Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng ký: MỤC 17 - CHỈ CHÍNH CHỖ VIÊN TU

14/08/2018 | Lượt xem: 2770

Dịch giả: HT.Thích Phước Hảo

Tác giả: TT.Thích Thông Phương

CHÁNH VĂN:

Khi ấy, Đức Thế Tôn nơi tòa sư tử, từ năm vóc đồng thời phóng ra hào quang báu, xa rọi đến trên đảnh mười phương các Đức Như Lai như số vi trần và trên đảnh các vị Pháp Vương tử, các vị Bồ-tát. Các Đức Như Lai kia cũng từ năm vóc đồng phóng ra hào quang báu, từ các thế giới như số vi trần đến rọi trên đảnh Phật và trên đảnh các vị đại Bồ-tát cùng A-la-hán trong hội, rừng cây, ao hồ đều diễn ra pháp âm, ánh hào quang giao xen lẫn nhau, cùng nhau như lưới tơ báu.

Cả trong đại chúng đây được việc chưa từng có, tất cả đều được Kim Cang Tam-muội. Liền khi ấy, trên trời mưa hoa sen trăm báu: màu xanh, màu vàng, màu đỏ, màu trắng xen lẫn nhau, mười phương hư không hóa thành sắc bảy báu. Trong cõi Ta-bà này, nào đất liền, núi, sông đồng thời chẳng hiện, chỉ thấy các cõi nước như số vi trần trong mười phương hợp thành một cõi, tiếng hát ca ngợi tự nhiên nổi lên.

GIẢNG GIẢI:

Đến đây, Đức Thế Tôn từ năm vóc phóng hào quang. Năm vóc là từ tay chân và đầu. Vậy là từ đầu tới chân đồng thời phóng hào quang soi đến trên đảnh của mười phương các Đức Phật nhiều như số vi trần và đảnh của các vị Pháp Vương tử, các vị Bồ-tát các cõi nước kia.

Các Đức Phật ở các cõi kia cũng từ nơi năm vóc phóng hào quang soi đến trên đảnh của Đức Phật và đảnh các vị Bồ-tát, A-la-hán trong hội này. Rồi rừng cây, ao hồ v.v... tất cả đều diễn pháp âm (nói pháp). Hào quang thì giao xen lẫn nhau, không còn phân biệt đây kia nữa. Đúng là không còn ngôn ngữ nào nói hết được. Đến đây chỉ còn trực tiếp nhận thấy mới biết thôi. Như vậy, lúc này trong pháp hội là tâm tâm thầm cảm với nhau, không còn ngăn cách kia đây. Nhìn đến đâu cũng thấy hào quang Phật, cũng gặp Phật, thấy Phật. Rồi nghe cái gì cũng thành nghe pháp, cho nên rừng cây, ao hồ gì cũng nói pháp hết. Như vậy, đâu còn chỗ nào để niệm tạp xen vào! Quả thật vượt qua cảnh giới của ngôn ngữ luận bàn.

Bấy giờ, trong chúng được việc chưa từng có, đều được Kim Cang Tam-muội. Tâm vững chắc không còn lay động.

Rồi trời mưa hoa sen báu, mười phương hư không đều thành sắc bảy báu, đất đai, núi, sông ở cõi Ta-bà này đều ẩn mất, các cõi nước mười phương đều thông làm một cõi, tiếng ca hát khen ngợi tự nhiên nổi lên. Đến đây cõi Ta-bà này không còn thấy núi sông, chỗ cao, chỗ thấp, chỗ lồi, chỗ lõm gì nữa; ngay đây đều thành Tịnh độ. Vậy núi sông, đất liền lúc này ẩn đi đâu? Ai thấy được chỗ đó mới hay.

Trong hội lúc ấy, tâm của đại chúng đều thanh tịnh, chứng Kim Cang Tam-muội, không có các tưởng niệm sai biệt. Do không có những tưởng niệm sai biệt, không có tạp niệm xen vào nên thấy tất cả đều thanh tịnh, xóa tan ranh giới kia đây, chỉ còn một tâm thanh tịnh, sáng suốt. Vậy là những cái kia ẩn hết. Để chứng minh lời Phật dạy “tâm tịnh tức cõi tịnh”, khi tâm chúng ta thanh tịnh thì cõi thanh tịnh, còn nếu tâm không thanh tịnh thì dù cho ở cõi Phật cũng thấy thành cõi chúng sanh. Trái lại, tâm thanh tịnh thì ở cõi Ta-bà cũng thấy thành Tịnh độ.

Người chứng đến thì mới biết rõ ràng lẽ thật này không nghi. Chỗ này dù có tưởng tượng thì tưởng cũng không ra nổi. Suy tưởng là chỉ suy tưởng theo tâm chúng sanh. Tâm chúng sanh tức là tâm sai biệt, mà tâm sai biệt thì tưởng sao nổi chỗ tâm thanh tịnh này. Tức đem tâm không thanh tịnh mà tưởng cái chỗ thanh tịnh thì tưởng sao ra nổi? Tưởng không ra nhiều khi còn hiểu thành lệch lạc. Cho nên, nhiều khi chúng ta không khéo đọc kinh, đem tâm suy nghĩ phân biệt của mình mà bóp méo lời Phật dạy, hoặc phê phán theo ý riêng của chúng ta thì càng đi xa nữa. Bởi vậy, đừng quá ỷ lại vào tâm phân biệt này. Đó là chỗ chúng ta phải cẩn thận!

 

CHÁNH VĂN:

Bấy giờ, Đức Như Lai bảo Ngài Văn-thù-sư-lợi Pháp Vương tử: “Ông hãy xét trong hai mươi lăm vị Vô học gồm các vị đại Bồ-tát và A-la-hán, mỗi mỗi đều trình bày phương tiện thành đạo lúc ban đầu, đều nói tu tập tánh viên thông chân thật, chỗ tu hành của các vị kia thật không có hơn kém, trước sau khác nhau.

Nay Tôi muốn khiến cho ông A-nan được khai ngộ, trong hai mươi lăm pháp tu, pháp nào hợp với căn cơ của ông ấy; và gồm sau khi Tôi diệt độ, chúng sanh trong thế giới này muốn vào Bồ-tát thừa để cầu đạo Vô thượng, sẽ dùng môn phương tiện nào dễ được thành tựu hơn?”.

GIẢNG GIẢI:

Đến đây Đức Phật bảo Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi chọn căn viên thông thích hợp cho Ngài A-nan và chúng sanh đời sau ở thế giới này để làm phương tiện vào Bồ-tát thừa. Như vậy, đây là chọn pháp môn hợp với căn cơ chúng sanh ở cõi này.

Ở trước, Phật bảo các vị đại Bồ-tát cũng như các vị A-la-hán, mỗi vị trình bày phương tiện tu tập tánh viên thông chân thật của từng vị. Có vị từ căn mắt, có vị từ căn mũi v.v..., nhưng đều là tu tập tánh viên thông chân thật không có hơn kém. Đây chính là điểm chúng ta cần phải nhận cho kỹ. Tức là phương tiện thì có sai khác nhưng chỗ tu chứng chân thật thì không có hơn kém, sai khác.

Nghĩa là lối vào thì có nhiều nhưng đạo chân thật đó không có hai. Đó là để trừ niệm sai lầm tưởng đâu là có hai đạo chân thật. Bởi vì nếu còn thấy có ta tu được đạo đặc biệt hơn, thấy chỗ được của mình đặc biệt hơn người khác thì thành ra kẹt vào sở đắc, thành bệnh. Đây chỉ là phương tiện tu, mỗi người thích hợp phương tiện nào thì ứng dụng pháp tu ấy. Pháp nào thích hợp với mình thì pháp đó hay với mình, nhưng với người khác thì cũng chưa hẳn là hay. Đó là chỗ chúng ta phải nhận cho kỹ.

Ở đây, Ngài Văn-thù chọn căn viên thông hợp với căn cơ chúng sanh cõi này để giúp phương tiện cho người cõi này tu tập dễ thành tựu hơn, không phải Ngài cho là pháp này hay hơn pháp kia, pháp này hay pháp kia dở, không phải chê khen như thế. Nếu sanh tâm phân biệt, chê khen trong đó thì cách xa với đạo.

 

CHÁNH VĂN:

Ngài Văn-thù-sư-lợi Pháp Vương tử vâng từ chỉ của Phật, liền từ chỗ ngồi đứng dậy đảnh lễ nơi chân Phật, nương vào oai thần của Phật, nói kệ đáp lại:

     Bản tánh biển giác khắp đứng lặng,

     Tánh khắp đứng lặng vốn nhiệm mầu.

GIẢNG GIẢI:

Đây Ngài Văn-thù-sư-lợi nương oai thần của Phật, dùng kệ đáp lời Phật, không phải tự ý Ngài đặt ra. Mở đầu Ngài nói rõ:

    Bản tánh biển giác khắp đứng lặng,

    Tánh khắp đứng lặng vốn nhiệm mầu.

Trước khi chọn căn viên thông, Ngài nói thẳng về cái gốc chân thật ban đầu để trừ niệm phân biệt hơn kém sau này. Bởi vì bản tánh biển giác tức là tánh giác chân thật sẵn có không phải là cái tạo tác, không phải là cái do tu chứng mới thành nên gọi là bản tánh vốn tròn đầy, đứng lặng, không có thêm bớt, không có các tướng gì khác ở trong đó.

Rồi trong tánh tròn đầy, trong lặng đó, không phải nó hoàn toàn không ngơ, mà nó vốn là nhiệm mầu, đầy đủ diệu dụng. Như Quốc sư Trúc Lâm chỉ cho Vua Trần Thái Tông: “Nếu tâm bệ hạ lặng mà biết rõ ràng, thì chính đó là tâm Phật”. Ở đây thì nói là trong lặng mà nhiệm mầu, chớ không phải trong lặng mà không ngơ, không phải chết cứng ở một chỗ, đúng như nghĩa thể dụng đầy đủ, không nghiêng lệch một bên.

 

CHÁNH VĂN:

     Bản minh chiếu ra hình như sở

     Sở lập thì mất đi tánh chiếu.

GIẢNG GIẢI:

Bản minh tức là cái gốc sáng suốt sẵn có. Nó là cái sáng suốt sẵn có rồi, không cần thêm gì nữa nên là bản minh, không cần cái minh thêm nữa. Nhưng do bất giác rồi quên cái gốc, cái vốn sẵn có của nó mà theo cái minh chiếu ra. Do theo cái minh chiếu ra thành như có cái sở, tức thành có đối tượng. Ban đầu vốn không có thêm cái gì khác, nhưng giờ đây biến ra có thêm cái sở, là đối tượng. Mà đã có sở rồi tức là đánh mất đi tánh chiếu của nó.

Tánh chiếu là cái chiếu soi sẵn có. Nó vốn lìa các duyên nhưng giờ thành có chỗ để duyên, là lệ thuộc vào đối tượng, là chỗ vi tế bất giác khó thấy ban đầu đó. Cho nên tu là ngộ trở lại ngay cái chỗ bất giác đó, là thấy tột về nguồn giác.

 

CHÁNH VĂN:

     Do mê vọng mà có hư không,

     Nương hư không lập thành thế giới.

     Tư tưởng lóng lặng thành cõi nước,

     Phân biệt hiểu biết là chúng sanh.

GIẢNG GIẢI:

Như vậy cái gốc sáng suốt sẵn có đã mê rồi, thành vọng có cái hư không mênh mang, không bờ mé. Ban đầu gốc là sáng suốt sẵn có nhưng mê mất gốc rồi thành mờ mờ mịt mịt. Cái mờ mờ mịt mịt thì mênh mang thành hư không không bờ mé, không biết đâu là điểm trụ. Kiểm lại sẽ thấy rõ khi tâm đang tỉnh táo sáng suốt, bỗng mơ mơ màng màng giống như hư không mênh mang vậy đó, không rõ ràng đâu là bờ mé hết. Cho nên nói do mê vọng mà có hư không, rồi nương hư không mới thành lập thế giới. Tức là thế giới được thành lập ở trên hư không.

Như ở trước đã nói rõ. Do cái giác sáng soi, và hư không mờ tối, hai cái đối đãi với nhau thành có dao động nên có phong luân giữ gìn thế giới. Vậy tức là trong cái chưa từng động mà vọng thành có động. Nhưng động ở trong hư không mênh mang, không có điểm tựa. Thế giới còn trụ là do phong luân giữ gìn. Mà phong luân là động cho nên chúng ta sống trong thế giới này là sống trong cái luôn luôn động; mà lại động trong hư không mênh mang không có điểm tựa. Như vậy cái động đó cũng không có thật tánh, không có chắc chắn. Nếu quán kỹ thì ngay đó liền có chỗ tỏ ngộ.

Tư tưởng lóng lặng thành cõi nước, Phân biệt hiểu biết là chúng sanh. Tức là từ cái thể giác mà chợt mê đi thành ra có vọng giác. Rồi cái vọng giác do mê mờ nên nó lóng lặng thành như cõi nước vô tình làm chỗ nương tựa. Mặc dù nó đã thành cái vọng giác mê mờ, lóng lặng thành cõi nước vô tình nhưng trong đó vẫn không rời tánh chân. Thành ra trong đó vẫn còn có chúng sanh phân biệt hiểu biết. Trong cái cõi nước vô tình đó có chúng sanh hữu tình. Tuy nó phân biệt, hiểu biết nhưng vẫn còn mang tánh giác trong đó, chớ không phải là nó hoại hết.

Do đó, nếu ngay cái chúng sanh này khéo giác ngộ trở lại thì bản giác xưa nay vẫn không có mất. Đó là chỗ mỗi người cần phải tỉnh ngộ trở lại. Cho nên đây Ngài Văn-thù trước khi lựa chọn, Ngài chỉ ra những lẽ thật sâu xa này.

 

CHÁNH VĂN:

     Hư không sanh trong biển Đại Giác,

     Như hòn bọt nổi trên biển cả.

     Các cõi hữu lậu như vi trần,

     Đều nương hư không mà phát sanh.

     Bọt nổi diệt hư không vốn không,

     Huống nữa là hình tướng ba cõi.

GIẢNG GIẢI:

Quán thấu chỗ này rồi liền thấy thế giới chúng ta đang sống không có ý nghĩa gì hết. Xét cho rõ thì hư không là cái vọng sanh ở trong biển Đại Giác thênh thang rộng lớn. Hư không giống như hòn bọt nổi, vậy có nghĩa lý gì đâu! Bởi nó là thứ vọng sanh trong cái mê mờ nên không có chắc chắn.

Rồi các cõi nước nhiều như vi trần, tức nhiều như hạt bụi thì lại nương nơi hư không phát sanh. Có cõi nước nào ngoài hư không mà có được, vậy thì bao nhiêu cõi nước đó có chắc chắn gì? Có chỗ nào để chúng ta bám trụ? Quán đến chỗ này là không còn chỗ nào để chúng ta mong cầu sanh đến, thì ngay đó là vô sanh, là giải thoát! Sở dĩ người ta còn sanh tử là còn thấy có chỗ để sanh đến, mới cầu sanh đến đó cho nên còn sanh tử, tức còn chỗ sanh. Giờ hết chỗ để sanh thì ngay đó là vô sanh, là giải thoát.

Đây chính là chỗ mỗi người cần phải thấy trở lại, mà không chịu thấy, lo đi tìm thấy cái gì! Tìm thấy những cái hư dối, vọng tưởng đâu đâu, thật đáng tiếc! Thấy trở lại biển Đại Giác này mới là quan trọng. Chính từ chỗ này mới vọng sanh ra hư không, rồi bao nhiêu tinh tú, thiên hà, bao nhiêu thiên thể chỉ nằm trong hòn bọt nổi hư không này thôi. Sống được trong biển Đại Giác rồi thì đối với thế giới này, với những trần cảnh, văn minh vật chất này, thấy không có gì đáng để tham luyến, không có gì đáng để mong cầu. Đó là con đường giải thoát. Đây là lời chân thật nhưng ít ai chịu nghe, lại muốn đi nghe những lời hư vọng. Đó là chỗ muốn nhắc cho tất cả.

 

CHÁNH VĂN:

     Trở về nguồn tánh vốn không hai,

     Phương tiện tu chứng có nhiều cách,

     Cách nào cũng thông vào bản tánh,

     Nói thuận nói nghịch đều phương tiện,

     Do hàng sơ tâm vào Tam-muội,

     Bên mau bên chậm không đồng nhau.

GIẢNG GIẢI:

Xoay trở lại tột nơi nguồn chân ban đầu, chỉ một thể giác chớ đâu có gì khác, đâu có hai. Nhưng phương tiện tu chứng để sống trở về nguồn chân thật thì có nhiều cách. Cho nên 25 vị Thánh trình ra 25 pháp tu, đó là những phương tiện chớ có chấp vào để thành ngăn ngại.

Quan trọng là thấu tột nguồn “không hai” đó mới là chỗ quý. Chớ có phân biệt trệ ngại ở trên pháp tu, vì pháp nào cũng thông vào bản tánh. Do hàng sơ tâm vào Tam-muội có bên mau, bên chậm không đồng mới có nói thuận nói ngịch, nói phương tiện này phương tiện kia cốt để dẫn vào nguồn tánh không hai đó thôi. Đây là ngăn ngừa trước.

Kế lựa ra pháp tu, trước lựa ra sáu trần:

 

CHÁNH VĂN:

     Vọng tưởng kết lại thành sắc trần,

     Hay biết không thể thông suốt được,

     Làm sao chính chỗ không thông suốt

     Tu hành lại được tánh viên thông?

GIẢNG GIẢI:

Đây lựa về sắc trần. Trước, ông Ưu-ba-ni-sa-đà quán về xương trắng, quán thành vi trần cho đến chẻ sắc gần với hư không, đến khi vi trần và sắc tướng hết thì diệu sắc thầm tròn mà tự chứng viên thông. Như vậy, ông Ưu-ba-ni-sa-đà quán về sắc trần cũng vào được đạo, tu chứng đến Vô lậu. Nhưng với người sơ tâm thì pháp tu này không phải dễ dàng, làm sao thấy thấu qua sắc ngại đó để chứng viên thông? Bởi vì sắc trần có tướng ngăn ngại, thì cái hay biết không dễ gì thông suốt được. Ngài không phải chê pháp đó không vào được viên thông, nhưng đó là chỗ khó với người sơ tâm. Cho nên Ngài lựa ra.

 

CHÁNH VĂN:

     Âm thanh xen lộn với lời nói,

     Chỉ nương theo ý vị danh từ,

     Nếu một, không trùm được tất cả,

     Thì làm sao được tánh viên thông?

GIẢNG GIẢI:

Ngài Kiều-trần-na từ âm thanh chứng được đạo. Nhưng âm thanh lại thường xen với lời nói, mà lời nói có danh từ, có ý vị cho nên người nghe dễ bám theo lời nói rồi theo ý vị. Ý vị tức là những nghĩa lý của danh từ, dễ mắc kẹt trong đó. Hơn nữa, danh từ, ý vị cùng lời nói có giới hạn, đâu nói hết được ý nghĩa. Nếu không thấu suốt qua được thì làm sao thông được một nghĩa trùm hết tất cả nghĩa, vậy mới được viên thông. Còn nếu cái nghĩa thuộc về chữ nghĩa tất nhiên nó giới hạn, mà giới hạn thì không viên thông. Như vậy tức là nó có giới hạn ngăn ngại, thì sơ tâm khó được viên thông. Đó là chỗ khó của người sơ tâm cho nên Ngài Văn-thù cũng lựa ra.

 

CHÁNH VĂN:

      Hương chỉ lúc hợp mới rõ biết,

      Lúc rời ra thì vốn là không.

      Nếu chỉ biết không được thường hằng,

      Thì làm sao được tánh viên thông?

GIẢNG GIẢI:

Đồng tử Hương Nghiêm do từ hương trần mà chứng đạo. Nhưng lúc mùi hương hợp với lỗ mũi thì mới rõ biết được, chưa hợp với lỗ mũi thì đâu biết. Như vậy, nếu rời ra thì nó vốn là không, tức là không thành hương trần. Do chỗ biết với hương trần không được thường hằng, có hợp lại mới biết, rời ra thành không cho nên người sơ tâm cũng khó chứng viên thông. Do đó Ngài Văn-thù cũng lựa ra.

 

CHÁNH VĂN:

     Vị không phải bản nhiên tự có,

     Cần phải nếm mới biết có vị,

     Nếu giác quan không thường duy nhất,

     Thì làm sao được tánh viên thông?

GIẢNG GIẢI:

Bồ-tát Dược Vương, Dược Thượng từ vị trần chứng viên thông. Nhưng xét cho kỹ thì cái vị không phải là cái vốn sẵn có mà cần phải hợp với cái nếm mới có biết vị, mới thành vị trần. Có nếm mới biết vị, còn không nếm làm sao biết vị! Khi rời ra thì cái vị nó cũng thành không. Như vậy, nó cũng không phải là cái thường hằng duy nhất, mà lúc có lúc không. Đối với người sơ tâm thì chỗ đó cũng là chỗ khó nên Ngài Văn-thù cũng lựa ra.

 

CHÁNH VĂN:

     Xúc do các vật chạm mà biết.

     Không vật chạm thì không thành xúc.

     Khi hợp, khi ly không nhất định.

     Thì làm sao được tánh viên thông?

GIẢNG GIẢI:

Ngài Bạt-đà-bà-la tu về cái xúc mà chứng đạo. Nhưng xúc cũng không thường hằng, lúc chạm với thân mới có, mới thành xúc, còn không chạm thì không có, tức không nhất định, mà không nhất định thì làm sao y đó để tu chứng được viên thông? Cho nên đó cũng là chỗ khó của hàng sơ tâm, do đó mà cũng lựa ra.

 

CHÁNH VĂN:

     Pháp cũng có tên là nội trần,

     Nương theo trần tất phải có sở,

     Năng sở, không viên dung nhập một.

     Thì làm sao được tánh viên thông?

GIẢNG GIẢI:

Ngài Ma-ha Ca-diếp từ pháp trần mà vào, nhưng pháp trần là do năm thứ tiền trần bên ngoài đọng lại thành bóng dáng ở bên trong. Bóng dáng bên trong đó nó làm duyên cho ý căn, ý căn duyên với bóng dáng gọi là nội trần. Nương theo đó thì phải có sở, phải có đối tượng, là có sở có năng. Như vậy làm sao viên dung nhập một không còn năng sở được? Hàng sơ tâm cũng khó vào, cho nên Ngài Văn-thù cũng lựa ra.

Đến đây là lựa ra năm căn:

 

CHÁNH VĂN:

     Cái thấy tuy rỗng suốt rất xa,

     Nhưng thấy trước mà chẳng thấy sau;

     Bốn bề còn thiếu mất một nửa,

     Thì làm sao được tánh viên thông?

GIẢNG GIẢI:

Ngài A-na-luật từ nhãn căn vào đạo. Cái thấy thuộc về nhãn căn thì không được viên dung; tức thấy trước mà không thấy sau; còn bốn bên thì thấy bên này mà không thấy được hết bốn hướng, thấy chỉ có một phần nên nói bốn bề vẫn còn thiếu một nửa, nên không được tròn đủ. Đó là chỗ khó cho hàng sơ tâm chứng viên thông. Nên Ngài Văn-thù cũng lựa ra.

 

CHÁNH VĂN:

     Mũi có thở ra và thở vào,

     Chặng giữa hiện không có hơi thở;

     Nếu không viên dung sự cách bức,

     Thì làm sao được tánh viên thông?

GIẢNG GIẢI:

Ngài Châu-lợi-bàn-đặc-ca từ tỷ căn mà tu chứng. Tỷ căn tức hơi thở ra thở vào. Mũi thở ra thở vào thì khoảng giữa có cách hở. Vậy làm sao viên dung được chỗ cách hở đó? Đó là chỗ khó cho hàng sơ tâm cho nên Ngài Văn-thù cũng lựa ra.

 

CHÁNH VĂN:

      Ngoài sở nhập, tánh nếm không thành,

      Nhân vị trần mà sanh hay biết;

      Không có vị, cái biết không có,

      Thì làm sao được tánh viên thông?

GIẢNG GIẢI:

Ngài Kiều-phạm-bát-đề từ thiệt căn vào đạo. Nhưng thiệt căn đối với vị trần mà sanh cái hay biết, thì cái hay biết nơi thiệt căn khi đối với vị trần nó mới sanh; không có vị trần thì cái hay biết đó cũng không thể hiện. Không có vị trần thì cái biết vị đó là biết vị gì? Tức cái hay biết đó cũng không thể hiện được. Như vậy nương theo đó làm sao được viên thông? Cho nên cũng là chỗ khó cho hàng sơ tâm vào viên thông. Do đó mà Ngài Văn-thù lựa ra.

 

CHÁNH VĂN:

     Thân biết xúc đồng với cảnh sở xúc,

     Đều có hạn không phải cùng khắp,

     Nếu không nhận tánh không bờ bến,

     Thì làm sao được tánh viên thông?

GIẢNG GIẢI:

Ngài Tất-lăng-già-bà-ta từ thân xúc mà tu chứng. Nhưng thân biết xúc với cảnh bị xúc, mỗi cái có giới hạn của nó nên không đến kịp với nhau. Vậy trong cái thân biết xúc với cảnh bị xúc đó làm sao nhận ra được tánh không bờ bến thì mới vào được viên thông. Đó là chỗ khó cho hàng sơ tâm, nên Ngài Văn-thù cũng lựa ra.

 

CHÁNH VĂN:

     Ý căn xen với các loạn tưởng,

     Đứng lặng, rốt cuộc không thấy gì;

     Nếu không thoát được các tưởng niệm,

     Thì làm sao được tánh viên thông?

GIẢNG GIẢI:

Ngài Tu-bồ-đề từ ý căn mà chứng quả Vô lậu. Nhưng ý căn đi với loạn tưởng, khi loạn tưởng đứng lặng, dừng lại hết thì ý căn bám vào đâu mà hiện? Làm sao biết có ý căn? Như vậy phải bám vào các tưởng niệm mới biết được ý căn, ý căn mới hiện. Tuy nhiên, nếu mãi bám vào các tưởng niệm thì làm sao buông được duyên, làm sao chứng viên thông? Đó là chỗ khó cho hàng sơ tâm nên Ngài Văn-thù cũng lựa ra.

Đến đây lựa ra sáu thức:

 

CHÁNH VĂN:

      Nhãn thức phát khởi nhờ căn trần,

      Gạn cùng vốn không có tự tướng;

      Cả tự thể còn không nhất định,

      Thì làm sao được tánh viên thông?

GIẢNG GIẢI:

Ngài Xá-lợi-phất từ nhãn thức vào đạo. Nhưng ở đây xét kỹ thì nhãn thức có được là phải nương vào nhãn căn và sắc trần, chớ không thể tự có. Đã nương vào căn trần mới có thì nó không có tự thể của nó, vì phải nương vào cái khác. Vậy tức là nó không có tự thể nhất định, thì làm sao nương vào đó để được viên thông? Đó là chỗ khó cho hàng sơ tâm nên Ngài Văn-thù lựa ra.

 

CHÁNH VĂN:

     Tâm nghe thông suốt cả mười phương,

     Là do sức hoằng thệ rộng lớn;

     Sơ tâm không thể đến chỗ ấy,

     Thì làm sao được tánh viên thông?

GIẢNG GIẢI:

Bồ-tát Phổ Hiền dùng tâm nghe nghe thông suốt cả mười phương thành hạnh Phổ Hiền. Nhưng với người sơ tâm thì không dễ, làm sao dùng tâm nghe mà nghe khắp mười phương. Cho nên, đây mới nói đó là do sức thệ nguyện rộng lớn của Bồ-tát Phổ Hiền mà được, hàng sơ tâm đâu được dễ dàng. Đó là chỗ khó cho hàng sơ tâm, do đó Ngài Văn-thù lựa ra.

 

CHÁNH VĂN:

     Tưởng chót mũi, vốn là quyền cơ,

     Chỉ để nhiếp tâm được an trụ;

     Nếu cảnh quán lại thành sở trụ,

     Thì làm sao được tánh viên thông?

GIẢNG GIẢI:

Ngài Tôn-đà-la Nan-đà từ nơi tỷ thức vào đạo. Do Ngài quán từ chót mũi thấy cái tướng hơi trắng, có khói, rồi từ từ đi sâu vào. Nhưng đây Bồ-tát Văn-thù nói đó là quyền cơ tức là phương tiện tạm thời để nhiếp tâm an trụ. Nếu người không khéo biết, không buông được cảnh sở quán, cứ bám vào cảnh đó hoài thì cũng không được viên thông. Tức là tạm mượn chỗ quán đó để tâm an trụ nhưng không khéo thấy có cảnh sở quán đó rồi kẹt nơi cảnh sở quán, thì làm sao thấu suốt được viên thông? Đó là chỗ lo ngại cho hàng sơ tâm dễ mắc kẹt. Cho nên Ngài Văn-thù cũng lựa ra.

 

CHÁNH VĂN:

      Nói pháp khéo dùng các danh từ,

      Cốt yếu trước phải được khai ngộ,

      Nếu lời nói không phải vô lậu,

      Thì làm sao được tánh viên thông?

GIẢNG GIẢI:

Ngài Phú-lâu-na từ nơi thiệt thức vào viên thông. Do biện tài vô ngại nên Ngài tuyên nói lý khổ không rồi thâm đạt được thật tướng. Với Ngài Phú-lâu-na thì dễ nhưng mà với người sơ tâm thì không dễ. Tuyên nói lý khổ-không, rồi thâm đạt được thật tướng thì đây Ngài Văn-thù nói là do căn cơ đã thuần thục rồi mới được như vậy, chớ không phải dễ với hàng sơ tâm. Tức là trước phải được khai ngộ, vượt qua lời nói, đạt được ý sâu ngoài lời, mới thông suốt được. Còn không khéo mắc kẹt trên chữ nghĩa thì làm sao được viên thông. Đây là chỗ khó cho hàng sơ tâm, do đó Bồ-tát Văn-thù cũng lựa ra.

 

CHÁNH VĂN:

      Giữ giới chỉ câu thúc cái thân,

      Ngoài thân ra lấy gì câu thúc?

      Vốn không phải cùng khắp tất cả,

      Thì làm sao được tánh viên thông?

GIẢNG GIẢI:

Ngài Ưu-ba-ly nơi thân thức trì giới thanh tịnh được tu chứng. Nhưng nếu chỉ bám vào sự câu thúc của thân thì ngoài thân ra lấy gì câu thúc? Giới là bám vào thân, giờ ngoài thân lấy gì mà câu thúc? Chỗ giải thoát chân thật đâu phải ở thân mà giữ thân, đó là chỗ khó cho người sơ tâm. Nếu không vượt qua chỗ này thì làm sao được viên thông tự tại cùng khắp? Cho nên Ngài Văn-thù cũng lựa ra.

 

CHÁNH VĂN:

      Thần thông bởi túc tập từ trước,

      Nào dính gì ý thức phân biệt;

      Tưởng niệm không thoát ly sự vật,

      Thì làm sao được tánh viên thông?

GIẢNG GIẢI:

Ngài Mục-kiền-liên tu về ý thức như đã trình ở trước. Do xoay ý niệm trở về tánh yên lặng nên tâm tánh sáng suốt, như lóng nước đục, lóng càng lâu thì nước càng trong sáng. Từ tâm lặng lẽ, tròn sáng nhiệm mầu phát ra các thần thông diệu dụng. Đây là do túc tập từ trước, không phải do pháp phân biệt của ý thức mà có được. Giải thoát không phải ở thần thông. Bởi vì ý thức phân biệt luôn đi đôi với căn và trần; nếu không có ý căn thì đâu thành ý thức, rồi không có pháp trần thì phân biệt cái gì! Cho nên, không có căn trần thì ý thức phân biệt cũng không thành, làm sao trong đó khiến được viên thông? Chẳng lẽ phải nương với căn trần mãi hay sao? Hàng sơ tâm cũng khó tu tập, cho nên Ngài Văn-thù lựa ra.

Kế là lựa ra bảy đại:

 

CHÁNH VĂN:

     Nếu quán về tánh của địa đại,

     Thì nó ngăn ngại không thông suốt,

     Pháp hữu vi không phải chân tánh,

     Thì làm sao được tánh viên thông?

GIẢNG GIẢI:

Bồ-tát Trì Địa quán thông địa đại vượt lên thành viên thông. Nhưng đây Bồ-tát Văn-thù nói là người sơ tâm cũng không phải dễ tu tập. Địa đại thì tánh là ngăn ngại, không thông suốt. Nó thuộc về pháp hữu vi chớ không phải chân tánh. Người sơ tâm làm sao ở trong đó mà thành viên thông được? Làm sao vượt qua được ngăn ngại đó? Đó là chỗ khó cho hàng sơ tâm, nên Bồ-tát Văn-thù cũng lựa ra.

 

CHÁNH VĂN:

     Nếu quán về tánh của thủy đại,

     Quán tưởng đâu phải là chân thật;

     Thể như như không do giác quán,

     Thì làm sao được tánh viên thông?

GIẢNG GIẢI:

Đồng tử Nguyệt Quang quán tưởng về nước mà thành tựu Vô sanh nhẫn. Quán về nước được trùm khắp hết, cả căn phòng thành đầy nước. Nhưng Bồ-tát Văn-thù nói là thuộc về quán tưởng, mà quán tưởng thì không phải chân thật. Còn thể như như đó thì không thuộc về giác quán, tức giác quán không quán đến, không có tưởng đến trong đó được. Cái thể như như làm sao quán tưởng đến trong đó? Thành ra đó là chỗ khó cho hàng sơ tâm, làm sao vượt qua được chỗ quán tưởng đó? Cho nên Ngài Văn-thù cũng lựa ra.

 

CHÁNH VĂN:

      Nếu quán hỏa đại, trừ dâm dục,

      Chán cái có không phải thật ly;

      Phương tiện không hợp với sơ tâm,

      Thì làm sao được tánh viên thông?

GIẢNG GIẢI:

Ngài Ô-sô-sắt-ma quán về hơi ấm nơi thân tâm đều lưu thông không ngăn ngại, các lậu được tiêu, phát sanh ngọn lửa đại trí quý báu, lên bậc Vô thượng Giác. Do chán ghét lửa dâm dục, bỏ tướng hữu vi chuyển thành lửa trí tuệ, mới vượt lên thành Thánh đạo. Ngài Văn-thù nói đó là thuộc về ưa chán, lấy bỏ; chán lửa dâm dục mà chuyển thành lửa trí tuệ, thành ra có ưa chán. Mà ưa chán, lấy bỏ thì đó là thuộc về phương tiện, sơ tâm cũng khó khế hợp. Cho nên Ngài Văn-thù cũng lựa ra.

 

CHÁNH VĂN:

     Nếu quán về tánh của phong đại,

     Động tịnh đâu phải không đối đãi;

     Đối đãi trái với Vô thượng Giác,

     Thì làm sao được tánh viên thông?

GIẢNG GIẢI:

Bồ-tát Lưu Ly Quang tu quán Phong đại. Từ quán tướng động của gió rồi phát minh ra tánh bất động, ngộ được thật tướng. Nhưng Bồ-tát Văn-thù cũng chỉ ra: Có động có tịnh cũng thuộc về pháp đối đãi, là trái với Vô thượng Giác. Hàng sơ tâm đâu dễ gì ở trong đó mà vượt qua để thành viên thông. Cho nên Bồ-tát Văn-thù cũng lựa ra.

 

CHÁNH VĂN:

     Nếu quán về tánh của không đại,

     Hư không vô tri không hay biết;

     Không biết khác hẳn với Bồ-đề,

     Thì làm sao được tánh viên thông?

GIẢNG GIẢI:

Bồ-tát Hư Không Tạng do quán thấu hư không không bờ mé, vào Tam-ma-địa, rồi sức nhiệm mầu được viên mãn sáng suốt. Đối với Bồ-tát Hư Không Tạng tu được thành tựu, nhưng với hàng sơ tâm cũng không phải dễ. Đây Bồ-tát Văn-thù nói rõ: Hư không vốn vô tri, không biết gì; còn Bồ-đề là giác, là rõ biết sáng suốt, nên hư không khác hẳn với Bồ-đề. Vậy thì người sơ tâm đâu dễ gì ở trong đó mà quán vượt lên hư không để thành viên thông. Đó cũng là chỗ khó cho hàng sơ tâm, nên Bồ-tát Văn-thù lựa ra.

 

CHÁNH VĂN:

     Nếu quán về tánh của thức đại,

     Thức sanh diệt đâu phải thường trụ;

     Để tâm trong phân biệt hư vọng,

     Thì làm sao được tánh viên thông?

GIẢNG GIẢI:

Bồ-tát Di-lặc tu về định Duy Tâm Thức mà thành tựu các Tam-muội diệu viên thức tâm, cho đến được Phật thọ ký. Đây Bồ-tát Văn-thù nói thức thuộc về sanh diệt. Giờ quán duy thức tức là không thấy có một pháp thật, tất cả đều là duy tâm. Nhưng nếu rời cảnh còn tâm thì chưa qua khỏi sanh diệt. Hàng sơ tâm làm sao ở trong đó để xoay về cho hợp với tánh giác, vượt qua cái sanh diệt? Đó cũng không phải dễ, nên Ngài Văn-thù lựa ra.

 

CHÁNH VĂN:

     Tất cả hành đều vô thường,

     Tưởng niệm vốn trong vòng sanh diệt,

     Nhân và quả khác nhau như thế,

     Thì làm sao được tánh viên thông?

GIẢNG GIẢI:

Bồ-tát Đại Thế Chí tu về niệm Phật Tam-muội, thu nhiếp cả sáu căn cho niệm niệm được liên tục mà vào được Tam-ma-địa. Nhưng đây Bồ-tát Văn-thù nói các hành đều vô thường; hành tức là hành động tạo tác, đều thuộc vô thường, còn niệm thì cũng thuộc về sanh diệt. Cái nhân sanh diệt làm sao khế hợp với quả thường trụ. Vậy, làm sao vượt qua được cái đó để khế hợp? Đó là chỗ khó của người sơ tâm phải vượt qua, Bồ-tát Văn-thù cũng lựa ra.

Bồ-tát Văn-thù lựa ra hết căn, trần, thức, cho tới bảy đại trừ nhĩ căn. Đến sau cùng Ngài mới chọn ra nhĩ căn viên thông của Bồ-tát Quán Thế Âm là hợp với giáo thể cõi Ta-bà này.

 

CHÁNH VĂN:

      Nay con kính bạch Đức Thế Tôn,

      Phật ra đời nơi cõi Ta-bà,

      Trong cõi này lối dạy chân thật,

      Thanh tịnh do chỗ nói và nghe;

      Nay muốn tu chứng Tam-ma-đề

      Thật nên do cái nghe mà vào.

GIẢNG GIẢI:

Ngài Văn-thù phân tích rằng trong cõi này lối dạy chân thật, thanh tịnh là do chỗ nói và nghe. Cho nên nay muốn tu chứng Tam-ma-đề thì nên do cái nghe mà vào. Đó là hợp với giáo thể ở cõi này.

Trong nhà thiền, có vị tăng hỏi Hòa thượng Huyền Sa:

- Con mới vào tùng lâm, xin thầy chỉ cho con đường vào?

Ngài Huyền Sa bảo:

- Ông có nghe tiếng nước suối Yển chăng?

Ông tăng thưa:

- Dạ nghe.

Ngài Huyền Sa bảo:

- Hãy từ trong ấy mà vào.

Đó là Thiền sư chỉ thẳng từ cái nghe vào. Nhưng quan trọng là “biết vào”. Nếu kẹt ở trên cái nghe và âm thanh là không vào được.

Đây Ngài Văn-thù mới tán thán về pháp tu của Bồ-tát Quán Thế Âm:

 

CHÁNH VĂN:

     Xa rời khổ não, được giải thoát,

     Rất hay thay! Ngài Quán Thế Âm.

     Trong nhiều kiếp như cát sông Hằng,

     Vào cõi Phật như số vi trần.

     Được sức tự tại rất rộng lớn,

     Bố thí vô úy cho chúng sanh.

     Ngài Quán Thế Âm tiếng nhiệm mầu.

     Tiếng trong sạch và tiếng hải triều;

     Cứu đời mọi việc thảy an lành,

     Xuất thế gian được quả thường trụ.

GIẢNG GIẢI:

Hai câu đầu là khen ngợi Bồ-tát Quán Thế Âm được sanh diệt đã diệt, tịch diệt hiện tiền, cho nên nói: “Xa rời khổ não được giải thoát. Rất hay thay! Ngài Quán Thế Âm”. Ngài xa hết những khổ não, dứt sạch được hai thứ tử: tức phần đoạn tử và biến dịch tử, mới giải thoát hết những khổ não. Nên Ngài Văn-thù nói hay thay đó là chỗ chúng sanh cần phải đạt đến.

Hai câu kế: “Trong nhiều kiếp như cát sông Hằng. Vào cõi Phật như số vi trần”, khen ngợi 32 ứng thân của Bồ-tát Quán Âm hiện khắp các cõi Phật, gọi là vào cõi Phật như số vi trần.

Tiếp đến: “Được sức tự tại rất rộng lớn. Bố thí vô úy cho chúng sanh”, là khen ngợi 14 món vô úy, Bồ-tát Quán Âm sẵn sàng thí khắp cho chúng sanh để trừ sợ hãi, qua nội dung 14 món vô úy Ngài trình bày ở trước.

Rồi: “Ngài Quán Thế Âm tiếng nhiệm mầu. Tiếng trong sạch và tiếng hải triều”. Đây là khen ngợi về đức tướng và danh hiệu cảm đến chúng sanh, tức là danh hiệu của Bồ-tát Quán Âm có công đức lớn lao, ai niệm danh hiệu của Ngài thì tương đương với niệm danh hiệu của các Bồ-tát khác bằng với số lượng 62 ức sông Hằng.

Hai câu cuối: “Cứu đời mọi việc thảy an lành. Xuất thế gian được quả thường trụ”. Khen ngợi về việc cứu đời của Bồ-tát Quán Thế Âm được thành tựu rốt ráo.

Bồ-tát Quán Âm tu đạt quả thường trụ xuất thế gian cũng khiến cho người cũng được thành tựu quả xuất thế gian thường trụ.

Trước khi chọn pháp nhĩ căn viên thông của Bồ-tát Quán Thế Âm, Bồ-tát Văn-thù tán thán công đức của Bồ-tát Quán Thế Âm.

 

CHÁNH VĂN:

    Nay con kính bạch Đức Như Lai,

    Như lời Ngài Quán Âm vừa nói:

    Thí như có người ở chỗ vắng,

    Chung quanh mười phương đều đánh trống

    Mười chỗ đồng thời đều được nghe,

    Như thế mới chân thật viên thông.

GIẢNG GIẢI:

Bồ-tát Văn-thù xưng tán pháp tu nhĩ căn viên thông.

Như người ở nơi vắng vẻ, khi ấy mười phương đồng thời đánh trống, tuy mười chỗ đánh trống nhưng ngay đó đều nghe được hết, dù có vách tường ngăn cách cũng vẫn nghe. Để thấy rằng tánh nghe thông hết cả mười chỗ không có ngăn ngại trước sau hay xa gần, thành ra nhĩ căn có tánh viên thông. Ngài nói như thế mới là chân thật viên thông.

Người khéo thì có thể ngay nơi đó liền ngộ trở lại tánh nghe viên thông. Đây chính là chỗ đáng học, cần học cho thấu đáo. Kế Ngài mới chỉ ra nơi các căn không bằng:

 

CHÁNH VĂN:

   Mắt bị ngăn che, không thấy được,

   Thiệt căn, tỷ căn, cũng như vậy.

   Thân căn lúc hợp mới biết xúc,

   Ý căn lăng xăng không mối manh.

   Cách vách nhĩ căn vẫn nghe tiếng,

   Dầu xa dầu gần đều nghe được.

   Năm căn so sánh thật không bằng,

   Như thế mới chân thật viên thông.

GIẢNG GIẢI:

Năm căn kia đều có giới hạn không bằng nhĩ căn. Mắt bị ngăn che thấy trước không thấy sau; thiệt căn, tỷ căn có hợp thì mới biết; thân căn cũng vậy khi hợp thì mới có biết xúc, ly ra thì không. Ý căn thường lăng xăng, không rõ mối manh. Nhĩ căn thì dù xa dù gần dù ngăn bít nó cũng nghe, so với năm căn kia, nhĩ căn viên thông hơn. Ngài nói như thế mới chân thật viên thông. Đó là chỗ Bồ-tát Văn-thù so sánh để thấy rõ nhĩ căn này có ưu điểm viên thông.

 

CHÁNH VĂN:

    Tánh thanh trần có động có tĩnh,

     Trong tánh nghe thành có, thành không.

    Khi không tiếng gọi là không nghe,

    Đâu phải thật không còn tánh nghe;

    Không tiếng tánh nghe đã không diệt,

    Có tiếng tánh nghe đâu phải sanh;

    Trọn rời cả hai thứ sanh diệt,

    Như thế mới là thường chân thật.

GIẢNG GIẢI:

Tánh nghe nơi nhĩ căn không lệ thuộc thanh trần. Thanh trần thì có động có tịnh, khi phát ra hay nói lên thì nó động, nhưng khi để im thì nó lặng thành tịnh, mà có động có tịnh là có sanh có diệt, cũng là khi có khi không. Nhưng tánh nghe thì không phải theo đó mà thành có thành không.

Đây chỉ rõ: Khi không tiếng nhiều người gọi là không nghe, nhưng đâu phải thật là không có tánh nghe; không tiếng chỉ là thanh trần im lặng thôi, còn tánh nghe vẫn không thiếu vắng. Chúng ta quán kỹ sẽ cảm nhận rõ ràng tánh nghe viên thông, vượt cả sanh diệt. Thanh trần tức là tiếng, khi nghe tiếng thì tiếng có, qua rồi nó lặng thì tiếng thành không, nhưng tánh nghe vẫn không phải vì tiếng có tiếng không mà nó thành có thành không hay nó thành sanh thành diệt.

Tiếng thì có sanh có diệt, có động có tịnh nhưng tánh nghe vẫn không hai nên nó thường chân thật, không thiếu vắng. Vậy mà người ta lại không chịu xoay trở về tánh nghe thường chân thật này, lại lo chạy theo thanh trần để thành có thành không theo cái sanh diệt. Đó là chỗ mà Ngài muốn nhắc cho tất cả biết để xoay trở lại. Và cũng chính vì vậy mà Ngài chọn nhĩ căn viên thông.

 

CHÁNH VĂN:

     Dẫu cho trong lúc đang ngủ mê,

     Chẳng vì không nghĩ mà không nghe.

     Tánh nghe ra ngoài sự suy nghĩ,

     Thân, ý không thể so lường được.

GIẢNG GIẢI:

Đây là chỗ đặc biệt nữa. Tức là trong lúc ngủ mê không có suy nghĩ, mà cái nghe vẫn không mất. Để thấy tánh nghe còn vượt ngoài cái suy nghĩ, không phải do suy nghĩ mà có, suy nghĩ cũng không thể suy nghĩ đến được nó. Như ở trước, Phật dẫn chứng người ngủ mê nghe tiếng chày giã gạo thành như tiếng chuông tiếng trống. Lúc ngủ mê không suy nghĩ mà vẫn nghe được tiếng chày giã gạo, là tánh nghe không thiếu vắng; cũng chứng minh là nó vượt ngoài cái ý suy nghĩ. Đây như hồi chuông cảnh tỉnh cho những người có duyên được nghe những lời chân thật này phải khéo nhận trở lại tánh nghe thường hằng đó.

 

CHÁNH VĂN:

      Hiện nay, trong cõi Ta-bà này,

      Các thứ thanh luận được truyền bá,

      Do chúng sanh quên mất tánh nghe,

      Theo thanh trần nên bị lưu chuyển.

GIẢNG GIẢI:

Nói lên sự đua chen của người mê trong cõi Ta-bà. Quên mất tánh nghe mà chạy theo những lời nói, những luận bàn, bị ngôn ngữ chuyển nên đành phải đánh mất cái chân thật sâu xa nơi chính mình. Đó là theo thanh trần nên bị lưu chuyển, là đi theo đường chết mà xa với đạo chân thật.

 

CHÁNH VĂN:

      A-nan tuy có tánh nhớ dai,

      Vẫn không khỏi mắc các tà niệm;

      Há không phải tùy chỗ đắm chìm,

      Xoay ngược dòng thoát khỏi hư vọng.

GIẢNG GIẢI:

Đây dẫn lời Đức Phật trách Ngài A-nan nhớ dai nhưng vẫn không khỏi tà niệm là vướng vào nạn Ma-đăng-già. Đó cũng là nhắc chung cho những người khác, chớ không phải riêng Ngài A-nan. Tuy có sức thông minh lanh lợi nhớ dai nhưng mà cái nhớ đó đâu có qua khỏi các tà niệm, vì vậy phải thực tu.

Vết chân sai lầm đó nhắc người khác thấy rõ, để tránh không dẫm vào đó nữa. Cái hay nhất là “Há không phải tùy chỗ đắm chìm, Xoay ngược dòng thì thoát khỏi hư vọng”, là khéo ngay nơi chỗ đắm chìm đó mà xoay ngược dòng trở lại. Đó mới là con đường sống, là cá nhảy khỏi lưới. Ngay chỗ đắm chìm đó mà xoay ngược trở lại là vượt ra, còn theo đó là chìm luôn. Cho nên ai là người sáng suốt phải khéo xoay ngược lại, tức là buông chỗ mê đó mà xoay trở về thì đó là cái hay và cũng là không cô phụ lời chân thật của Như Lai. Đây là điều muốn nhắc cho tất cả.

 

CHÁNH VĂN:

     Thanh luận vốn dùng chỉ tánh nghe

     A-nan ông hãy chín chắn nghe,

     Nay tôi nương oai lực của Phật,

     Tuyên nói pháp Tam-muội chân thật,

      Chắc như Kim Cương Vương Như Huyễn,

     Không nghĩ bàn xuất sanh chư Phật.

GIẢNG GIẢI:

Đây muốn nhắc là hãy nhân nơi tiếng nói, lời dạy mà nhận rõ trở lại tánh nghe luôn có mặt. Thanh luận là những lời dạy, những ngôn ngữ luận bàn, dùng để chỉ rõ tánh nghe, chớ mắc kẹt theo đó. Chúng ta phải nhân đó để nhận trở lại tánh nghe, chớ đừng theo nó mà bị chìm.

Cho nên Ngài nhắc: “A-nan ông hãy chín chắn nghe, nay tôi nương oai lực của Phật, tuyên nói pháp Tam-muội chân thật, vững chắc như Kim Cương Vương Như Huyễn”. Kim Cương Vương Như Huyễn thì chém đứt tất cả những thứ hư vọng. Từ chỗ đó mà xuất sanh ra chư Phật. Người khéo xoay trở lại sẽ thấy được cái gốc mà chư Phật thành Phật, chớ không phải tầm thường.

 

CHÁNH VĂN:

     Ông nghe tất cả pháp bí mật,

     Của chư Phật số như vi trần,

     Nếu trước hết không trừ dục lậu,

     Chứa nghe nhiều chỉ thành lầm lỗi,

GIẢNG GIẢI:

Đó là những chỗ chúng ta cần kinh nghiệm, xét lại mình để thấy rõ đường đi. Dù có nghe nhiều mà không trừ dục lậu thì cũng không ra khỏi lỗi lầm. Cho nên, vị nào lanh lợi cũng phải cẩn thận, không có ỷ lại, đừng để cho những ham muốn đi trước mình. Dục lậu, chữ lậu tức là rơi rớt trở lại trong sanh tử, trong ba cõi, nó dẫn chúng ta đi vào trong lầm lỗi.

 

CHÁNH VĂN:

     Dùng cái nghe thọ trì Phật pháp,

     Sao ông không tự nghe cái nghe?

     Tánh nghe không phải tự nhiên sanh,

     Nhân thanh trần mà có danh hiệu.

     Xoay cái nghe thoát ly thanh trần;

     Cái hay thoát ấy gọi là gì?

GIẢNG GIẢI:

“Dùng cái nghe thọ trì Phật pháp, sao ông không tự nghe cái nghe?”. Tức nghe trở lại tánh nghe, thì tánh nghe không phải tự nhiên sanh, nó chỉ là nhân thanh trần mà có danh hiệu. Như vậy, nếu xoay cái nghe thoát ly thanh trần, thì cái hay thoát đó gọi là cái gì? Chỗ đó đó! Chỉ cần bao nhiêu đó mà quán kỹ là đủ tỏ ngộ thấy đường đi. Cái bí quyết mà Ngài Văn-thù chỉ ra đây quá rõ ràng, là hãy dùng cái nghe thọ trì Phật pháp mà tự nghe trở lại cái đang nghe đây. Thay vì nghe cái bên ngoài thì nghe trở lại tánh đang nghe, đó mới là quan trọng.

Nghe trở lại thì tánh nghe này không phải tự nhiên sanh hay bỗng nhiên mà có, nó nhân thanh trần mà có danh hiệu. Tức là tánh nghe vốn không có tên, nhưng nhân đối với thanh trần tạm lập tên. Khi xoay cái nghe trở lại nó thoát khỏi thanh trần rồi, tức nó không vướng trong thanh trần nữa, thì cái mà hay thoát đó muốn gọi nó là cái gì? Nó đã thoát khỏi thanh trần rồi thì đâu có dùng tiếng mà gán cho nó. Thấy được chỗ đó là thấy chỗ thoát luân hồi! Tức là do có thanh trần nên tạm mượn danh hiệu gọi nói là “tánh nghe”, đó là lúc còn đối đãi. Giờ nó thoát khỏi thanh trần rồi thì muốn gọi nó là cái gì đây? Ngay đó ngộ là tự biết liền. Còn mắc kẹt nơi chữ nghĩa, ngôn ngữ tức không rời khỏi thanh trần thì không thấy được.

Quả đúng là Ngài chỉ rất cặn kẽ, đây gọi là bí quyết.

Nhà thiền, có lần có vị tăng hỏi Thiền sư Quang Mục:

 - Thế nào là cái chánh nghe?

Thiền sư Quang Mục đáp:

- Chẳng từ lỗ tai mà vào.

Cái chánh nghe đó là không phải từ lỗ tai vào, từ lỗ tai là còn đối với thanh trần, là không phải chánh nghe.

Ông tăng hỏi:

- Vậy thì làm thế nào?

Ngài Quang Mục đáp:

- Ông lại nghe chăng?

Hỏi: “Đã không từ lỗ tai vào thì làm thế nào?”, Ngài gạn trở lại: “Vậy ông lại nghe chăng?”. Cái này đâu phải lệ thuộc vào trong lỗ tai với căn trần. Chỉ thẳng như vậy! Chúng ta thấy được chỗ này là thấy được chỗ chân thật vượt căn trần. Đó cũng là con đường về của chúng ta.

Đoạn kinh này là đoạn kinh rất quan trọng, gọi là bí quyết.

 

CHÁNH VĂN:

     Một căn đã trở về bản tánh,

     Thì cả sáu căn thành giải thoát.

GIẢNG GIẢI:

Một căn đã trở về bản tánh tức là trở về nguồn, là nó đã được nhổ lên, thì sáu căn liền thành giải thoát. Bởi vì sáu căn cũng đồng một thể tinh minh, khi mê nó chia thành sáu, giờ một căn này nhổ lên rồi thì trở về bản tánh không hai, đâu còn chia cách ngăn ngại nữa. Mới thấy mê làm chi ở sáu căn này để cho khổ? Trong khi lẽ thật không hai, không phải lệ thuộc vào trong căn này. Đó là chỗ chúng ta phải khéo nhận để trở về.

 

CHÁNH VĂN:

      Thấy nghe như bệnh lòa huyễn hóa,

      Ba cõi tợ hoa đốm trong không.

      Xoay cái nghe gốc lòa tiêu dứt,

      Trần tướng tiêu tánh giác viên tịch.

GIẢNG GIẢI:

Đây là chỗ cần nên nhớ: Cái thấy nghe như bệnh lòa, không có thật, còn ba cõi giống như hoa đốm trong hư không, không có cái gì đáng để bám luyến. Tức là cái thấy-nghe-hiểu-biết ngay sáu căn, đây nói gọn là cái thấy-nghe này như bệnh lòa huyễn hóa từ một thể giác nguyên thủy không hai, chưa từng có sanh có diệt, do bất giác quên cái thể không hai đó, biến thành có thấy, nghe, hiểu, biết, rồi cột nó với các trần. Đó là điều đáng buồn, đáng tiếc! Từ một thể giác nguyên thủy không hai, chưa từng có sanh diệt, bây giờ sao bỗng nhiên bất giác quên nó đi rồi biến thành có thấy, nghe, hiểu, biết ngăn cách với nhau, cột với sáu trần. Đây nhắc lại cho mỗi người cần phải thức tỉnh, chớ có đắm mê trong đó nữa!

Rồi ba cõi giống như hoa đốm trong hư không, không có chắc thật gì hết. Thế gian này thì chỉ là một phần nhỏ trong ba cõi. Vậy có đáng gì để chúng ta mê trong đó? Cho nên cần phải dõng mãnh để xoay cái nghe trở lại tánh chân thật. Ngài muốn nhắc là nhắc chỗ đó.

Xoay cái nghe trở lại thì gốc bệnh lòa tiêu dứt. Gốc lòa tiêu dứt thì trần tướng hết chỗ để nương. Trần tướng tiêu thì tánh giác sẽ viên tịch. Bởi gốc lòa nơi sáu căn đã tiêu rồi thì trần tướng nương vào đâu? Trần tướng nương là nương mấy cái lòa của sáu căn này, tức cái thấy-nghe-hiểu-biết thành lòa này. Trần tướng hết sạch thì tánh giác thành lặng lẽ tròn đầy, đâu còn mắc kẹt kia đây nữa. Đây mới là chỗ trở về và cũng là niềm vui lớn nhất.

 

CHÁNH VĂN:

     Tột thanh tịnh trí quang thông suốt,

     Thể tịch chiếu cùng khắp hư không.

     Trở lại xem các việc thế gian,

     Thật giống như chiêm bao không khác.

GIẢNG GIẢI:

Đối với người giác ngộ, với người trí nói thì nghe rất thoải mái, trong khi chúng ta vẫn còn nặng nề ở trong chiêm bao. Nghĩa là khi đã trở về rồi, tánh giác được lặng lẽ tròn đầy, khi nó tột chỗ thanh tịnh, căn trần không còn che thì ánh sáng trí tuệ thông suốt không che mờ, cái thấy suốt xưa nay không còn mê lầm, trong đó nó chiếu khắp mà vẫn thường tịch, cho nên nó không có mê theo chỗ chiếu. Nó thường tịch mà hay chiếu khắp nên không có gì làm mờ được nó. Gọi là thể tịch chiếu rộng khắp, đầy đủ cả hai nghĩa tịch và chiếu. Chúng ta tu tập phải nhớ kỹ, nếu nó nghiêng một bên thì chưa phải.

Từ cái thể tịch chiếu đó nhìn trở lại các việc trong thế gian thì giống như trong chiêm bao có gì đâu, không đáng bận tâm!

Người giác ngộ, giống như thức tỉnh giấc mê từ vô thủy. Khi tỉnh giấc mê từ vô thủy rồi, nhìn trở lại thế gian này thấy như giấc mộng, do đó các Ngài hết còn gì để ham muốn, để tham luyến. Còn chúng ta thấy thật cho nên mới còn ham muốn, còn tham luyến này nọ! Đây là điểm nhắc nhở, mong mỗi người đều thấy được để thức tỉnh mở mắt ra xem! Mỗi người hãy tự xét lại xem mình còn ham muốn nhiều hay ít, liền biết được tâm của mình thế nào rồi tự sách tấn mình. Thấy được con đường, chúng ta phải đi như thế nào để tu tiến hơn nữa, chớ đừng có tự mãn.

 

CHÁNH VĂN:

     Ma-đăng-già ở trong mộng kia,

     Còn ai đâu bắt ông được nữa?

     Như các huyễn sư khéo trong đời,

     Làm trò hóa ra các trai gái;

     Tuy thấy các căn đều cử động,

     Cốt yếu do cái máy giựt dây,

     Máy dừng tất cả đều yên lặng,

     Các trò huyễn trở thành không tánh.

GIẢNG GIẢI:

Khi sức thanh tịnh đã tột, trí quang thông suốt, có thể chiếu khắp, rồi nhìn trở lại thế gian giống như chiêm bao không gì khác, thì lúc đó Ma-đăng-già trong mộng đâu còn bắt mình được nữa. Bởi vì trước kia Ngài A-nan thấy thật cho nên mới bắt được, giờ thấy như người trong mộng tức nhiên Ngài A-nan tự giải thoát.

Cũng giống như huyễn sư khéo làm trò hóa ra trai gái. Tuy thấy các căn có cử động nhưng do người máy ở trong giật dây chứ có gì đâu. Đây cốt yếu là do cái máy giật dây, nếu cái máy dừng thì tất cả đều yên lặng, các trò huyễn trở thành không tánh, có cái gì thật ở trong đó đâu?

Vậy thấy rằng thân này tuy có cử động, có tới lui hoặc là có vui buồn nhưng sự thật vốn không có thật ngã. Do có nghiệp thức gá ở trong nên tạm còn hoạt động, khi nghiệp thức đi rồi thì nằm cứng đơ thôi, lúc đó mặc tình cho ai chửi bới. Rõ ràng nó vốn không thật ngã, trống rỗng không có tự tánh, không thật có ai ở trong đó. Quán kỹ như vậy thì chúng ta sẽ bớt lầm chấp. Và như vậy tất cả chúng ta sống ở đây, nói là sống chứ sự thật nếu nhìn theo con mắt này thì là diễn trò với nhau thôi. Mỗi người là mỗi con rối có hình tướng khác, và mỗi con rối có vai diễn khác. Khi hạ màn thì đồng ra nghĩa địa như nhau.

Thấy được chỗ đó rồi mới thấy cuộc đời không có ý nghĩa gì! Chỉ còn một việc là làm sao sáng tỏ trở lại tự tánh chân thật của mình, là cái thể thật chiếu rộng khắp, để sống trở lại mới là có ý nghĩa. Nhưng vì chúng ta còn mang nó, tức là cũng còn lệ thuộc vào nó thì còn mượn nó tạm sống để tu. Khi hết hạn rồi thì buông chớ không có gì luyến tiếc. Nhớ kỹ như vậy để bớt tham luyến vào thân này. Đừng tham cái gì trong đó để rồi chìm đắm không ra khỏi. Có gì để mà tham đắm trong đó! Tham đắm một cái trống rỗng rồi phải đành chịu nô lệ, chịu khổ trầm luân. Có đau không? Quán kỹ sẽ có sức tỉnh giác rất lớn.

 

CHÁNH VĂN:

    Cả sáu căn cũng giống như thế,

    Vốn đều nương một tánh Tinh Minh,

    Chia ra thành sáu thứ hòa hợp;

    Một nơi đã rời bỏ quay về,

    Thì cả sáu đều không thành lập;

    Liền ngay đó trần cấu đều tiêu;

    Chuyển thành tánh viên minh tịch diệu.

GIẢNG GIẢI:

Từ một tánh Tinh Minh sáng suốt không hai, nhưng mê chia thành ra sáu thứ hòa hợp, tức là thấy, nghe, hiểu, biết nơi sáu căn. Nếu ngộ trở lại, ngay một căn mà quay trở về tánh nhất Tinh Minh thì cả sáu nơi đều thành rỗng suốt, tức là không thành lập. Sáu nơi đều thành rỗng suốt tức căn đã không thì trần bám vào đâu mà khởi? Ngay đó căn trần đều tiêu thì chuyển thành giải thoát. Ngay đó chuyển thành tánh viên minh tịch diệu. Tức là tánh sáng tròn, lặng lẽ, nhiệm mầu, không có gì che mờ được, là ngay vọng chuyển thành chân.

Khi xưa ngay sáu căn thấy-nghe-hiểu-biết là vọng, giờ chuyển nó thành tánh viên minh tịch diệu, chứ không phải là có cái chân nào khác ngoài nó. Thấy hiểu như vậy, chúng ta càng có thêm niềm tin tiến tu. Bởi vì khi mê thì một Tinh Minh chuyển thành sáu hòa hợp, là “giống như” sáu chứ không phải thật thành sáu. Khi giác thì sáu hòa hợp chuyển thành một Tinh Minh. Nói chuyển trở lại chứ thật không chuyển gì hết, nó sẵn vậy rồi nhưng do mê vọng tưởng rồi quên vậy thôi. Như vậy, con đường mê-giác ngay trước mắt, chớ không có đâu xa!

Trong nhà thiền, Thiền sư Pháp Viễn - Ngũ Tổ nói về câu chuyện cái rạp hát có người gỗ. Câu chuyện này ai mà chịu lắng lòng quán kỹ sẽ có chỗ nhận rất lý thú và sáng tỏ.

Một hôm, Sư thượng đường bảo:

- Hôm qua Lão Tăng đi vào trong thành, thấy một rạp hát, bên trong là người gỗ múa rối (có người giật dây ở trong đó).

Thấy vậy, nên mới đến gần xem. Thấy nó đẹp đẽ lạ kỳ, hoặc thấy xấu xa vô kể (tức là xem thấy các con rối có con hình dáng đẹp đẽ, có con hình dáng xấu xa). Hoặc nó chuyển động đi ngồi, hoặc là xanh vàng, đỏ trắng, mỗi mỗi thấy rõ. Nhưng đến khi xem kỹ lại thì vốn là miếng vải xanh bọc lại, bên trong có người giật dây. Lão Tăng nhịn không được mới đến hỏi:

- Ông tên gì vậy?

Hỏi cái người giật dây bên trong thì làm sao nói? Đó là chuyện làm ăn của người ta mà hỏi làm bể mánh người ta sao? Cho nên khi hỏi ông tên gì thì kẻ kia liền nói:

- Cái ông Hòa thượng này! Xem thấy là xong rồi, hỏi tên làm gì nữa!

Xem thấy là biết rồi còn hỏi tên làm gì nữa? Bấy nhiêu đó là đủ cho mình ngộ rồi. Cho nên:

Sư bảo đại chúng:

- Lão Tăng bị kẻ kia nói một câu khiến không lời có thể đáp, không lý có thể bày. Lại có người vì Sơn Tăng nói được chăng?

Đây là chỗ cần lắng lòng, quán cho kỹ thì sáng tỏ. Thấy người cử động tới lui rõ ràng đó nhưng lại gần nhìn kỹ xem cho rõ thì bên ngoài chỉ là lớp vải bọc, bên trong có người giật dây. Ngài thấy người đó rồi, nhịn không được nên lại hỏi: “Ông tên gì vậy?’. Người kia nói rằng: “Ông thấy là được rồi, còn hỏi tên làm gì nữa!”. Thấy là xong, nhận ra là xong rồi, còn hỏi tên là bị ăn đòn. Rõ ràng vậy thôi, chuyện đó là như vậy.

 

CHÁNH VĂN:

     Còn trần cấu tức còn học vị,

     Sáng suốt cùng tột tức Như Lai.

GIẢNG GIẢI:

Rất đơn giản. Khi còn trần cấu là còn trụ nơi học vị, còn là hữu học. Nếu sáng suốt cùng tột tức Như Lai, hết còn gì để học. Như Lai không phải từ nơi nào khác đến. Đó là chỗ cần phải tỉnh, cũng là chỗ muốn nhắc cho tất cả, khuyên tất cả phải hết sức chú tâm nghe kỹ, thức tỉnh trở về, đừng quá đắm mê theo trò mộng huyễn. Đây Ngài Văn-thù kêu gọi:

 

CHÁNH VĂN:

     Hỡi đại chúng và ông A-nan!

     Hãy xoay lại cái nghe điên đảo,

     Xoay cái nghe về nghe tự tánh,

     Nhận tự tánh thành đạo Vô thượng;

     Thật tánh Viên Thông là như thế.

GIẢNG GIẢI:

Bồ-tát Văn-thù thiết tha kêu gọi mọi người hãy thức tỉnh trở lại, hãy xoay cái nghe điên đảo theo thanh trần mà nghe trở lại tự tánh. Cái nghe mà lâu nay theo thanh trần đó, gọi là cái nghe điên đảo. Giờ xoay trở lại để nghe trở về tự tánh, tức nghe trở lại cái đang nghe đây là vượt khỏi thanh trần.

Cần sáng tỏ, thanh trần là cái tiếng không biết nghe, lỗ tai là hai miếng thịt cũng đâu biết nghe. Vậy cái gì nghe? Phải xoay trở lại chỗ đó, chớ có lầm theo thanh trần, lầm theo lỗ tai! Nghe trở lại tự tánh là vậy, nhận ra tự tánh đó là chỗ thành đạo Vô thượng, là chỗ vượt thoát cả thế gian mộng ảo.

 

CHÁNH VĂN:

     Đây chính là một đường thẳng tiến;

     Vào Niết-bàn của vi trần Phật.

     Các Đức Như Lai thuở quá khứ,

     Đã thành tựu đều từ môn này;

     Các vị Bồ-tát trong hiện tại,

     Nay mỗi vị đều vào viên minh,

     Cùng những người tu học đời sau,

     Đều phải nương theo pháp môn đó,

     Tôi cũng do pháp ấy mà chứng,

     Không riêng gì Ngài Quán Thế Âm.

GIẢNG GIẢI:

Bồ-tát Văn-thù tán thán: “Đây là con đường thẳng tiến vào Niết-bàn của vi trần chư Phật”, chứ không phải thường. “Chư Phật quá khứ, chư Bồ-tát hiện tại và người học về sau cũng đều nương theo đó mà tiến vào chứ không riêng gì Bồ-tát Quán Thế Âm”.

Vậy chúng ta còn chưa chịu tin sao? Chỉ ngay đó xoay trở lại, đó là con đường trở về chung cho tất cả.

CHÁNH VĂN:

     Thật như lời Đức Phật Thế Tôn,

     Đã hỏi con về các phương tiện,

     Để cứu giúp trong đời mạt pháp,

     Những người cầu ra khỏi thế gian,

     Thành tựu được tâm tánh Niết-bàn,

     Ngài Quán Âm chính là hơn cả.

     Ngoài ra còn các phương tiện khác,

     Đều là nhờ uy thần của Phật,

     Từ sự tướng rời bỏ trần lao.

     Không phải pháp tu học thường xuyên,

     Cạn hay sâu cũng đồng nghe được.

GIẢNG GIẢI:

Bồ-tát Văn-thù chọn “Pháp môn Quán Âm” này là phương tiện tốt nhất cho chúng sanh trong đời mạt pháp cầu ra khỏi thế gian. Một số căn cơ thích hợp với pháp môn nào thì họ tu cũng có kết quả chứ không phải không, nhưng không phải chung cho đa số. Còn pháp nhĩ căn viên thông này là pháp thích hợp với nhiều người, cho nên Ngài tán thán.

 

CHÁNH VĂN:

     Xin đảnh lễ tánh Như Lai Tạng,

     Vô lậu không còn sự nghĩ bàn,

     Nguyện gia bị cho đời vị lai,

     Nơi pháp môn này không lầm lẫn.

     Đây là phương tiện dễ thành tựu,

     Nên đem dạy cho ông A-nan,

     Và những kẻ trầm luân mạt kiếp;

     Chỉ dùng nhĩ căn mà tu tập,

     Thì viên thông chóng hơn pháp khác,

     Tâm tánh chân thật là như thế.

GIẢNG GIẢI:

Đây Ngài không phải lễ bên ngoài mà lễ cái tánh Như Lai Tạng vô lậu. Bởi đây là chỗ xuất sanh ba đời chư Phật. Ngài đảnh lễ tánh này tức là cũng nhắc cho tất cả hãy nhớ để quay về tánh Như Lai Tạng. Đây vừa là chỗ xuất sanh ba đời chư Phật, mà cũng là chỗ tất cả chúng sanh chưa từng rời khỏi nhưng lại bỏ quên. Quay về tánh này mới là điều quan trọng, đừng để chìm trong văn tự rồi mê đắm trong các trần lao. Tâm tánh chân thật này vốn ở ngay đây, ai cũng có thể tự chứng nghiệm được tánh này, là lẽ thật nơi mỗi người, không phải nhọc nhằn tìm cầu đâu xa.

Học đây rồi chúng ta thấy mình được duyên lớn mà cũng nhớ ơn lớn của chư Phật, Bồ-tát. Tức là chúng ta không phải nhọc nhằn cầu tìm mà được Phật, Bồ-tát chỉ ra sẵn. Vậy mà chúng ta không biết quý trọng để tiến tu là sao? Cái đáng quý trọng vậy đó mà không quý trọng, lại thường quý trọng thân này, thích diễn trò rồi quý trọng tài sản, của cải, chùa chiền, vật chất, thế này thế kia v.v... để rồi cuối cùng đều thành trắng tay! Đó là chỗ điên đảo của thế gian, mà người tu nhiều khi cũng mắc kẹt. Cho nên, học kỹ chúng ta mới thấy được những lầm mê của mình để biết mà chuyển trở lại, mà chọn hướng đi và thấy được đường trở về.

Một hôm, Thiền sư Trí Bổn thượng đường, lớn tiếng gọi:

- Thị giả.

Vị thị giả:

- Dạ.

Sư hỏi:

- Đại chúng đã nhóm họp hay chưa?

Thị giả thưa:

- Đại chúng đã nhóm họp xong rồi.

Sư bảo:

- Còn một cái kia sao không đến dự tham?

Thị giả câm miệng không đáp được.

Vậy thì ai đáp được? Đại chúng nhóm họp hết rồi nhưng Ngài hỏi còn cái kia không đến dự. Cái kia là cái gì? Cái đó là cái để mỗi người cần phải thấy được. Mỗi người trả lời sao cho xứng đáng thì đó mới là chỗ quan trọng để trở về. Đó là Bồ-tát Văn-thù vâng lời Đức Phật, chọn ra căn viên thông thích hợp cho chúng sanh cõi này cũng như đời mạt pháp.

CHÁNH VĂN:

Khi ấy, ông A-nan và đại chúng thân tâm tỏ rõ nhận được sự chỉ dạy rộng lớn, xem quả Bồ-đề và đại Niết-bàn của Phật cũng như người nhân có việc đi xa chưa trở về, song đã biết rõ con đường về nhà. Khắp trong hội chúng Thiên, Long, Bát Bộ cùng hàng Nhị thừa hữu học và tất cả các vị Bồ-tát mới phát tâm, số lượng bằng mười số cát sông Hằng đều nhận ra bản tâm, xa lìa trần cấu được pháp nhãn thanh tịnh. Bà Tánh Tỳ-kheo-ni nghe nói bài kệ xong thành quả A-la-hán, không lường chúng sanh đều phát tâm vô đẳng đẳng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

GIẢNG GIẢI:

Xưa, một thời pháp của Phật là hằng sa người tỏ ngộ. Mới thấy công đức, năng lực của Phật quá hy hữu! Đến đây, Bồ-tát Văn-thù chọn căn viên thông đã xong, Ngài A-nan và đại chúng nhận sự chỉ dạy, được tỏ rõ đều được lợi ích rộng lớn, đã biết được con đường về, tin chắc không nghi, chỉ còn ứng dụng tu thôi. Để chúng ta thấy rõ là ngộ rồi còn phải tu, có tu mới đến nơi.

Rồi hằng sa chúng nhận ra được bản tâm, đây nói bằng mười số cát sông Hằng, là biết bao nhiêu người nhận ra được bản tâm của mình. Nhận ra được bản tâm tức là vượt qua bao nhiêu kiếp lầm mê. Cho nên mỗi vị phải khéo tin chắc rồi tu tập, để ngay đây sáng được bản tâm rồi thì thấy là một niềm vui lớn, là đã vượt qua không biết bao nhiêu kiếp lầm mê của mình. Cái đó mới gọi là công đức lớn lao hy hữu, là việc đáng quý mà không lo làm, lại lo những cái không quan trọng thì thật đáng tiếc!

Kế, Phật chỉ ra bốn nghĩa quyết định.

***

Kinh - Luật - Luận

adv3

Video giới thiệu

Tập:
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
  • 9
  • 10
  • 11
  • 12
  • 13
  • 14
  • 15
  • 16
  • 17
  • 18
  • 19
  • 20
  • 21
  • 22
  • 23
  • 24
  • 25
  • 26
  • 27
  • 28
  • 29
  • 30
  • 31
  • 32
  • 33
  • 34
  • 35

Tìm kiếm

Ảnh đẹp

Ảnh đẹp
Ảnh đẹp
Ảnh đẹp
Ảnh đẹp
Ảnh đẹp

Lịch

Thống kê truy cập

  • Lượt truy cập: 05427
  • Online: 13