Kinh Lăng Nghiêm giảng giải - Chương IV: Các địa vị tu chứng

05/11/2021 | Lượt xem: 1954

HT.Thích Thanh Từ dịch và giảng giải

A-nan liền từ chỗ ngồi đứng dậy đảnh lễ nơi chân Phật, bạch Phật rằng:

- Chúng con ngu độn, ưa thích đa văn, đối với các tâm hữu lậu chưa cầu ra khỏi. Nhờ lời dạy từ bi của Phật, được huân tu chân chánh, thân tâm vui thích, được lợi ích lớn. Bạch Thế Tôn, những người tu chứng chánh định của Phật như thế, khi chưa đến Niết-bàn thì thế nào gọi là Càn huệ địa? Bốn mươi bốn tâm, đến thứ lớp nào mà được danh mục tu hành? Đến chỗ nào gọi là Nhập địa? Thế nào gọi là Bồ-tát Đẳng giác?

 

 

Những câu hỏi của ngài A-nan chia ra từng chặng. Chặng thứ nhất, người phát tâm tu hành muốn chứng được chánh định của Phật, khi chưa đến Niết-bàn thì sao gọi là Càn huệ địa? Càn huệ là trí tuệ khô, là giai đoạn chưa vào được bậc thánh bậc hiền.

Câu hỏi thứ hai, từ Càn huệ địa tiến lên, tu bốn mươi bốn tâm là Thập tín, Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng và Tứ gia hạnh, thứ lớp như thế nào mà tu hành?

Câu hỏi thứ ba, đến chỗ nào được gọi là Nhập địa? Tức từ Sơ địa cho tới Thập địa.

Câu hỏi thứ tư, sao gọi là Bồ-tát Đẳng giác?

Thưa lời ấy rồi, năm vóc gieo xuống đất, đại chúng nhất tâm chờ nghe lời Phật dạy, chiêm ngưỡng mắt không rời. Khi ấy đức Thế Tôn khen ngợi A-nan rằng:

- Lành thay! Lành thay! Các ông mới hay khắp vì đại chúng và tất cả chúng sanh đời mạt pháp, tu về chánh định, cầu được pháp đại thừa, xin ta xa chỉ bày con đường tu hành chánh vô thượng, từ phàm phu cho đến đại Niết-bàn. Nay ông lắng nghe, ta sẽ vì ông nói.

A-nan và đại chúng chắp tay, chú tâm im lặng vâng lời Phật dạy.

Xa chỉ con đường tu hành, nghĩa là từ phàm phu cho đến Niết-bàn là con đường xa xôi, nay Phật chỉ cho từng bước thứ tự như thế nào.

I. HAI NHÂN ĐIÊN ĐẢO

Phật bảo:

- A-nan phải biết, diệu tánh tròn sáng lìa các danh tướng, xưa nay không có thế giới và chúng sanh. Nhân vọng mà có sanh, nhân sanh có diệt, sanh diệt gọi là vọng, diệt vọng gọi là chân. Đây gọi là hai hiệu chuyển y Vô thượng Bồ-đề và đại Niết-bàn của Như Lai.

Phật nói tổng quát lý tu hành, câu trên tóm tắt chỗ cùng tột bí yếu.

Nguyên là thể tánh mầu nhiệm sáng tròn, không có danh tướng nên không có thế giới và chúng sanh. Vì mê vọng mới có thế giới, chúng sanh. Như vậy thế giới và chúng sanh từ mê vọng ra, nên thuộc về sanh diệt. Nay muốn tu trở lại chỗ chân thật thì sao? Nếu diệt được vọng sanh diệt tức gọi là chân, gọi là Vô thượng Bồ-đề hay là đại Niết-bàn.

Tại sao đây dùng chữ chuyển y? Đó là chuyển vọng thành chân, tức chuyển phiền não thành Bồ-đề, chuyển sanh tử thành Niết-bàn, cho nên gọi là hai triệu chuyển y. Tuy nói là hai nhưng cũng từ một gốc vọng. Do có vọng nên sanh diệt, vì sanh diệt nên có phiền não, luân hồi. Nay hết vọng thì tự nhiên phiền não hết, gọi là Bồ-đề; luân hồi hết gọi là Niết-bàn. Đó chỉ là những ngôn ngữ đối đãi nhau, còn tánh viên minh vốn không tên không tướng. Thành ra hai chuyển y ấy chỉ là dứt vọng mà thôi.

Đức Phật dạy chúng ta dứt vọng mà không dạy tìm chân, đó là bí quyết của sự tu. Vọng hết tức là chân, chứ không phải vọng hết rồi phải chạy thêm một đỗi nữa để tìm chân, hay là phải làm thêm cái gì để có chân. Nên tu chỉ cần dứt vọng mà không cầu chân. Khi có vọng, biết vọng. Cái biết đó không phải vọng tức là chân.

Như vậy, cấp bậc là phương tiện chứ không phải thật. Cho nên khi ngài A-nan hỏi về thứ bậc tu hành thì đức Phật dạy, từ gốc diệu tánh viên minh lìa danh lìa tướng. Lìa danh tướng thì làm sao nói thứ bậc được, nên đứng về diệu tánh viên minh thì không có thứ bậc. Vì sao? Vì xưa nay không có thế giới và chúng sanh. Nay thấy có là do vọng mà có sanh, nhân sanh nên có diệt, những thứ sanh diệt đó đều là vọng. Bây giờ diệt hết những sanh diệt tức trở về chân, đó là Bồ-đề Niết-bàn chứ không có thứ bậc nào hết.

Ví dụ như sự học ở thế gian, trọng tâm chủ yếu là gì? Thật ra học là để biết, để mở rộng kiến thức của mình. Nhưng khi bắt đầu học, muốn cho người học cần mẫn hơn, thuận tiện hơn, người ta lập ra cấp bậc, như cấp một, cấp hai, cấp ba; mỗi cấp lại có từng lớp, lớp một, hai, ba v.v... Vậy nên có cấp có lớp. Với người học tới cử nhân, tiến sĩ thì phải qua nhiều cấp bậc. Khi đến tiến sĩ rồi, sự hiểu biết của họ rộng ra, nhưng trên phương diện tri thức hiểu biết thì không có cấp bậc.

Như vậy cấp bậc là tạm đặt ra để chỉ sự tiến bộ, chứ đúng ra học là để biết, biết rộng biết nhiều thì gọi là cử nhân, tiến sĩ... Nhưng nhìn lại thì sự hiểu biết không hề có thứ bậc. Cũng như chúng ta học đạo cốt để hiểu mà tu. Nhưng do vì muốn thuận tiện nên tạm đặt ra sơ cấp, trung cấp, cao cấp.

Lý tổng quát là như vậy, nhưng trên sự cũng tạm có thứ lớp.

Này A-nan, nay ông muốn tu về chánh định chân thật, thẳng đến đại Niết-bàn của Như Lai, trước phải biết hai nhân điên đảo: thế giới và chúng sanh.

Như vậy chúng ta có mặt ở đây là từ nhân điên đảo, thế giới cũng từ điên đảo mà có chứ không phải thật có. Đây là chỗ mình phải quan tâm.

Nếu điên đảo không sanh, đây là chánh định chân thật của Như Lai vậy.

Hai thứ điên đảo thế giới và chúng sanh đó không sanh tức là chánh định chân thật của Phật.

1. Chúng sanh điên đảo

Này A-nan, thế nào gọi là chúng sanh điên đảo? A-nan, do tâm tánh sáng suốt, tánh sáng tròn đầy, nhân minh mà phát ra tánh, tánh đó là vọng, từ đó mà kiến phát sanh. Từ rốt ráo không thành ra rốt ráo có.

Những câu này quá cô đọng! Như đoạn trước đã nói, từ thể tánh bản giác diệu minh rồi khởi minh lại tánh giác, chữ minh này chỉ cho soi lại, vọng dấy soi lại tánh giác mà phát ra tánh. Thể tánh vốn là tròn sáng, nay muốn soi lại tánh giác thì tánh phát ra đó là vọng, từ đó mà sanh ra có kiến chấp. Như vậy là trước kia nó hoàn toàn không, nhưng khi đã soi rồi có năng có sở thành ra hoàn toàn có.

Cái năng hữu và sở hữu này, không phải là năng nhân sở nhân, không phải tướng năng trụ sở trụ. Rõ ràng không có cội gốc.

Có năng hữu thì có sở hữu. Nguyên trước không có năng không có sở, do vọng dấy lên soi chiếu trở lại tánh giác mà thành ra có cái hay soi (năng) và bị soi (sở). Từ năng sở có các đối đãi, nhưng tìm lại tận cùng thì không có cội gốc.

Từ gốc này không dừng trụ, kiến lập ra thế giới và các chúng sanh.

Từ mê vọng mà có năng sở đối đãi, rồi không dừng ngang đó mà tiếp tục dựng lập ra thế giới và chúng sanh. Đó là nói tổng quát. Bây giờ nói riêng về chúng sanh.

Bởi mê không biết viên minh ban đầu, từ đó sanh ra hư dối, tánh hư dối đó không có tự thể, không có chỗ nương tựa. Lại muốn trở về chân, cái muốn chân đó đã chẳng thật là tánh chân như.

Bởi mê nên có năng sở, thuộc niệm đối đãi. Năng sở đối đãi từ vọng mà ra. Nếu trên vọng lại muốn thành chân thì không bao giờ được. Cho nên nói không phải thật là tánh chân như. Phải bỏ hết những hư dối thì mới phát hiện cái thật được. Vì vậy trên hư dối mà muốn tìm tánh chân như, muốn trở lại cái thật thì không thể được.

Có nhiều người tu sai lầm, ứng dụng tu thiền kiểu tu tiên, tức dùng lối luyện tinh hóa khí, luyện khí hóa thần trong người mình, cho rằng làm vậy để trở về chân. Thân này đã giả dối, mà ngay nơi thân giả dối muốn trở thành chân thì không bao giờ được. Bởi vậy nếu cho rằng luyện được kim đơn cải lão hoàn đồng, tức già biến thành trẻ, rồi thành tiên sống lâu không chết, thì thử đi hết các núi tìm kiếm xem có ông tiên nào hay không?

Cho nên biết giả rồi đừng theo giả thì ngay đó là thật, trong cái giả mà muốn cầu chân thật thì không thể được. Đó là gốc sai lầm, nhiều người ưa mắc phải.

Không phải chân mà lại cầu chân thì rõ ràng thành chẳng phải tướng. Chẳng phải sanh, chẳng phải trụ, chẳng phải tâm, chẳng phải pháp mà xoay vần phát sanh. Do sức sanh mà phát minh, huân tập thành nghiệp. Đồng nghiệp thì cảm ứng nhau, nhân có nghiệp cảm nên diệt nhau sanh nhau. Do đó nên có chúng sanh điên đảo.

Tất cả những thứ sanh từ hư vọng nên nó không phải là sanh, không phải là trụ, không phải tâm, không phải pháp, mà tất cả lần lượt chuyển biến xoay vần với nhau rồi phát sanh. Do sức sanh đó mà có nghiệp, có đầy đủ thế giới và chúng sanh, có sanh có tử đủ các thứ.

2. Thế giới điên đảo

Phần này có những điều lý thú, chúng ta nghiền ngẫm sẽ thấy.

Này A-nan, thế nào gọi là thế giới điên đảo?

Bởi có năng hữu, sở hữu này nên vọng chia thành từng phần từng đoạn, nhân đây mà lập ra giới (không gian). Chẳng phải năng nhân, sở nhân, không có năng trụ, sở trụ, dời đổi không ngừng, nhân đây mà thành ra thế (thời gian). Ba đời bốn phương hòa hợp lẫn nhau, chúng sanh biến hóa thành ra mười hai loại.

Giới là ranh giới, giới hạn. Còn thế là dòng thời gian, liên tục liên miên đổi dời. Thời gian thì có quá khứ hiện tại vị lai, thành ra ba đời. Không gian thì có đông tây nam bắc gọi là bốn phương. Rồi phương đông cũng có quá khứ, hiện tại, vị lai; phương tây cũng có quá khứ, hiện tại, vị lai; mỗi phương đều mang đủ ba đời trong đó. Vì vậy mà bốn phương, ba đời nhân nhau thành con số mười hai. Từ đó biến hóa ra mười hai loài chúng sanh. Đó là điểm đặc biệt thứ nhất.

Đến điểm đặc biệt thứ hai:

Thế nên thế giới nhân động mà có tiếng, nhân tiếng mà có sắc, nhân sắc mà có hương, nhân hương có xúc, nhân xúc có vị, nhân vị mà biết pháp.

Tương lai, khi khoa học phát minh thì chưa biết sao, nhưng đối với đạo mà có cái nhìn như thế thì rất lý thú, rõ ràng. Thế giới là di chuyển, biến động không dừng, từ động phát ra tiếng. Cũng như cái lưỡi của chúng ta, hơi gió và dây thanh âm tác động lẫn nhau mà phát ra tiếng. Nhân tiếng có sắc, do âm thanh có các rung động tạo thành những hình sắc, nên người ta mới có thể ghi âm được.

Nhân sắc mà có hương, mùi thơm hoặc mùi hôi. Tấm vách tường có mùi của vách tường, biển có mùi của biển, đồng ruộng có mùi của đồng ruộng, cái gì có tướng là có mùi. Bởi có mùi nên xúc chạm với mũi mình mới ngửi được, đó là nhân mùi mà có xúc chạm. Nhân xúc chạm nên có vị, cái gì để vô lưỡi, chạm tới lưỡi thì mới biết ngon biết dở. Nhân vị mà có biết pháp, là biết tất cả pháp trần.

Sáu thứ vọng tưởng rối loạn biến thành nghiệp tánh, phân chia ra mười hai phần, do đây mà luân chuyển. Thế nên trong thế gian, thanh hương vị xúc... biến hoá tột cùng mười hai lần thành một vòng quay trở lại.

Điều này nghiệm lại quá hay. Từ con số mười hai của thời gian và không gian mà sanh ra mười hai loài chúng sanh. Rồi lại có ngoài thì sáu trần, trong thì sáu căn, căn trần tiếp xúc nhau thành mười hai nhập, thành ra con số mười hai đó gồm cả nơi con người. Cứ một vòng mười hai là một vòng biến hóa, cho nên lịch Tàu chia thành mười hai con giáp: tý, sửu, dần, mẹo... Hết mười hai con giáp là giáp một vòng.

Một ngày gồm mười hai giờ của sáng và mười hai giờ của tối, Phật nói mười hai nhân duyên: mười hai nhân duyên về lưu chuyển, mười hai nhân duyên về hoàn diệt, bên lưu chuyển giống như phần tối, hoàn diệt giống như phần sáng. Do con số mười hai mà có luân chuyển, nay muốn dứt luân chuyển thì cũng phải dùng số mười hai để đảo ngược vòng luân chuyển, đó là điều lý thú mà nghiên cứu kỹ chúng ta thấy có chỗ đặc biệt rất hợp lý. Mười hai nhân duyên là một pháp riêng, còn chung toàn bộ kinh Phật là mười hai bộ kinh.

3. Mười hai loài chúng sanh

Dựa trên những tướng điên đảo xoay vần đó nên trong thế giới có các loài sanh bằng trứng, sanh bằng thai, sanh từ nơi ẩm ướt, sanh do biến hóa, có sắc, không sắc, có tưởng, không tưởng, hoặc chẳng phải không tưởng.

Điều kỳ đặc ở chỗ này là khi đức Phật nói những thứ điên đảo đó, chúng ta thấy hơi quá tầm hiểu của mình, nhưng từ từ suy luận mới thấy rất hợp lý. Chúng sanh điên đảo, thế giới cũng điên đảo, cả hai đều từ nhân điên đảo mà thành, không có lẽ thật.

Con người chúng ta sống sáu bảy mươi năm tưởng là dài, là thật, nhưng có dài, có thật gì đâu! Cũng như con gà con vịt sống một hai năm nó cũng thấy dài, cũng tự mãn; hoặc con chó con mèo sống bảy tám năm hoặc hơn mười năm nó cũng thấy dài. Con người sống lâu hơn loài vật, nhưng nếu sánh với cõi trời thì chẳng có bao lâu. Theo trong kinh A-hàm nói, chư thiên ở cõi trời Đao-lợi sống một ngàn tuổi trời, chư thiên cõi trời Dạ-ma sống hai ngàn tuổi trời, chư thiên cõi trời Đâu-suất sống bốn ngàn tuổi trời... so ra thì đời sống con người thật là ngắn ngủi, giống như mấy con phù du, mới thấy đó rồi mất. Như vậy rõ ràng chúng sanh điên đảo, không có cái gì là thật mà mình tưởng thật.

Lại nữa, tuổi thọ của thế giới rất ngắn mà chúng ta tưởng là dài, trong khi các vị sanh ở cõi trời Phạm thiên thấy rõ thế giới này thành trụ hoại không. Trong kinh diễn tả khi thế giới hoại, hỏa tai đốt cháy như cái tim đèn lụn, cuối cùng chỉ còn như muội đèn, gặp cơn gió mạnh thổi đến là nát thành tro vụn bay tứ tán.

Chúng ta nghe khó tin, nhưng thật ra ở độ sâu trong lòng đất, nơi có nhiều khoáng chất, chứa một chất có nhiệt độ rất cao như lò thép nóng chảy là dung nham, chỉ cần một chấn động mạnh, nơi nào vỏ trái đất bị đứt gãy là có thể phừng cháy lên. Trái đất đang quay trong hư không, nếu khi phát bùng cháy, cho đến cháy rụi, gặp gió mạnh thổi bay tan, lại trở về bụi như tim đèn lụn vậy. Sau đó, có duyên chỗ nào thì bụi tụ trở lại, tiếp tục thành, trụ, hoại, không... Con người cũng vậy, sanh rồi chết, chết rồi hoại, rồi theo duyên sanh trở lại nữa. Cứ thế lẩn quẩn trong vòng luân hồi không ra khỏi.

Như vậy thế giới không thật, chúng sanh không thật, mà chúng ta cứ tưởng thật, rồi giành nhau từng miếng ăn, từng tấc đất. Cuối cùng ai cũng chết, không có gì là mình, nên Phật gọi là điên đảo.

A-nan, do nhân thế giới hư vọng luân hồi điên đảo về động, hòa hợp với khí mà thành tám muôn bốn ngàn loạn tưởng bay lặn. Thế nên mới có mầm trứng Yết-la-lam lưu chuyển trong cõi nước, thành các loại cá, chim, rùa, rắn đầy dẫy.

Các loại này gốc từ vọng động điên đảo mà ra. Yết-la-lam (Kalala) còn gọi là phôi, trạng thái của thai trong bảy ngày đầu, như váng sữa, là nơi nương gá đầu tiên của thức.

Do nhân thế giới tạp nhiễm luân hồi điên đảo về dục, hòa hợp với tư (thấm ướt) mà thành tám muôn bốn ngàn loạn tưởng đi ngang và đi đứng thẳng. Như thế nên có bào thai Át-bồ-đàm lưu chuyển trong cõi nước, gồm các loài người, thú, rồng, tiên đầy dẫy.

Át-bồ-đàm (Arbuda) là trạng thái trong giai đoạn hai của thai, dần dần đông lại như sữa đặc nên gọi là bào hay thủy bào (bọt nước).

Do nhân thế giới chấp trước luân hồi điên đảo tìm đến, hòa hợp với sức nóng ấm thành ra tám muôn bốn ngàn loạn tưởng nghiêng ngửa. Như thế nên có tướng tế-thi thấp sanh lưu chuyển trong cõi nước, gồm các loài ngọ ngoạy, lúc nhúc đầy dẫy.

Tế thi là mầm mềm nhũn. Thường các loài trùng, sâu cho tới các loài ở dưới đất, những con sên... đều từ cái mầm mềm nhũn mà thành.

Do nhân thế giới biến đổi luân hồi điên đảo hư giả, hòa hợp với xúc mà thành tám muôn bốn ngàn loạn tưởng mới cũ. Như thế nên có tướng Yết-nam hóa sanh lưu chuyển trong cõi nước, gồm các loài lột vỏ, bay đi đầy dẫy.

Yết-nam (Ghana) có nghĩa thịt cứng chắc.

Chuyển thoát chỉ cho các loài lột vỏ như con ve, con sâu thành bướm…

Do nhân thế giới lưu ngại luân hồi điên đảo vì chướng, hòa hợp với chấp trước thành ra tám muôn bốn ngàn loạn tưởng tinh diệu. Như thế nên có Yết-nam sắc tướng lưu chuyển trong cõi nước, gồm các loài lưu cữu, tinh minh đầy dẫy.

Hưu là điều lành, cữu là điều xấu, là những loài báo tin lành, báo tin dữ, những loài yêu mỵ, quỷ thần nói chuyện kiết hung... trên thế giới.

Do nhân thế giới tiêu tán luân hồi điên đảo vì hoặc, hòa hợp với tối mà thành tám muôn bốn ngàn loạn tưởng thầm ẩn. Như thế nên có Yết-nam vô sắc, lưu chuyển trong cõi nước, thành ra các loài không tán, tiêu trầm đầy dẫy.

Không tán là tan ở trong hư không, tiêu trầm là chìm ở dưới nước, là những loài nương dựa vào hư không hoặc dựa vào nước.

Do nhân thế giới võng tượng luân hồi điên đảo về bóng ảnh, hòa hợp với nhớ mà thành tám vạn bốn ngàn loạn tưởng tiềm kết (thầm cột trói). Như thế nên có Yết-nam hữu tướng lưu chuyển trong cõi nước, như các loại quỷ thần, tinh linh đầy dẫy.

Các loài quỷ thần sở dĩ có là do tưởng, mà tưởng là từ hình bóng mà ra chứ không có chất thật, cho nên họ không có hình tướng, chỉ là cái bóng thôi. Nên nói do có sự cấu kết tiềm ẩn mà thành ra có các loài quỷ thần.

Do nhân thế giới ngu độn luân hồi điên đảo về si, hòa hợp với ngoan không, thành ra tám muôn bốn ngàn loạn tưởng khô cảo. Như thế nên có Yết-nam vô tưởng lưu chuyển trong cõi nước, tinh thần hóa làm các loại đất, cây, vàng, đá đầy dẫy.

Bởi vậy có những cây lớn người ta nói là thành tinh, hoặc những cụ đá ngoài ruộng trơn trơn láng láng được gọi là ông tà. Vàng chôn không ai lấy, lâu ngày cũng có quỷ thần ở trong... Đó là chỉ cho những loại này, thường dựa vào cây, đá, vàng và nhiều thứ khác.

Do nhân thế giới tương đãi luân hồi điên đảo về ngụy, nên hòa hợp với nhiễm thành ra tám muôn bốn ngàn loạn tưởng nương gá. Như thế nên có Yết-nam chẳng có sắc tướng thành có sắc lưu chuyển trong cõi nước, như thủy mẫu v.v... lấy con tôm làm mắt, các loài ấy đầy dẫy.

Đây chỉ cho những loài sống mà không tự hoạt động được, phải nương dựa một loài khác mới sống được.

Do nhân thế giới tương dẫn luân hồi điên đảo về tánh, hòa hợp với chú thành tám muôn bốn ngàn loạn tưởng hô triệu. Do đây nên có Yết-nam chẳng phải vô sắc mà vô sắc lưu chuyển trong cõi nước, các loại bùa, chú, ếm đối sanh đầy dẫy.

Đây chỉ cho những loại bùa chú ếm đối, sai khiến ma quỷ phá người.

Do nhân thế giới hợp vọng luân hồi điên đảo về võng, hòa hợp với khác mà thành tám muôn bốn ngàn loạn tưởng hồi hỗ. Như thế nên có Yết-nam chẳng có tưởng thành có tưởng lưu chuyển trong cõi nước, như tò vò mượn chất khác mà thành thân, các loài ấy đầy dẫy. 

Con bồ lô là tò vò. Sách xưa chú thích, con tò vò đi bắt sâu xanh bỏ vào trong tổ nó, rồi tâm niệm đây là con mình. Bảy ngày sau, nhân sức chú nguyện của bồ lô mẹ, sâu biến thành bồ lô con cũng gọi là tò vò. Nói như vậy không hợp lý, không đúng tinh thần khoa học. Vì các loài tò vò thuộc loài ký sinh, chúng bắt con mồi, dùng ống đẻ trứng trực tiếp vào cơ thể con mồi, khi trứng nở ra con, có sẵn thức ăn để nuôi lớn. Người xưa quan sát không kỹ, nên cho rằng tò vò đưa sâu về để biến thành con của nó. Đây dùng ví dụ này để chỉ cho những loài mượn chất loài khác để nuôi thành hình.

Do nhân thế giới oán hại luân hồi điên đảo về sát, hòa hợp với quái thành ra tám muôn bốn ngàn loạn tưởng ăn thịt cha mẹ. Như thế nên có Yết-nam chẳng phải vô tưởng mà vô tưởng lưu chuyển trong cõi nước, như loài thổ kiêu... ấp cục đất thành con và chim phá kính ấp trái cây độc thành con, khi con đã lớn thì cha mẹ đều bị nó ăn thịt, các loài ấy đầy dẫy. 

Ở đây nói đến loài thổ kiêu ôm cục đất ấp nở ra con, loài chim phá kính ấp trái cây độc thành con, không biết là thật hay hư.

Đây gọi là mười hai loài chúng sanh.

Mười hai loài chúng sanh: noãn sanh, thai sanh, thấp sanh, hóa sanh, hữu sắc, vô sắc, hữu tưởng, vô tưởng, phi hữu sắc, phi vô sắc, phi hữu tưởng, phi vô tưởng. Phật kể rõ từng loài mà hiểu biết của chúng ta có giới hạn, nên có những loài mình cũng chưa biết.

Như trên đã giải thích lý do nào mà có mười hai loại chúng sanh, tóm lại đều gốc từ điên đảo mà sanh chứ không có thật.

II. BA THỨ LỚP

A-nan, như thế trong mỗi mỗi loài chúng sanh cũng đều có đủ mười hai thứ điên đảo, giống như dụi mắt thấy hoa đốm lăng xăng phát sanh.

Chúng sanh trong mười hai loài đó, mỗi loài cũng có đủ mười hai nhân duyên điên đảo. Chúng ta hiện đang có mặt mà nói như hoa đốm lăng xăng trong hư không, chịu không? Khi trời nắng, mắt ngứa, lấy tay dụi mắt, nhìn ra ngoài trời liền thấy hoa đốm chớp chớp trong hư không. Hoa đốm đó không có một chút căn cứ nào, thấy rồi mất. Phật nói sự có mặt của chúng sanh và thế giới cũng giống như hoa đốm trong hư không, không có thật. Vậy mà chúng ta thấy hết sức quan trọng.

Trong mỗi con người luôn có mâu thuẫn về thân và mâu thuẫn về tâm. Tứ đại nơi thân thường mâu thuẫn nhau: gió không ưa đất, nước không ưa lửa... Gió vào nhiều quá thì đất rối loạn, đau nhức; còn lỗ mũi đang thở thì khịt mà bất thần cái gì ngăn trở thì thở không ra hơi. Thân người khi nóng khi lạnh, nóng là lửa, lạnh là nước, nóng nhiều cũng không được mà lạnh nhiều cũng không xong. Cho nên chúng ta luôn phải điều hòa, thân mới tạm thời an ổn.

Tâm cũng vậy, có tâm hiền, có tâm dữ. Khi tỉnh thì thấy tâm hiền hòa, khi có ai chọc tức thì hung dữ nổi lên, làm ma làm quái một hồi, rồi bị tâm hiền lành quở rầy: Tại sao mình nói bậy, tại sao làm bậy!... Hiền và dữ cứ mâu thuẫn với nhau, ray rứt hoài. Do đó cuộc sống là một trường mâu thuẫn, không có gì an ổn, không tồn tại lâu bền, chỉ có bại hoại sớm hay muộn thôi.

Thế giới cũng vậy, sẵn có những mâu thuẫn của nó, là cái cớ để bại hoại. Trong trái đất này sẵn chứa lửa, chứa nước, chứa dầu... là cái kho để tự hoại. Do tập nghiệp mê lầm, chúng ta tưởng thế giới bền vững, đời người dài lâu, chứ thật ra trái đất quay vù vù có dừng bao giờ, chỉ cần trong lòng trái đất có chút bất ổn là bùng cháy tan tành, có gì thật đâu!

Vậy mà con người có mặt ở đây giành nhau từng tấc đất. Khi mê lầm thấy cái gì cũng thật, mình thật cảnh thật. Với con mắt của Phật thì thấy chúng sanh, thế giới chỉ từ hư vọng mà ra. Nếu chúng ta thoát khỏi hư vọng, sống với cái chân thật mới là miên viễn bất sanh bất diệt. Còn mọi thứ trong thế gian này toàn là sanh diệt, đối đãi, kiếm một chỗ gọi là an lạc trong cuộc đời không thể có. Đức Phật thấy được lẽ thật này, nên mới thương chúng sanh sao quá ngu mê! Sống trong nhà lửa mà cứ lo đấm đá tranh giành nhau. Đây gọi là điên đảo mà không tự thấy biết. Thế gian như hoa đốm mà tưởng là chắc thật.

Hoa đốm chỉ có khi mình dụi con mắt. Cũng vậy, mười hai loài chúng sanh, hay thế giới và chúng sanh điên đảo cũng từ mê lầm, giống như dụi mắt. Nếu chúng ta tỉnh giống như con mắt khi còn trong sáng thì không thấy có hoa đốm. Vậy nên khi mê thì thấy có mình, người, thế giới, chúng sanh đầy đủ, ngộ rồi thì thấy không có gì, nên trở về được cái chân thật.

Chân tâm thanh tịnh tròn sáng nhiệm mầu, bởi điên đảo nên có đầy đủ các loạn tưởng hư vọng như thế.

Chân tâm thanh tịnh sáng suốt sẵn có đầy khắp mà không nhận, lại dấy khởi vọng nên có thế giới, chúng sanh. Như vậy thế giới chúng sanh này chỉ là hư vọng chứ không có thật.

Nay ông tu chứng chánh định của Phật, đối với loạn tưởng vốn là cội gốc điên đảo, nên lập ra ba thứ lớp thì mới trừ diệt được. Như trong bình sạch muốn trừ bỏ mật độc phải dùng nước nóng cùng với tro và nước thơm để tẩy rửa bình ấy, sau mới dựng được nước cam lồ.

Cái bình lỡ đựng mật độc, nay trút hết mật ra bình vẫn chưa sạch. Muốn bình sạch để chứa được nước cam lồ, phải qua ba giai đoạn:

- Giai đoạn một: súc bằng nước sôi.

- Giai đoạn hai: tẩy rửa bằng xà bông.

- Giai đoạn ba: súc bằng nước thơm.

Đó gọi là ba phương tiện thứ lớp để trừ khử độc chất đã tích lũy nhiều đời. Nước cam lồ dụ cho Vô thượng Bồ-đề. Nếu muốn vào chánh định mà không tẩy rửa cội gốc các duyên điên đảo thì làm sao vào được.

Thế nào gọi là ba thứ lớp? Một là tu tập trừ bỏ trợ nhân kia. Hai là chân tu để cắt dẹp chánh tánh kia. Ba là tăng tấn để trái với hiện nghiệp kia.

1. Trợ nhân

Thế nào là trợ nhân?

Trợ nhân là cái phụ, không phải là chủ, không quan trọng lắm nhưng cũng cần thiết.

Này A-nan, mười hai loài chúng sanh trong thế giới như thế, không thể tự sống được mà phải nương bốn cách ăn để tồn tại. Đó là đoạn thực, xúc thực, tư thực, thức thực. Thế nên Phật nói tất cả chúng sanh đều nương nơi ăn mà sống còn.

Đoạn thực: cũng gọi là đoàn thực, là ăn từng phần, từng miếng. Ở Ấn Độ, người ta thường ăn bằng nắm, bằng vốc, ăn từng phần bằng miệng, còn mũi ngửi hương khí và thức uống.

Xúc thực: từ sự cảm xúc vui vẻ nuôi lớn thân.

Tư thực: cũng gọi ý niệm thực, từ ý niệm hy vọng nuôi lớn mạng sống.

Thức thực: các chúng sanh cõi Vô sắc và địa ngục lấy thức làm thức ăn, dùng thức thứ tám để duy trì thân mạng hữu tình.

Này A-nan, tất cả chúng sanh ăn những thứ tốt lành nên sống, ăn những thứ độc thì chết. Các chúng sanh ấy cầu chánh định phải bỏ năm thứ rau cay ở thế  gian. Năm thứ rau cay đó nếu ăn chín thì phát dâm, ăn sống thì tăng nóng giận.

Năm thứ rau cay là hành, hẹ, tỏi, nén và hưng cừ.

Như thế người ăn năm thứ rau cay ở thế giới này, dù giảng nói được mười hai bộ kinh, Tiên thiên (chỉ cho Phật, Bồ-tát, thánh hiền) trong mười phương không ưa mùi hôi đó, nên đều tránh xa. Còn các loài quỷ đói v.v... nhân lúc người kia ăn những thứ ấy, đến liếm môi mép người đó. Người ấy thường cùng ở với quỷ, phước đức ngày càng tiêu mòn, lâu dần không có lợi ích.

Người ăn rau cay ấy tu chánh định, Bồ-tát, Thiên tiên, thiện thần mười phương đều không đến bảo vệ cho họ. Đại lực quỷ vương được cơ hội ấy, hiện làm thân Phật đến nói pháp cho người đó nghe, chê bai các giới cấm, khen ngợi dâm, giận, si. Người ấy mạng chung tự làm quyến thuộc của ma vương. Hưởng phước của ma hết rồi, phải đọa địa ngục Vô gián.

Này A-nan, người tu đạo Bồ-đề phải bỏ hẳn năm thứ rau cay. Đây gọi là thứ lớp tu hành tăng tiến thứ nhất vậy.

Năm thứ rau cay này có tính kích thích, người tu ăn không tốt, nhưng ở đây hơi nghiêng về sự trợ giúp của các vị Bồ-tát, thiện thần. Người ăn các thứ đó bị hôi hám nên các ngài không đến trợ giúp. Bởi vậy nên đây mới nói là trợ nhân, là nhân bên ngoài giúp. Chúng ta phải tránh nhân xấu bên ngoài, đừng để cho quỷ thần tới gần thì thiện thần hộ pháp mới đến ủng hộ mình, giúp cho trên đường tu không có chướng ngại. Ngược lại nếu dùng năm thứ rau cay này thì thiện thần hộ pháp tránh xa, còn ma quỷ lại đến gần.

Đó là trợ duyên thứ nhất để mình tu hành tăng tiến. Điều này bỏ không khó, nhưng nhiều người cũng không chịu bỏ. Phật chỉ cho người tu hành biết được đó là duyên không tốt, thấy không có lợi nên bỏ bớt cũng không thiệt thòi gì.

2. Chánh tánh

Thế nào là chánh tánh?

Này A-nan, chúng sanh vào chánh định như thế, trước cần phải nghiêm trì giới luật cho thanh tịnh, đoạn hẳn lòng dâm, không ăn thịt uống rượu, dùng thức ăn nấu chín, không ăn đồ sống. Này A-nan, người tu hành này nếu không đoạn dâm và sát sanh mà muốn ra khỏi ba cõi thì không có lẽ ấy.

Muốn thoát ly tam giới, được giải thoát hoàn toàn thì trước hết phải giữ giới thanh tịnh, đoạn dứt lòng dâm. Đây nói về tâm chứ không phải nói thân. Thân là đứng về giới luật của Thanh văn, còn giới luật của Bồ-tát nói về tâm. Dứt trừ tâm dâm rồi, còn phải thêm không ăn thịt, không uống rượu và không ăn đồ sống.

Phải quán dâm dục giống như rắn độc, như thấy giặc thù.

Chúng ta phải dùng trí tuệ quán chiếu tham dâm là rắn độc, nó giết hại mình chứ không đem lại an ổn. Nó là kẻ thù địch, giặc cướp làm hại, phá phách tan hoang sự nghiệp tu hành của mình. Luôn luôn phải quán chiếu như vậy.

Trước giữ giới Tứ khí Bát khí của Thanh văn, giữ thân không động. Sau hành luật nghi thanh tịnh của Bồ-tát, giữ tâm không dấy khởi.

Giới Thanh văn, Tứ khí là bốn giới Ba-la-di của Tỳ-kheo, Bát khí là tám giới Ba-la-di của Tỳ-kheo-ni. Vì tinh thần của giới Thanh văn là giữ cho thân không phạm, còn giới Bồ-tát thì giữ tâm không khởi. Nên trước lấy gốc của giới Thanh văn mà giữ thân không động, sau giữ tâm không khởi. Giới Thanh văn nặng về thân. Bên Thanh văn, dù tâm có dấy khởi mà thân không phạm, cũng chưa gọi là phạm giới. Còn bên Bồ-tát, tâm vừa dấy khởi là đã phạm giới. Cho nên giới Bồ-tát tế nhị hơn, đi sâu trong tâm niệm. Ở đây nặng về giới hạnh Bồ-tát.

Phật dạy trước giữ giới Thanh văn, sau phải giữ giới Bồ-tát để cho cả thân và tâm đều hoàn toàn thanh tịnh. Như vậy tu hành mới dễ thành tựu. Nếu thân thanh tịnh mà tâm vẫn còn nhiễm ô cũng chưa thể giải thoát được. Chúng ta mới thấy sự tu tế nhị chứ không phải tầm thường, không chỉ là những hình thức bên ngoài mà còn sâu trong tâm niệm.

Cấm giới được thành tựu thì ở thế gian hằng không bị nghiệp sanh sát lẫn nhau.

Nương cha mẹ mà sanh ra, sanh ra rồi thì giết hại các chúng sanh khác để ăn, gọi là sát. Nếu người nào giữ giới được thành tựu thì đối với thế gian này không còn nghiệp sanh sát nhau nữa, tức không còn phải đi trong sanh tử, sanh ra rồi chết đi, hay sanh ra rồi bị giết, lẩn quẩn mãi trong vòng luân hồi.

Không làm việc trộm cắp thì không mắc nợ lẫn nhau. Cũng ở thế gian này mà không phải trả nợ trước.

Nếu mình không có nợ trộm cắp thì sanh ra đời không bị đền lại nợ trước. Ngày nay chúng ta thường phải trả nợ trước là tại sao? Do vì trước kia mình ăn trộm ăn cắp của người, bằng cách này hay cách khác. Hoặc là trộm cắp trực tiếp, của người khác không cho mà mình lấy; hoặc là rủ người ta làm ăn rồi mình giật vốn của họ v.v... cũng là trộm cắp. Do vậy mà nợ nần vay trả với nhau.

Sỡ dĩ chúng ta còn tái sanh hoài là vị còn nợ nần nhau, phải gặp nhau để trả. Có khi làm con để trả, có khi làm cha mẹ để trả, hoặc làm những người thân như vợ chồng... để trả những nợ nần của đời trước. Vì vậy nên nói phải dứt trộm cắp thì mới được an ổn, mới khỏi trả lại nợ đời trước.

Như vậy từ giới dâm, sát, đạo cho tới vọng ngữ, là những giới căn bản giúp chúng ta thoát ly sanh tử. Người muốn tu hành thoát ly sanh tử mà không giữ những giới đó thì không bao giờ thoát ly được, vì mình có nợ, có cột trói, giải thoát sao được! Thế nên ở đây Phật chỉ cho thấy cụ thể, giới luật là nhân cắt đứt vòng sanh tử luân hồi.

Người thanh tịnh ấy tu chánh định thì ngay nơi thân thịt do cha mẹ sanh không cần thiên nhãn, tự nhiên xem thấy thế giới mười phương, thấy Phật, nghe pháp, chính mình vâng theo lời Phật dạy, được đại thần thông dạo đi thế giới mười phương, được túc mạng thanh tịnh không còn bị khó khăn hiểm trở. Ấy gọi là thứ lớp tu hành tăng tiến thứ hai.

Đức Phật luôn luôn đem giới định tuệ dạy cho người tu hành. Chính nhờ giới thanh tịnh nên tâm không xao xuyến, vì vậy mà tu thiền định mau được an định, nhờ an định nên được trí tuệ sáng suốt, gặp Phật, nghe pháp... Được tất cả diệu dụng, nhờ giới làm đầu.

3. Hiện nghiệp

Thế nào là hiện nghiệp?

Này A-nan, người giữ giới thanh tịnh như thế, tâm không tham dâm, đối với sáu trần bên ngoài không hay giong ruổi theo. Nhân không đuổi theo nên tự xoay trở về tánh bản nguyên.

Hiện nghiệp là nghiệp hiện tại, sỡ dĩ thành nghiệp là từ sáu căn chúng ta giong ruổi theo sáu trần. Ví dụ như có người đến trước mình kêu tên mắng chửi, nếu tai mình không chạy theo thanh trần thì họ có nói gì cũng không dính dáng. Nhưng nếu lắng nghe người ta chửi câu gì, nặng hay nhẹ, vừa đuổi theo nó thì nổi sân đùng đùng lên. Đối với con mắt cũng vậy, nếu thấy cảnh đẹp, sắc đẹp, chúng ta đừng đuổi theo thì tâm mình an ổn. Nếu đuổi theo liền khởi niệm thương ghét.

Như vậy thành nghiệp hiện tại này, tất cả là do sáu căn đuổi theo sáu trần, gọi là hiện nghiệp. Người nào sáu căn không chạy đuổi theo sáu trần là dừng được hiện nghiệp. Trọng tâm của sự tu là chặn bớt, không để sáu căn đuổi theo sáu trần. Nếu hiện nghiệp không tạo thì vị lai không còn nghiệp để tái sanh. Cho nên muốn chấm dứt tái sanh thì phải chặn đứng hiện nghiệp. Bởi vậy nên nói mắt thấy sắc như mù, tai nghe tiếng như điếc, đó là dừng hiện nghiệp.

Nếu chúng ta cứ đuổi theo sáu trần thì khởi tâm mê đắm, chìm theo thương ghét, còn không đuổi theo sáu trần tức trở về tánh bản nguyên của chính mình. Khi nghe thì trở lại tánh nghe, khi thấy trở về tánh thấy, tức trở về cội nguồn chân thật.

Trần đã chẳng duyên, căn không thể hợp, xoay trở về dòng toàn một thì sáu dụng không hiện hành, cõi nước mười phương thanh tịnh sáng rỡ, ví như trong ngọc lưu ly có treo mặt trăng sáng, thân tâm đều vui thích nhẹ nhàng diệu viên bình đẳng, được an ổn. Pháp mật viên thanh tịnh nhiệm mầu của tất cả Như Lai đều hiện trong ấy, người này liền được vô sanh pháp nhẫn.

Nếu không chạy đuổi theo sáu trần bên ngoài, các căn không còn hợp trần nữa, tức ngược dòng xoay trở về gốc, về chỗ toàn một. Trở về một tinh minh đó rồi thì sáu dụng của nó không còn bị dính khắn, bị dính riêng mà chỉ một thể chung, gọi là lục căn hỗ dụng. Chứng rồi mới thấy tất cả cõi nước mười phương đều thanh tịnh sáng rỡ. Như vậy, ai tu tới đó sẽ thấy chỗ đặc biệt. Còn bây giờ chúng ta thấy cái này tốt cái kia xấu, cái nọ dơ bẩn v.v... là vì tâm mình chưa về được dòng.

Như ngọc lưu ly treo trăng sáng, dụ này chúng ta nghe hơi khó hiểu, như bây giờ chúng ta để một bóng đèn trong món đồ lớn bằng lưu ly, khi mở điện thì thấy sáng rỡ. Người tu tới đây chẳng những cảnh ngoài mà cả thân và tâm đều sáng rỡ không còn tối tăm, nên nói thân tâm đều vui thích, được diệu viên bình đẳng, là chỗ đại an ổn. Tất cả sự nhiệm mầu sâu kín của Phật đều hiện trong tâm thanh tịnh ấy.

Từ đó dần dần tu tập, tùy các hạnh phát ra mà an lập thánh vị. Đó gọi là thứ lớp tu hành tăng tiến thứ ba.

Ba thứ lớp tu hành ở đây hết sức đơn giản:

- Thứ lớp thứ nhất là trợ duyên hay trợ nhân, là đừng ăn những thứ rau cay có mùi hôi, làm chướng ngại cho mình và những vị ủng hộ mình sẽ tránh xa. Đó là trợ duyên bên ngoài.

- Thứ lớp thứ hai là chánh tánh, nghĩa là ngay bản thân mình phải giữ giới. Chỉ bốn giới mà ở đây nói đơn giản còn có ba là dâm, sát, đạo. Giữ giới không chỉ hình thức bên ngoài mà kể cả trong tâm nữa. Những giới này chúng ta giữ đủ thì những chi tiết khác, mấy trăm giới nữa của người xuất gia cũng đều nằm trong bốn giới này. Các giới nhỏ tế nhị hơn, giúp giảm bớt lòng tham, như không được chứa nhiều y, bình bát chưa hư không được đổi... tuy cũng từ gốc tham, nhưng thuộc chi tiết ở bên ngoài.

Ở đây, Phật dạy thẳng vào trong. Nếu thân tâm chúng ta thanh tịnh thì những giới nhỏ như không được nhìn người nữ, không được đi chung với người nữ... sẽ không thành vấn đề. Đó chỉ là phần phụ bên ngoài, còn phần chính là thân và tâm đừng phạm. Do vì nhiều khi thân tuy có giữ giới mà tâm chưa giữ được, nên Phật dạy tế nhị hơn để tránh những duyên nhỏ.

Giữ thân là giới của Thanh văn, giữ tâm là giới của Bồ-tát. Thân tâm đều thanh tịnh, đó là gốc ra khỏi luân hồi. Có giới đức như vậy, thêm tu thiền định nữa, nhờ đó dễ thấy được đạo.

- Thứ lớp thứ ba là phải chuyển hiện nghiệp của mình. Đó là sáu căn đừng dính mắc sáu trần. Nếu sáu căn không đuổi theo sáu trần, đó là dứt duyên hiện tại, biết xoay về chỗ chân thật tức trở về nguồn. Một khi trở về nguồn gốc được viên mãn rồi thì sáu căn hỗ dụng, không còn dính khắn nữa, lúc đó mới bước vào vị thánh.

Như vậy đường lối tu hành thứ lớp chia chẻ quá rõ, để chúng ta biết đâu là chánh đâu là trợ duyên, không có lầm lẫn.

III. AN LẬP CÁC THÁNH VỊ

Đến đây là phần đi vào các bậc Hiền Thánh. Sau khi thấy đường hướng tu hành thứ lớp rành rẽ rồi, tiến lên các bậc hiền thánh. Vị đầu tiên của các bậc hiền thánh là Càn huệ địa, tức là trí tuệ khô. Hãy thử nghiền ngẫm kỹ xem mình vào vị này có nổi hay không.

1. Càn huệ địa

Này A-nan, người thiện nam ấy ái dục đã khô khao, căn cảnh không còn phối hợp, cái thân tàn hiện tiền không còn tiếp tục sanh trở lại.

Người này ái dục đã khô, các căn không còn đối tiếp với sáu trần nữa, chỉ cái thân tàn hiện tại này là thân cuối cùng. Gọi là thân tàn, nghĩa là xem như đồ bỏ, không quan trọng gì, khi mất đi thì không tiếp tục sanh trở lại.

Giữ tâm rỗng sáng, thuần là trí tuệ. Tánh tuệ tròn sáng, sáng ngời khắp các cõi nước mười phương. Bởi chỉ có trí tuệ khô kia, nên gọi là Càn huệ địa.

Sao gọi là trí tuệ khô? Bởi vì dục ái đã khô cạn, chỉ còn thuần là trí tuệ. Khô là khô dục ái, chứ không phải khô trí tuệ. Chúng ta bước vào đó được chưa? Đây chưa vào Thập tín, Thập trụ... chỉ mới bước đầu là Càn huệ địa mà mình thấy còn xa lắm. Nếu người tu không biết đầu đuôi gốc ngọn, mới tu được một chút hoặc thoáng thấy cái gì đó, đã tưởng mình đắc đạo thành thánh, đó là lầm lẫn lớn.

2. Thập tín

Tập khí ái dục mới khô cạn, nhưng chưa được tiếp nhận dòng nước pháp của Như Lai, liền dùng tâm này đi thẳng vào trong dòng.

Trúng trung lưu nhập: trung là giữa, đi thẳng ngay chính giữa gọi là trúng. Như người ta bắn bia, vẽ cái vòng, bắn trúng ngay giữa vòng đó mới là trúng đích. Ở đây có nghĩa là vào thẳng giữa dòng thánh. 

Tánh diệu tròn đầy bày hiện. Từ chân diệu viên lại phát ra chân diệu.

Hai lớp diệu: từ lớp diệu đầu gọi là chân diệu viên, lại phát ra chân diệu nữa.

Lòng tin nhiệm mầu thường còn, tất cả vọng tưởng diệt hết không còn sót, trung đạo thuần chân, gọi là Tín tâm trụ.

Đây là vị tín thứ nhất.

Lòng tin chân thật sáng tỏ, tất cả đều tròn đầy rỗng suốt. Ba thứ: ấm, xứ, giới không thể làm chướng ngại nữa. Như thế cho đến quá khứ vị lai trong vô số kiếp, khi bỏ thân thọ thân, tất cả tập khí đều hiện ở trước. Người thiện nam ấy đều có thể nhớ nghĩ được không quên mất gì, gọi là Niệm tâm trụ.

Ấm là thân ngũ ấm, xứ là thập nhị xứ, giới là thập bát giới. Khi lòng tín chân thật sáng tỏ thì ba thứ đó thảy đều không làm chướng ngại được nữa. Tu tới đây rồi thì tất cả nghiệp chướng muôn đời muôn kiếp sanh tử mình đều thấy rõ ràng. Đời trước mình làm gì, ăn trộm ăn cướp, đọa địa ngục, hoặc tu phước lành lên thiên đường đều nhớ hết, thấy rõ như ở trước mắt. Tới đó gọi là Niệm tâm trụ.

Tánh mầu tròn khắp thuần chân, chân tinh phát ra sự biến hóa, những tập khí từ vô thủy đều thông một tinh minh. Chỉ dùng tinh minh này tiến đến chân tịnh, gọi đó là Tinh tấn tâm.

Tất cả tập khí trước thông vào một tinh minh, không còn sáu hòa hợp nữa. Từ tinh minh đó tiến tới chỗ chân tịnh, gọi là Tinh tấn tâm.

Tâm tinh hiện tiền, thuần dùng trí tuệ gọi là Huệ tâm trụ.

Giữ gìn trí sáng trong lặng cùng khắp. Tánh lặng lẽ nhiệm mầu thường lắng đọng, gọi đó là Định tâm trụ.

Lặng lẽ là định, chiếu soi là tuệ. Lặng chiếu cùng khắp gọi là Định tâm trụ.

Ánh sáng định phát ra sáng rỡ, tánh sáng vào sâu, chỉ tiến không lùi, gọi là Bất thối tâm.

Tâm an nhiên tiến tới, gìn giữ không mất, giao tiếp với khí phần của Như Lai mười phương, gọi là Hộ pháp tâm.

Gìn giữ tánh giác minh, hay dùng sức mầu xoay về từ quang của Phật, hướng về Phật mà an trụ, cũng như hai cái gương, ánh sáng soi rọi nhau, trong đó những bóng nhiệm mầu lớp lớp đan xen nhau, gọi đó là Hồi hướng tâm.

Ánh sáng từ của Phật và ánh sáng của mình soi rọi với nhau, hai bên tiếp đối nhau, gọi là Hồi hướng tâm.

Tâm sáng thầm xoay về, được vô thượng diệu tịnh thường ngưng lặng của Phật, an trụ vô vi được không bỏ mất, gọi là Giới tâm trụ.

Trụ nơi giới được tự tại, hay dạo khắp mười phương, chỗ đi tùy theo nguyện, gọi đó là Nguyện tâm trụ.

Đó là Thập tín. Chúng ta cần phải nhớ để mai kia mình có đạt đến thì đây là bản đồ để dò, khỏi bị lầm lộn. Ví dụ từ Sài Gòn ra Huế, người ta chỉ mình đi tới tỉnh Phan Thiết, qua Phan Rang, rồi Nha Trang v.v... mỗi chỗ đều biết tên địa phương, thì khi đến nơi mình không nghi ngờ. Bằng không, tu mà không biết mình đang tới đâu, mới ở vị Tín tâm mà tưởng thành Phật rồi đó, đó là thứ lớp lộn lạo, tu mà không biết đầu đuôi gốc ngọn.

Bởi vậy chúng ta cần phải biết qua các vị để rõ khả năng tiến tu của mình tới đâu. Thời nay có nhiều người lạm xưng, vì họ không biết. Khi thấy ái dục khô, được trí tuệ sáng suốt, cho là mình không còn nhiễm gì nữa, tưởng vậy là thành Phật rồi, không biết rằng tới đó mới là Càn huệ địa thôi. Chúng ta phải biết qua các vị, để trong khi tu chính mình không nghi ngờ, hoặc khi nghe người khác trình bày, chúng ta cũng biết họ tới bậc nào. Nếu không biết gì, mình dễ phụ họa theo sự lầm lẫn của họ. Cho nên điều quan trọng là tuy mình tu chưa đến nhưng cần phải biết qua. Đó là nhu cầu thiết yếu của sự học.

Như vậy Thập tín gồm: Tín tâm trụ, Niệm tâm trụ, Tinh tấn tâm, Huệ tâm trụ, Định tâm trụ, Bất thối tâm, Hộ pháp tâm, Hồi hướng tâm, Giới tâm trụ và Nguyện tâm trụ.

Kế đến là Thập trụ. Từ Càn huệ địa, Thập tín và Thập trụ nghiêng về phần tự lợi nhiều hơn, qua đến Thập hạnh mới bắt đầu lợi tha.

3. Thập trụ

Này A-nan, người thiện nam ấy do phương tiện chân thật phát ra mười thứ tâm này. Do tâm tinh phát sáng, mười dụng xen lẫn nhau, viên thành một tâm, gọi là Phát tâm trụ.

Trong tâm phát sáng như lưu ly trong sạch, trong đó hiện ra vàng ròng. Do diệu tâm trước kia nên đi đến đâu thì thành địa vị, gọi là Trị địa trụ.

Trong tâm phát sáng như lưu ly trong sạch, tỷ dụ như cái ly trong trẻo để vàng ròng, thấy vàng hiện ra rõ ràng. Cũng vậy, do tâm phát sáng trong trẻo, nên đi đến đâu cũng đều thành địa vị, ngôi bậc, gọi đó là Trị tâm trụ.

Tâm địa biết khắp, đều được sáng rỡ, dạo đi mười phương được không trở ngại, gọi là Tu hành trụ.

Hạnh cùng Phật đồng, nhận khí phần của Phật, như thân trung ấm, tự tìm cha mẹ. Thầm tin và thầm thông vào hạt giống Như Lai, gọi đó là Sanh quý trụ.

Hạnh của mình và hạnh của Phật đồng nhau. Khi thân tiền ấm mất, tức thân này chết liền có thân trung ấm. Thân trung ấm luôn luôn đi tìm duyên cha mẹ để được sanh. Cũng vậy, tu tới đây thì nhận được khí phần của Phật nên luôn hướng về Phật, thầm tin và thầm thông vào hạt giống của Phật, gọi đó là Sanh quý trụ, tức là sanh chỗ tôn quý, sanh trong dòng giống Phật.

Đã vào trong thai đạo, tự thân nối dõi dòng giác, như thai đã thành tướng người không còn thiếu nữa, gọi là Phương tiện cụ túc trụ.

Vào trong thai đạo thường gọi là trưởng dưỡng thánh thai. Nối dõi dòng giác là dòng Phật.

Dung mạo như Phật, tâm tướng cũng đồng gọi là Chánh tâm trụ.

Tới đây dung mạo mình cũng giống Phật, tâm tướng cũng giống Phật. Thật ra, trên phần tự tu tự lực thì thấy như gần Phật, vào được dòng giác rồi, mình với Phật dường như không hai, vậy mà mới ở Thập trụ, bởi vì chưa có hạnh lợi tha, chỉ mới phần tự tu.

Thân tâm hợp thành, mỗi ngày càng tăng trưởng, gọi là Bất thối trụ.

Mười thân linh tướng đồng thời đầy đủ, gọi là Đồng chân trụ.

Lúc ấy cũng có cả mười thân, có tướng sáng. Đồng chân là đứa trẻ, là con của Phật.

Mười thân mà Phật có đủ là: 1- Bồ đề thân, 2- Nguyện thân, 3- Hóa thân, 4- Trụ trì thân, 5- Tướng hảo trang nghiêm thân, 6- Thế lực thân, 7- Như ý thân, 8- Phước đức thân, 9- Trí thân, 10- Pháp thân.

Hình đã thành ra khỏi thai, chính mình làm con của Phật, gọi là Pháp vương tử trụ.

Đây chỉ cho bào thai thánh. Đến đây thân thể đầy đủ ra khỏi thai, tức là tâm và hạnh đã tròn đủ rồi, cũng như người đã ra khỏi thai, nên gọi là Pháp vương tử trụ.

Thật là hổ thẹn! Chúng ta thường xưng mình là Phật tử, mà có xứng đáng là con của Phật chưa? Con của Phật thì phải vào bào thai Phật, tức là thai giác, rồi lớn lên đủ tay chân, mặt mày giống như Phật thì mới gọi là con Phật. Còn chúng ta giác được bao nhiêu? Vô bào thai được chưa, hay còn rơi rớt ở ngoài, vậy mà cũng vỗ ngực xưng tên đủ thứ!

Nghi biểu đã thành người lớn, như vị quốc vương đem những việc nước giao phó lại cho thái tử. Vị vua Sát-lợi kia, khi thái tử đã trưởng thành, liền bày ra lễ quán đảnh, gọi là Quán đảnh trụ.

Ví dụ này nói khi chúng ta đã thừa hưởng được sự nghiệp của Phật, thành Phật tử thật sự rồi, đức Phật ký thác những trách nhiệm cho chúng ta, cũng giống như vị thái tử con vua, khi đã lớn khôn được vua làm lễ quán đảnh để truyền trao quyền binh việc nước lại, nên gọi là Quán đảnh trụ.

Thập trụ gồm có: Phát tâm trụ, Trụ địa trụ, Tu hành trụ, Sanh quý trụ, Phương tiện cụ túc trụ, Chánh tâm trụ, Bất thối trụ, Đồng chân trụ, Pháp vương tử trụ, Quán đảnh trụ.

Bậc Thập tín thiên về phần tu của mình nhiều, từ sự trong sạch sáng suốt của tâm mình mà từ từ làm cho niềm tin vững vàng không thối chuyển. Còn Thập trụ là an trụ trong nhất tâm, trong pháp của Như Lai. Ban đầu như đứa con từ giai đoạn phôi thai, lần lần có hình tượng, cho đến khi ra khỏi lòng mẹ, làm người lớn, được trao hết sự nghiệp, tức nhận lấy quả thánh.

Như vậy, phần tự lợi tự giác tới đây cũng khá rồi, xứng đáng là con Phật, nên Phật ký thác về sau phải làm lợi ích cho chúng sanh. Từ Thập hạnh trở lên mang trách nhiệm làm lợi ích cho chúng sanh.

4. Thập hạnh

Này A-nan, người thiện nam ấy thành Phật tử rồi, đầy đủ vô lượng diệu đức của Như Lai, tùy thuận mười phương, gọi là Hoan hỷ hạnh.

Khéo hay làm lợi ích tất cả chúng sanh, gọi là Nhiêu ích hạnh.

Đến đây, vì phần tu của mình đã tạm ổn, nên lo làm lợi ích cho chúng sanh. Chính khi làm lợi ích cho chúng sanh đó là tu. Sự tu có hai: Một là yên lặng dẹp sạch phiền não, tâm được thanh tịnh, đó là tự tu. Phần tự tu thấy như khó nhưng mà dễ. Hai là sau khi mình thanh tịnh rồi, phải làm cho người khác cũng được thanh tịnh, được giác ngộ. Trong khi giúp cho người khác, có bao nhiêu chướng ngại khó khăn nếu mình vượt qua hết, chiến thắng hết không bị trở ngại, đó cũng là chỗ tu của mình.

Ví dụ khi ngồi tu một mình được an ổn, nghĩ ai chửi mình cũng không giận. Nhưng đến khi ra làm việc giúp cho người, bất thần họ chửi mình, lúc đó mình phát giận. Như vậy khi ngồi tu mình tưởng như không còn giận, đó là tưởng chứ chưa phải thật. Chính đích thân mình bị người ta chửi ngay mặt mà không giận, chừng đó mới là thật. Cho nên khi ra làm lợi ích cho người, chính lúc đó lại tu nhiều hơn, tích cực hơn chứ chẳng phải không tu. Đừng tưởng rằng lợi tha là cứ lo làm cho người ta, còn mình không có tu gì.

Ví dụ nếu tôi ở trong thất ngồi thiền, tu hành thật là khỏe, rất dễ. Bây giờ phải lo lắng, đối tiếp hơn cả trăm người, có khi họ vui có khi họ buồn, tài chánh có khi đủ để cho dùng có khi thiếu, đủ thứ chuyện. Những việc đó đến mà mình không sân, không thối tâm cũng không phải dễ. Vì vậy không phải chỉ ngồi yên một mình mới tu, chính khi làm cho người, lúc đó càng phải tu nhiều hơn.

Với Bồ-tát, phải tới Thập hạnh mới nói làm việc cho người, còn thời nay mình cũng hơi vượt bậc. Chưa xong việc mình, ái dục chưa khô cạn mà đã lo đi làm việc lợi tha, nhiều khi ái dục không khô luôn mà "tươi" lại, đó là điều rất đáng ngại. Mỗi người phải ráng cố gắng. Vừa làm lợi người vừa khô ái dục thì tốt, chứ để nó tươi thì không tốt. Chuyện làm của chúng ta khó hơn người xưa, vì các ngài đã đến chỗ an ổn rồi mới lo độ sanh, còn mình chưa an ổn mà sớm vội làm lợi người, đó cũng là điều trở ngại.

Tự giác giác tha được không chống trái, gọi là Vô sân hận hạnh.

Tới đây, tự mình giác ngộ và giác ngộ cho người đều không có điều gì trở ngại.

Từ chủng loại hiển bày các thứ khác, nơi mỗi tướng khác mỗi mỗi đều hiện đồng, gọi là Thiện hiện hạnh.

Tức là ở trong đồng hiện khác, trong các thứ khác hiện đồng, không chướng ngại nhau nên gọi là Thiện hiện hạnh.

Như thế cho đến mười phương hư không đầy khắp vi trần, trong mỗi mỗi vi trần hiện thành thế giới mười phương, hiện vi trần hiện thế giới không chướng ngại nhau, gọi là Vô trước hạnh.

Tại sao chúng ta thấy lớn thấy nhỏ, thấy không thấy sắc khác nhau? Là vì mình còn tâm chấp trước. Bởi còn tâm chấp trước nên thấy cái này khác với cái kia, cái kia trái với cái nọ. Nếu dẹp sạch tâm chấp trước thì thấy tất cả pháp lớn nhỏ đều không ngại nhau, trong hạt bụi có thể hiện thành thế giới, thế giới có thể biến thành hạt bụi, không hề chướng ngại. Vì vậy nên nói là Vô trước hạnh.

Các thứ hiện tiền đều là đệ nhất ba-la-mật, gọi là Tôn trọng hạnh.

Thấy tất cả trước mắt đều là ba-la-mật, đều là cứu cánh, không có gì khác nhau. Chính chỗ này tôi nhớ lại bài kệ của thiền sư Thiền Lão trả lời vua Lý Thái Tông.

Vua hỏi Sư: Hòa thượng trụ núi này đã được bao lâu? Sư đáp:

Đản tri kim nhật nguyệt,

Thùy thức cựu xuân thu.

Dịch:

Sống ngày nay biết ngày nay,

Còn xuân thu trước ai hay làm gì!

Câu đó nói lên ý nghĩa ba đời quá khứ hiện tại vị lai bình đẳng không khác, nên không còn vướng mắc nữa.

Vua hỏi: Hằng ngày Hòa thượng làm gì? Sư đáp:

Thúy trúc hoàng hoa phi ngoại cảnh,

Bạch vân minh nguyệt lộ toàn chân.

Dịch:

Trúc biết hoa vàng, đâu cảnh khác,

Trăng trong mây bạc hiện toàn chân.

Dầu cho trúc biếc hoa vàng, trăng hay mây, tất cả đều là toàn chân chứ không gì khác. Thiền sư nói thấy cái gì cũng là toàn chân, như kinh nói các cảnh hiện tiền đều là ba-la-mật, ba-la-mật tức là toàn chân.

Người xưa đã tu như vậy, thấy như vậy, bây giờ chúng ta nhìn cái gì cũng thấy khác, cây khác với cỏ, người khác với vật, mọi thứ đều sai biệt, nên mình chưa có ba-la-mật.

Viên dung như thế hay thành phép tắc của chư Phật mười phương, gọi là Thiện pháp hạnh.

Mỗi mỗi đều là nhất chân vô vi, vô lậu thanh tịnh, vì tánh vốn sẵn vậy, gọi là Chân thật hạnh.

Như vậy đủ mười hạnh: Hoan hỷ hạnh, Nhiêu ích hạnh, Vô sân hận hạnh, Vô tận hạnh, Ly si loạn hạnh, Thiện hiện hạnh, Vô trước hạnh, Tôn trọng hạnh, Thiện pháp hạnh, Chân thật hạnh. Hạnh là hành động lợi tha, còn Trụ và Tín là phần mình tu.

5. Thập hồi hướng

Này A-nan, người thiện nam ấy đầy đủ thần thông, Phật sự được thành tựu rồi, hoàn toàn trong sạch, chân thật, xa lìa các tai nạn trở ngại, thường độ chúng sanh mà diệt trừ các tướng độ, xoay tâm vô vi hướng về con đường Niết-bàn, gọi là Cứu hộ nhất thiết chúng sanh, ly chúng sanh tướng hồi hướng.

Diệt trừ tướng độ là độ tất cả chúng sanh mà không thấy mình là người hay độ và có chúng sanh được độ. Tên gọi trên có nghĩa là độ tất cả chúng sanh mà lìa tướng chúng sanh.

Hoại diệt những gì đáng hoại diệt, xa lìa các thứ nên xa lìa, gọi là Bất hoại hồi hướng.

Bản giác lặng lẽ, giác ấy đồng với giác của Phật, gọi là Đẳng nhất thiết Phật hồi hướng.

Tinh chân phát sáng, địa vị như địa vị Phật, gọi là Chí nhất thiết xứ hồi hướng.

Chỗ mình đạt được giống như chỗ của đức Phật không khác, cấp bậc mình cũng bằng cấp bậc Phật.

Thế giới và Như Lai xen lẫn vào nhau được không chướng ngại, gọi đó là Vô tận công đức tạng hồi hướng.

Đồng với địa vị Phật, trong địa vị đó mỗi mỗi sanh các nhân thanh tịnh. Y nơi nhân đó mà phát huy, nhận lấy con đường Niết-bàn, gọi đó là Tùy thuận bình đẳng thiện căn hồi hướng.

Gốc chân thật đã thành tựu, chúng sanh mười phương đều là bản tánh của ta. Tánh ấy thành tựu tròn đủ, không bỏ sót chúng sanh, gọi là Tùy thuận đẳng quán nhất thiết chúng sanh hồi hướng.

Tức tất cả pháp, ly tất cả tướng. Cả tức và ly, hai thứ đều không dính mắc, gọi là Chân như tướng hồi hướng.

Tức tất cả pháp là gì? Ly tất cả tướng là gì? Như trước có nói, ví dụ hư không và muôn vật trong hư không, không có sự vật nào ngoài hư không. Như vậy hư không tức tất cả sự vật đó, vì chúng ở trong hư không. Nhưng nếu hỏi cây tùng, cây mít có phải là hư không chăng? Không! Đó là ly tất cả tướng. Nên tức tất cả pháp mà ly tất cả tướng.

Thật được chân như, mười phương không còn ngại, gọi là Vô phược giải thoát hồi hướng.

Tánh đức viên thành, lượng pháp giới đã diệt, gọi đó là Pháp giới vô lượng hồi hướng.

Lượng pháp giới đã diệt, nghĩa là thế giới không còn giới hạn nữa. Pháp giới là trùm khắp cả bao nhiêu hành tinh chứ không phải chỉ trong thế giới của chúng ta, không còn bị lượng hạn chế cái này lớn cái kia nhỏ nữa mà rộng lớn như hư không.

6. Tứ gia hạnh

Gia là thêm, Hạnh là hành động, đến đó sắp bước lên vị Thánh nhưng còn phải thêm những công hạnh tu hành nữa mới qua được. Đây cũng là chỗ giáp mé từ Hiền bước qua Thánh.

Từ Càn huệ địa đến Thập tín vẫn còn chưa vào bậc Hiền, rõ ràng vẫn là phàm phu chay, còn dám xưng gì! Hiểu vậy mới biết đường đi của mình còn thật xa. Thế nên khi ngài A-nan hỏi Phật về con đường đi tới Đẳng giác, Phật nói: Huyền thị Niết-bàn lộ. Huyền thị là chỉ cho xa xôi. Con đường đến Niết-bàn đó xa lắm chứ không phải gần.

Từ thập hồi hướng trở về trước Thập trụ, Thập hạnh là Tam hiền, Tứ gia hạnh là chặng tiếp nối từ Hiền bước qua Thánh. Đến Thập địa thì gọi là Thập thánh.

Này A-nan, người thiện nam ấy trọn được bốn mươi mốt tâm thanh tịnh ấy, kế đến thành được bốn thứ gia hạnh diệu viên:

Tức dùng giác của Phật làm tâm mình, như ra mà chưa ra, ví như dùi cây lấy lửa muốn đốt cây kia gọi là Noãn địa.

Khi dùi cây để lấy lửa, đã thấy khói rồi, chớm muốn cháy mà chưa cháy, tức muốn ra mà chưa ra, giai đoạn này gọi là Noãn địa.

Lại do tâm mình thành tựu được chỗ đi của Phật, dường như nương mà chẳng nương, như lên núi cao, thân đã vào hư không mà ở dưới còn chút chướng ngại, gọi là Đảnh địa.

Như khi chúng ta lên núi cao chót vót, tìm ghềnh đá chơi vơi mà đứng, lúc đó thấy mình như đứng trong hư không, nhưng dưới chân vẫn còn đứng trên đá chứ chưa rời được đá. Ở đây cũng vậy, thấy mình với Phật gần quá, tâm mình đúng với chỗ đi của Phật, thành tựu được chỗ Phật đã qua, dường như mình không nương Phật nữa, nhưng vẫn còn chút ít trở ngại ở dưới, gọi đó là Đảnh địa.

Tâm và Phật cả hai đồng, khéo được trung đạo, như người nhẫn chịu mọi việc, chẳng phải ôm vào cũng chẳng phải bỏ ra, gọi là Nhẫn địa,

Chỗ này diễn tả quá khéo! Khi có ai nói trái ý thì tức giận muốn la. Muốn la là muốn cho ra, nhưng nhẫn nhịn nên không dám trả lời, tức là giữ lại, ôm ở trong giận hoài, nửa muốn nói nửa muốn giữ. Vừa ôm trong lòng vừa muốn bỏ, thành ra chẳng phải ôm mà chẳng phải cho ra, gọi đó là nhẫn. Điều này ai có nhẫn thì biết.

Số lượng đã tiêu diệt, giác-mê vào trung đạo, cả hai không có danh mục, gọi là Thế đệ nhất.

Địa vị này là bậc nhất ở trên đời, vì từ phàm sắp bước qua thánh.

7. Thập địa

Này A-nan, người thiện nam ấy đối với đại Bồ-đề khéo được thông đạt, chỗ giác thông đến Như Lai, tột cùng cảnh giới của Phật, gọi là Hoan hỷ địa.

Tánh khác vào trong đồng, tánh đồng cũng mất, gọi là Ly cấu địa.

Đến đây không còn đồng còn khác nữa.

Thanh tịnh tột cùng phát sanh sáng suốt, gọi là Phát quang địa.

Sáng cùng tột, giác đầy đủ, gọi là Diệm huệ địa.

Tất cả đồng khác không thể đến, gọi là Nan thắng địa.

Tánh chân như, gọi là Viễn hành địa.

Một tâm chân như, gọi là Bất động địa.

Các vị A-la-hán lúc chỉ còn thuần một tâm thanh tịnh, gọi là Niết-bàn, các ngài thường mắc kẹt ở đó. Ở địa thứ tám này, chỉ còn một tâm chân như cũng dễ mắc kẹt ở đó, cho nên phải nhờ chư Bồ-tát hay chư Phật khuyến khích mới tiến lên được.

Ở đây có một điểm chúng ta nên lưu ý. Chủ trương của Thiền tông là không đi thứ lớp mà trực chỉ Nhất tâm chân như, chính là Bất động địa vậy. Cho nên mỗi khi ngồi thiền có câu nguyện:

Kiết già phu tọa

Đương nguyện chúng sanh

Thiện căn kiên cố

Đắc Bất động địa.

Dịch:

Khi ngồi kiết già

Nguyện cho chúng sanh

Căn lành vững chắc

Được Bất động địa.

Người tu Thiền tông nhắm thẳng đến chỗ đó, không qua Thập tín Thập trụ... mà thẳng đến địa thứ tám trong Thập địa, nên gọi là trực chỉ, ngay nơi một tâm chân như.

Phát ra dụng chân như gọi là Thiện huệ địa.

Này A-nan, các vị Bồ-tát ấy từ đây về những địa vị trước, công phu tu tập đã xong, công đức tròn đầy, cũng gọi địa này là Tu tập vị. Bóng từ mây diệu che mát cả biển Niết-bàn, gọi đó là Pháp vân địa.

Gọi những địa đã qua là Tu tập vị, vì còn ở trong giai đoạn tu tập.

8. Đẳng giác và diệu giác

Như Lai ngược dòng, Bồ-tát như thế thuận dòng mà đến, chỗ mé giác giao tiếp nhau, gọi là Đẳng giác.

Ở trên Phật đi ngược lại, ở dưới Bồ-tát đi thẳng lên tới giác ngộ, chỗ giáp nối đó là Đẳng giác. Đẳng là bậc hay cấp mà Bồ-tát bước lên, vừa qua khỏi vị Bồ-tát, mới tới mé Phật chứ chưa nhập vị Phật. Đứng về phía Phật nhìn xuống thì gọi là ngược dòng, đứng về Bồ-tát đi lên gọi là thuận hạnh, chỗ giáp nhau này gọi là Đẳng giác.

Ví dụ như giữa thiền viện Linh Chiếu và thiền viện Thường Chiếu có cây cầu Song Chiếu, đó là mé ranh. Nếu từ Linh Chiếu đến Thường Chiếu, đi qua cầu, đó là thuận dòng, còn người ở Thường Chiếu đi trở lại gọi là ngược dòng, hai bên gặp nhau ở giữa cây cầu, gọi đó là đẳng, là chỗ giáp nhau.

Này A-nan, từ tâm Càn huệ đến Đẳng giác rồi, giác ấy mới được Sơ càn huệ địa trong tâm Kim cang. Như thế, lớp lớp đơn hoặc kép, mười hai lớp mới tột được Diệu giác, thành đạo Vô thượng.

Giai đoạn đầu từ phàm phu tiến lên hiền thánh, bước đầu cũng là Sơ càn huệ, đến đây từ Thập địa tiến lên địa vị Phật, chặng giữa cũng gọi là Sơ càn huệ địa. Diệu giác là Phật, thành đạo Vô thượng là thành Phật.

Như vậy, tới Đẳng giác rồi còn phải qua mười hai lớp nữa mới tới quả vị Phật chứ không đơn giản. Bởi vậy, Phật nói tu phải trải qua vô số kiếp, ba lần vô số kiếp mới thành tựu, thế mà có người mới tu sơ sơ đã tưởng thành Phật rồi! Tuy nhiên cũng không buồn, vì chúng ta đều có sẵn nhân Phật tánh. Đã có nhân thì thời gian bao lâu không đáng kể. Chúng ta gieo hạt xuống rồi, nhất định có ngày có kết quả, chỉ cần ráng sức săn sóc, bón phân tưới nước đều đặn. Chỉ sợ không có nhân, không có hạt giống mới lo không quả.

Cho nên chúng ta cần phải nhận được hạt giống đúng loại để ươm - hạt giống Phật. Ươm rồi săn sóc đúng mức thì ngày kia kết quả sẽ thành. Tuy xa mà không sợ vì thời gian không quan trọng; quan trọng là khi gieo hạt rồi phải luôn săn sóc, bón phân tưới nước đều đặn, đừng bỏ quên ngày nào, như mùa hạn mà quên tưới thì nguy. Có nhiều người hay bỏ quên, gieo giống xuống rồi mà không chịu tưới nước bón phân, để bị gió bị nắng nên khô cằn đi. Vì vậy điều đáng lo ngại là mình không chịu cố gắng.

Các địa ấy, đều dùng trí Kim cang quán sát mười ví dụ như huyễn sâu xa, trong định Xa-ma-tha (chỉ), dùng các pháp Tỳ-bà-xá-na (quán) của Như Lai để tu chứng thanh tịnh, thứ lớp đi sâu vào.

Mười ví dụ là: như huyễn, sóng nắng, trăng dưới nước, hoa đốm trong hư không, tiếng vang trong hang, thành Càn-thát-bà, như giấc mộng, như bóng ảnh, hình tượng, hóa hiện. Dùng trí Kim cang quán chiếu để thấy tất cả các pháp trong thế gian đều không thật, như bóng như huyễn. Trí quán đó như kim cang không gì có thể phá hoại được, nên nói trí này vững chắc như kim cang. Nhờ quán chiếu như vậy, các thứ lớp tu chứng tuần tự thành tựu, dần đi đến Diệu giác. Nếu không dùng trí này soi xét, còn thấy có cái gì thật thì cái đó còn phá được mình.

Xa-ma-tha là chỉ, còn gọi là tịch tịnh. Tỳ-bà-xá-na là quán hay quán chiếu. Ban đầu còn thô thì gọi là chỉ và quán, khi đi sâu vào tế gọi là tịch và chiếu. Từ hàng Thập tín trở lên đã tới chỗ tịch và chiếu. Như vậy, trước dùng trí Kim cang chiếu phá tất cả pháp thế gian, sau dùng tịch và chiếu làm cho thân tâm được thanh tịnh, lần lần đi sâu vào các vị.

Này A-nan, như thế đều do ba thứ tăng tiến, khéo hay thành tựu được năm mươi lăm vị trên con đường Bồ-đề chân thật. Người khởi quán như thế gọi là chánh quán, nếu quán khác gọi là tà quán.

Ba thứ tăng tiến: trợ nhân, chánh tánh, hiện nghiệp.

Chúng ta học qua những phần này, chỉ mới hiểu trên ngôn ngữ chứ thật sự mình chưa đạt tới. Tuy nhiên, học kỹ cũng có lợi ích lớn.

Ví như chúng ta muốn đi tới một thành phố mà nhiều năm tháng mình đã ước mơ được đến. Nếu chúng ta chưa biết đường, cũng không có người đã từng đến trở về hướng dẫn mình đi thì chắc chắn khó tới đó được. Người tới rồi, trở về hướng dẫn người khác đi, ví dụ như Phật. Phật đã đến được quả vị Diệu giác, rồi mới trở lại chỉ cho chúng ta con đường đi. Như vậy, ai trực tiếp được gặp Phật trong thời đó, được Phật hướng dẫn thì thật dễ đến.

Bây giờ chúng ta không gặp người biết đường trực tiếp dẫn, nhưng lại được bản đồ của người đó vẽ để lại. Nếu chúng ta nghiền ngẫm, học bản đồ cho kỹ lưỡng, y theo bản đồ đó mà đi, thì khi chúng ta cất bước, đi tới đâu biết tới đó, không lầm lẫn. Chúng ta học bản đồ để biết từng địa điểm mình đi qua, không tin theo những lời chỉ bậy thì mới có thể đi đến đích nhắm cuối cùng.

Chúng ta học phần này, tuy chưa thành tựu ngay được, nhưng có thể biết trước con đường mình sẽ tới, nên trên đường đi không có gì nghi ngờ. Chúng ta gần tới nơi hay còn xa đều tự biết, chứ không lầm lẫn. Nhiều người muốn đi tới đích thật xa, nhưng mới đi được một khoảng, nghe người khác nói chỗ ấy đã đến đích, do không biết liền tin theo, cho là mình đã tới rồi, lớn lối tự xưng này nọ, khiến cho những người biết đường chê cười.

Cho nên người có chí tu, quyết thành Phật đạo mà không biết được hướng đi, không học bản đồ thì dễ lạc lầm. Đa số người tu hiện nay hay bị lạc là vì đi mà không biết mình đang tới đâu, khi tu thấy có gì lạ lạ hay hay, nghe người khác khen ngợi, mừng rỡ cho là mình đã đến nơi, liền nói bậy nói bạ thành ra hư việc, rốt cuộc không tới đâu. Đó là một sai lầm mà người học Phật thường mắc kẹt.

Chúng ta đã học qua rồi, biết rõ từng phần, khi ứng dụng tu tập tới đâu biết tới đó, khả năng thế nào biết thế ấy. Do đó không dám vỗ ngực nói bậy bạ, mang tội đại vọng ngữ. Trên đường tu hành phải rất khiêm tốn, vì biết vẫn còn xa, cứ lầm lũi đi từng bước, không ào ạt la lối.

Giả sử như tới Càn huệ địa, tâm rỗng rang như lưu ly sáng ngời, nhưng mình chưa từng làm lợi ích chúng sanh, chưa từng tiếp được dòng pháp của Phật, thì nên biết đây mới là Càn huệ địa thôi, còn phải trải qua biết bao xa nữa mới tới, đâu có gì mà khoe khoang. Nếu người không biết vậy, thấy tâm rỗng rang sáng suốt, vội nói "tôi chứng quả Phật rồi", đó là một sai lầm do không học mà ra.

Chúng ta không gặp Phật ra đời do phước mỏng nghiệp dày. Tuy nhiên cũng còn lời Phật dạy ghi chép trong kinh làm bản đồ chỉ cho mình tu. Chúng ta noi theo đó mà tiến tu, tới đâu mình biết rõ, thì đó cũng là phước lớn của mình. Vậy nên phải hiểu rõ ràng thì sự hành trì của mình mới không lầm lẫn, chắc chắn sẽ đi tới đích. Nếu lầm lẫn thì dầu đi rất nhanh, nhưng mới nửa chừng tưởng rằng đã tới rồi dừng ngay đó, vậy thì không bao giờ tới nơi được.

Lại nữa, nếu khi có người đã tu qua được phần nào, đến trình bày, tuy mình chưa tới nhưng cũng có thể phỏng biết, không hiểu lầm họ và cũng không tán thán họ một cách sai lệch. Đó là sự cần thiết của bài học này.

IV. CHỈ DẠY TÊN KINH

Khi ấy Pháp vương tử Văn-thù-sư-lợi ở trong đại chúng liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ nơi chân Phật, bạch Phật rằng:

- Nên gọi tên kinh này là gì? Con và chúng sanh làm sao phụng trì?

Đoạn trước ngài A-nan thưa hỏi Phật về con đường tu hành, từ phàm phu cho đến Phật quả, phải trải qua năm mươi lăm vị. Ngài A-nan và đại chúng nghe rồi đều hoan hỷ. Nhưng sao tới đây Bồ-tát Văn-thù lại thưa hỏi tên kinh? Bởi vì tên kinh này chỉ cho pháp siêu thoát vượt ngoài đối đãi của Nhị thừa, chỉ ngài Văn-thù mới có khả năng thưa hỏi.

Phật bảo Văn-thù-sư-lợi:

- Kinh này tên là "Đại Phật đảnh tất-đát-đa bát-đát-la vô thượng bảo ấn, thập phương Như Lai thanh tịnh hải nhãn". Cũng gọi tên là "Cứu hộ thân nhân độ thoát A-nan, cập thử hội trung Tánh Tỳ-kheo-ni, đắc Bồ-đề tâm nhập Biến tri hải". Cũng gọi tên là "Như Lai mật nhân tu chứng liễu nghĩa". Cũng gọi tên là "Đại phương quảng Diệu lên hoa vương, thập phương Phật mẫu đà-la-ni chú". Cũng gọi là "Quán đảnh chương cú, chư Bồ-tát vạn hạnh Thủ-lăng-nghiêm". Ông nên phụng trì.

Tên thứ nhất là Đại Phật đảnh tất-đát-đa-bát-đát-la vô thượng bảo ấn, thập phương Như Lai thanh tịnh hải nhãn. Tên này gồm cả mật giáo và hiển giáo. Đại Phật Đảnh là tinh thần của mật giáo. Trên đảnh của đức Đại Phật có Vô kiến đảnh tướng (tướng trên đảnh không thể thấy), chỉ Phật với Phật mới thấy. Như vậy, có mà không thấy tức thuộc về mật. Kế đến, Tất-đát-đa bát-đát-la cũng là thần chú, gọi là Vô thượng bảo ấn.

Phần hiển giáo là Thập phương Như Lai thanh tịnh hải nhãn, là con mắt thanh tịnh như biển của mười phương Như Lai. Vì kinh này chỉ cho người thấy được tâm thể trùm khắp thênh thang không bờ mé, nên gọi là thanh tịnh hải nhãn. Tâm thể trùm khắp, thênh thang không bờ mé dụ như biển, mỗi người tu hành nếu thấy được biển đó, mới gọi là Phật. Chư Phật hay người tu, nhờ thấy được biển đó mà được thành đạo. Kinh này cũng chỉ cho biển tâm thanh tịnh mà mười phương Như Lai đang sống. Kinh này là pháp môn đưa những người tu hành đến được chỗ giác ngộ viên mãn không còn thiếu sót.

Tên thứ hai là Cứu hộ thân nhân độ thoát A-nan, cập thứ hội trung Tánh Tỳ-kheo-ni, đắc Bồ-đề tâm nhập Biến tri hải, lấy nhân duyên của kinh mà đặt. Do ngài A-nan mắc nạn Ma-đăng-già, được Phật sai ngài Văn-thù cứu, Ma-đăng-già tới chỗ Phật nghe chỉ dạy, tu hành ngộ đạo.

Tên thứ ba là Như Lai mật nhân tu chứng liễu nghĩa, hoàn toàn là hiển giáo tức là thiền, là nhân thầm kín của Như Lai tu chứng được giáo pháp tột cùng. Liễu nghĩa là giáo lý tột cùng, mật nhân là nhân thầm kín, tức Như Lai tạng. Như Lai tạng là nhân sẵn có mà không ai thấy, không ai hiểu, nên gọi là mật nhân. Từ mật nhân đó chúng ta tu chứng, đạt được giáo lý liễu nghĩa cứu cánh.

Tên thứ tư là Đại phương quảng Diệu liên hoa vương, thập phương Phật mẫu đà-la-ni chú, tên này nghiêng về chú tức là Mật tông. Thần chú đà-la-ni gọi là mẹ của chư Phật mười phương, vì nhân thần chú này mà nuôi dưỡng tánh giác được viên mãn, giúp cho chư Phật thành đạo, giống như bà mẹ nuôi con khôn lớn, nên nói Phật mẫu đà-la-ni.

Tên thứ năm là Quán đảnh chương cú, chư Bồ-tát vạn hạnh Thủ-lăng-nghiêm. Quán đảnh chương cú là những chương cú nói về quán đảnh, có tính cách Mật tông. Chư Bồ-tát vạn hạnh Thủ-lăng-nghiêm là hiển giáo tức thiền, nghĩa là muôn hạnh của tất cả chư Bồ-tát, đạt được định Thủ-lăng-nghiêm là định kiên cố vững chắc nhất.

Ở đoạn mở đầu quyển kinh, chúng ta thấy tên kinh là Đại Phật đảnh Như Lai mật nhân tu chứng liễu nghĩa, chư Bồ-tát vạn hạnh Thủ-lăng-nghiêm Kinh. Đại Phật Đảnh là lấy ba chữ đầu của tên thứ nhất. Như Lai mật nhân tu chứng liễu nghĩa là lấy tên thứ ba. Chư Bồ-tát vạn hạnh Thủ-lăng-nghiêm là lấy phần sau của tên thứ năm. Như vậy gom ba tên lại để thành một tên. 

Kinh Lăng-nghiêm gồm cả thiền và mật hay là giáo và mật. Giáo gọi là hiển, chú gọi là mật. Các tên kinh đã nói lên ý nghĩa hiển và mật hỗ tương.

Kinh - Luật - Luận

adv3

Video giới thiệu

Tập:
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
  • 9
  • 10
  • 11
  • 12
  • 13
  • 14
  • 15
  • 16
  • 17
  • 18
  • 19
  • 20
  • 21
  • 22
  • 23
  • 24
  • 25
  • 26
  • 27
  • 28
  • 29
  • 30
  • 31
  • 32
  • 33
  • 34
  • 35

Tìm kiếm

Ảnh đẹp

Ảnh đẹp
Ảnh đẹp
Ảnh đẹp
Ảnh đẹp
Ảnh đẹp

Lịch

Thống kê truy cập

  • Lượt truy cập: 05527
  • Online: 31