sinh 7 ngày thì Hoàng Hậu qua đời.
b) Sau khi sinh 17 ngày thì Hoàng Hậu qua đời.
c) Sau khi sinh 8 ngày thì Hoàng Hậu qua đời.
d) Sau khi sinh 10 ngày thì Hoàng Hậu qua đời.
35. Ai là người được giao nuôi nấng Thái Tử ?
a) Em của mẹ Ngài.
b) Ma Ha Ba Xà Ba Đề.
c) Dì ruột của Thái Tử.
d) Cả ba đều đúng.
36. Sự ra đời của đức Phật gọi là “Thị hiện” có ý nghĩa gì?
a) Hiện ra hình thể bằng xương bằng thịt cho con người nhìn thấy được.
b) Sự ra đời vui vẻ, làm hân hoan, xán lạn cho cõi đời.
c) Hiện sinh từ chỗ cao đến chỗ thấp.
d) Cả ba câu đều đúng.
37.Tài năng và đức hạnh của Thái tử Tất Đạt Đa như thế nào?
a. Sức mạnh phi thường, tài trí thông minh xuất chúng.
b. Từ nghề văn cho đến nghiệp võ đều giỏi hơn thầy dạy cho mình.
c. Lòng thương người, thương vật của Ngài không ai sánh kịp.
d. Cả ba đều đúng.
38. Theo kinh Pháp Hoa, vì sao đức Phật thị hiện cõi Ta bà này?
a. Vì một nhân duyên lớn.
b. Vì khai thị chúng sinh “Ngộ nhập Phật Tri Kiến”.
c. Vì muốn cứu độ chúng sinh.
d. Vì muốn tầm chân lý.
e. Vì khai thị chúng sinh “Ngộ nhập Phật Tri Kiến”.
39.Vua Tịnh Phạn dùng cách gì để ngăn chí xuất gia của Thái tử?
a. Xây dựng ba tòa lâu đài nguy nga tráng lệ hợp thời tiết ba mùa tại Ấn Độ.
b. Thành hôn cho Thái tử với một Công chúa con vua Thiện Giác là Da Du Ða La tuyệt đẹp và đức hạnh.
c. Hàng trăm cung phi mỹ nữ có tài đàn ca hay, múa giỏi để giải khuây cho Thái Tử
d.Cả ba đều sai.
40.Khi vua Tịnh Phạn không đồng ý cho xuất gia, Thái tử đã yêu cầu vua cha những điều gì ?:
a. Hai điều kiện: Cho con trẻ mãi không già, cho con mạnh mãi không đau.
b. Ba điều kiện: Cho con trẻ mãi không già, cho con mạnh mãi không đau, cho con sống hoài không chết.
c. Bốn điều kiện: Cho con trẻ mãi không già, cho con mạnh mãi không đau, cho con sống hoài không chết, cho tất cả chúng sinh hết khổ.
d. Năm điều kiện: Cho con trẻ mãi không già, cho con mạnh mãi không đau, cho con sống hoài không chết, cho con được xuất gia, cho tất cả chúng sinh hết khổ.
41. Theo Phật học phổ thông, Thái Tử Tất Đạt Đa rời bỏ cung thành xuất gia ngày mồng 8 tháng 2, vậy nguyên do nào Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia tầm chân lý?
a. Do thấy hạnh phúc cuộc sống không tồn tại lâu dài.
b. Do thấy cảnh khổ: già, bệnh, chết ở bốn cửa thành
c. Do muốn giải thoát khổ đau cho mình và tất cả chúng sinh.
d. Cả ba đều đúng.
42. Nguyên do nào Đức Phật xuất gia tầm chân lý?
a) Do thấy các hạnh phúc giác quan không tồn tại lâu dài.
b) Vì sợ các khổ sanh, già, bệnh, chết.
c) Vì muốn giải thoát khổ đau cho mình và chúng sinh.
d) Cả ba đều đúng.
43. Thái tử Tất Đạt Đa đã ngộ ra lý gì, mà Ngài vượt thành xuất gia?
a) Lý vô thường.
b) Lý nhân quả.
c) Lý luân hồi.
d) Lý sinh tử
44. Theo truyền thống Phật giáo Bắc tông, Đức Phật chứng đắc thành Bậc Giác Ngộ vào ngày mồng 8 tháng 12 âm lịch lúc sao mai vừa mọc khi Ngài bao nhiêu tuổi?
a) Lúc Ngài tròn 25 tuổi.
b) Lúc Ngài tròn 29 tuổi.
c) Lúc Ngài tròn 30 tuổi.
d) Lúc Ngài tròn 35 tuổi.
45. Trong đêm thứ 49, Thái tử Tất Đạt Đa ngồi dưới cội Bồ đề, lần lượt chứng những gì?
a) Thinh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát.
b) A la Hán, Bồ Tát và Phật quả.
c) Túc mệnh minh, Thiên nhãn minh và Lậu tận minh.
d) An lạc và Giải thoát.
46. Đức Phật thuyết bài pháp đầu tiên Tứ Diệu Đế cho ai, tại đâu?
a) Năm anh em Kiều Trần Như, tại Lộc Dã Uyển.
b) Ba anh em Ca Diếp, tại sông Ni Liên.
c) Mục Kiền Liên và Xá Lợi Phất, tại khu vực sông Hằng.
47. Đức Phật đã thuyết gì cho vua cha trong khi nhà vua đang lâm trọng bệnh?
a) Vô thường.
b) Không.
c) Vô ngã.
d) Vô thường, Khổ, Không và Vô Ngã.
48. Đức Phật nhập Niết bàn ngày nào theo Phật giáo Bắc tông?
a) Mùng 8/2 âm lịch.
b) Ngày 15/2 âm lịch.
c) Ngày 15/4 âm lịch.
d) Ngày 15/10 âm lịch.
49. Lời dạy cuối cùng của đức Phật cho hàng đệ tử và tín đồ như thế nào, trong sự tu tập giải thoát?
a) Hãy thờ cúng lễ lạy ta, ta ban cho sự giải thoát.
b) Hãy siêng niệm danh hiệu ta, để được giải thoát.
c) Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, tinh tiến tu tập để tự giải thoát.
d) Hãy tự làm thầy để tự giải thoát.
50. Phật lịch được tính từ lúc nào?
a) Từ năm Phật nhập Niết bàn.
b) Từ năm Phật đản sanh.
c) Từ năm Phật thành đạo.
d) Từ năm Phật chuyển pháp luân.
51. Danh hiệu Thích Ca Mâu Ni có nghĩa là gì?
a) Bậc Năng nhân tịch mặc.
b) Nhà hiền triết của nước Thích-ca.
c) Nhà hiền triết của dòng họ Thích-ca.
d) Cả ba đều đúng.
52. Đức Phật được tôn xưng với danh hiệu Đại từ Đại bi do Ngài có đức tính gì?
a) Có lòng yêu nước thương dân hơn cả hạnh phúc riêng mình.
b) Có lòng cứu nhân độ thế, không phân biệt sang hèn.
c) Có lòng bi mẫn, cứu khổ và ban vui cho tất cả chúng sanh.
d) Cả ba đều đúng.
53. Đức Phật được tôn xưng với danh hiệu Đại hỷ Đại xả do Ngài có công hạnh gì?
a) Do hoan hỷ từ bỏ ngôi báu với cung vàng điện ngọc.
b) Do hoan hỷ từ bỏ vợ đẹp, con ngoan và các thứ dục lạc ở đời.
c) Do luôn sống trong thiền định, không vướng mắc cảnh, làm chủ ba nghiệp.
d) Cả 3 đều đúng.
54. Biểu tượng Phật Thích Ca ngồi an tọa, đôi mắt ngó xuống là ý nghĩa gì?
a) Nhìn xuống để xem chúng sanh lễ Ngài có thành kính không.
b) Dạy chúng sanh tu tập, phải luôn quay lại quán sát nội tâm của mình.
c) Dạy chúng sanh tu tập, phải ngồi yên bất động ai làm gì cũng mặc.
d) Câu a, b, c đều đúng.
55. Trong mười điều dữ, những điều nào gọi là Tam Độc?
a) Tham lam, sân hận và si mê.
b) Sát sinh, trộm cướp và tà dâm.
c) Nói dối, nói thêu dệt và nói lời hung ác.
56. Thiền Viện Sùng Phúc được Hoà Thượng Thích Thanh Từ ban tên, nhân chuyến thăm viếng miền Bắc vào những ngày đầu xuân năm nào?
a) Năm Quý Mùi - 2003.
b) Năm Giáp Thân - 2004
c) Năm Ất Dậu - 2005.
d) Năm Bính Tuất - 2006.
57. Muốn tiếp nhận Đạo Phật một cách trọn vẹn, phải lần lượt trải qua 3 giai đoạn nào?
a) Thờ Phật, lạy Phật và cúng Phật.
b) Tụng kinh, trì chú và niệm Phật.
c) Học lời Phật dạy là việc đầu tiên, rồi tư duy, suy ngẫm để hiểu lời Phật dạy cho thấm nhuần và cuối cùng phải ứng dụng thực hành theo gương hạnh của Phật để đạt kết quả như Phật.
d) Tin Phật, quy ngưỡng Phật và cầu nguyện Phật.
58. Phương pháp nào sau đây nằm trong bốn phương pháp lợi tha (Tứ nhiếp pháp) để thu phục chúng sinh quay về với Phật pháp?
a) Bố thí nhiếp.
b) Đồng Khổ Sự nhiếp.
c) Ái ngữ nhiếp.
d) Tất cả đều đúng
59.Tam Bảo nghĩa là gì?
a. Giới Bảo, Định Bảo, Tuệ Bảo.
b. Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo.
c. Cả hai câu a và b đều đúng.
d. Cả hai câu a và b đều sai.
60. Sơ tổ của thiền Tông là ai?
a. Tôn giả Xá Lợi Phất
b. Tôn giả Mục Kiền Liên
c. Tôn giả Ma Ha Ca Diếp
d. Tôn giả A Nan
61. Phương pháp đối trị lòng tham muốn quá độ là gì?
a. Nhẫn nhục và từ bi
b. Vị tha và hoan hỷ
c. An phận thủ thường
d. Ít muốn và biết đủ (Thiểu dục và tri túc)
62. Năm điều đạo đức căn bản của người Phật tử để hoàn thiện nhân cách là những điều gì?
a. Không sát sinh, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối và không uống rượu.
b. Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.
c. Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân.
d. Tín, tấn, niệm, định, huệ.
20. Nguồn gốc của phiền não, sinh tử và nguồn gốc của Bồ đề, giải thoát là do gì ?
a. Do thập nhị ( 12) nhân duyên
b. Do nghiệp báo và phúc báo của bản thân
c. Do nơi mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý
d. Do thế giới siêu hình điều khiển, quyết định.
Các bài mới
- Tham vấn đạo lý: Chủ đề Nhẫn Nhục - 21/10/2014
- Tham vấn đạo lý: Chủ đề Sám Hối - 21/10/2014
- Tam quy - 29/06/2014
- Ngũ giới - 27/06/2014
- Đạo Phật - 01/07/2013
Các bài đã đăng
Tu học
Video giới thiệu
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- 10
- 11
- 12
- 13
- 14
- 15
- 16
- 17
- 18
- 19
- 20
- 21
- 22
- 23
- 24
- 25
- 26
- 27
- 28
- 29
- 30
- 31
- 32
- 33
- 34
- 35
Tìm kiếm
Tin mới
Đọc nhiều
Ảnh đẹp
Lịch
Thống kê truy cập
- Lượt truy cập: 05349
- Online: 23