Luận tối thượng thừa giảng giải (Phần 3)
17/04/2012 | Lượt xem: 4153
CHÁNH VĂN
Hỏi : Sao biết giữ chơn tâm là yếu môn vào đạo?
Đáp : Cho đến đưa một tay lên, lấy móng tay vẽ hình tượng Phật, hoặc tạo công đức như cát sông Hằng, chỉ là Phật vì giáo hoá chúng sanh không trí tuệ, tạo nghiệp được quả báo thù thắng ở đời sau và gây nhân thấy Phật. Nếu người mong sớm thành Phật nên giữ chơn tâm. Trong ba đời, chư Phật nhiều vô lượng vô biên, nếu có một vị không giữ chơn tâm mà thành Phật, hoàn toàn vô lý. Cho nên Kinh nói: “Cột tâm một chỗ không việc gì chẳng xong”. Thế nên biết giữ chơn tâm là yếu môn vào đạo.
GIẢNG
Ngài nói rằng, như trong Kinh Pháp Hoa, Phật nói rằng giả sử có người đưa tay lên hoặc có người lấy móng tay vẽ tượng Phật..v.v… tất cả những công đức đều sau này được gặp Phật hết. Sở dĩ Phật nói nhiều phương tiện, nhiều cách thức để sau này tu hành được quả báo tốt đẹp, như vậy đều là phương tiện giúp cho người kém trí tuệ, họ nhớ họ nghĩ đến quả báo tốt đẹp đó mà họ gieo cái nhân thấy Phật sau này. Vậy tất cả cái đó là phương tiện giúp người thiếu trí huệ gieo cái nhân được thấy Phật sau này chớ không phải là chổ cứu kính.
Nếu người mong sớm thành Phật nên giữ chơn tâm. Trong ba đời, chư Phật nhiều vô lượng vô biên, nếu có một vị không giữ chơn tâm mà thành Phật, hoàn toàn vô lý.
Ngài nói còn cái chỗ rốt ráo, cái chỗ cứu kính tu để thành Phật thì tất cả chúng ta muốn được thành thì phải khéo giữ chơn tâm. Tại sao? Vì ba đời chư Phật nhiều vô luợng vô biên đều do giữ chơn tâm mà thành Phật, nếu không phải do giữ chơn tâm mà thành Phật đó là hoàn toàn vô lý. Đây ngài dẫn chứng:
Cho nên Kinh nói: “Cột tâm một chỗ không việc gì chẳng xong”.
Đây là Kinh Tứ Thập Nhị Chương, đơn giản quá. Trong Kinh đã nói rõ: “Cột tâm một chỗ không việc gì chẳng xong”, mà cột tâm một chỗ là giữ chơn tâm. Tại sao vậy? Cột tâm nào một chổ mà gọi là giữ chơn tâm? Tức là bởi cái tâm lăng xăng loạn tưởng của mình nếu mình cột được một chổ thì cái chơn tâm nó hiện bày, cho nên khéo cột tâm lăng xăng ở một chổ thì chơn tâm hiện ra gọi là không việc gì chẳng xong.
Thế nên biết giữ chơn tâm là yếu môn vào đạo. Chúng ta biết rằng tu để đến Phật quả, tu để được giác ngộ hoàn toàn thì không cách nào hơn là khéo giữ chơn tâm không cho bị loạn tưởng che phủ, đó là cái gốc là cái yếu môn vào đạo.
CHÁNH VĂN
Hỏi : Sao biết giữ chơn tâm là tông của mười hai bộ kinh?
Đáp : Ở trong tất cả Kinh, Như Lai nói tất cả tội phước, tất cả nhân duyên quả báo, dẫn tất cả núi sông, quả đất, cỏ cây..v.v…các thứ tạp vật, đề ra thí dụ nhiều vô lượng vô biên, hoặc hiện thần thông vô lượng các thứ biến hóa, chỉ là Phật vì giáo hóa chúng sanh không trí huệ các thứ tâm dục, tâm hành muôn vàn sai khác. Thế nên biết, Như Lai tùy cửa tâm kia dẫn vào nhất thừa. Chúng ta đã thể nhận Phật tánh của chúng sanh xưa nay thanh tịnh, như mặt trời bị mây che. Chỉ cốt rõ ràng giữ chơn tâm, mây niệm vọng hết, mặt trời trí huệ liền hiện. Đâu cần học nhiều những cái thấy biết bị khổ sanh tử, tất cả nghĩa lý và việc trong ba đời. Ví như lau gương, bụi hết, ánh sáng tự nhiên hiện. Nay ở trong tâm vô minh mà học được, trọn không kham. Nếu hay rõ ràng không mất chánh niệm, trong tâm vô vi học được, ấy là chơn học. Tuy nói chơn học trọn không có chổ học. Vì cớ sao? Vì tâm và Niết bàn cả hai đều không. Lại không hai, không một nên không có chỗ học. Pháp tánh tuy không, cần phải rõ ràng giữ chơn tâm. Vì để vọng niệm không sanh, tâm ngã sở diệt. Kinh Niết bàn nói: “Người biết Phật không nói pháp, ấy gọi là đa văn đầy đủ”. Nên biết, giữ chơn tâm là tông của mười hai bộ kinh.
GIẢNG
Sao biết giữ chơn tâm là tông của mười hai bộ kinh?
Sao biết rằng giữ chơn tâm là tông, tông là cái gốc, của mười hai bộ kinh.
Ở trong tất cả Kinh, Như Lai nói tất cả tội phước, tất cả nhân duyên quả báo, dẫn tất cả núi sông, quả đất, cỏ cây..v.v…các thứ tạp vật, đề ra thí dụ nhiều vô lượng vô biên, hoặc hiện thần thông vô lượng các thứ biến hóa, chỉ là Phật vì giáo hóa chúng sanh không trí huệ các thứ tâm dục, tâm hành muôn vàn sai khác. Thế nên biết, Như Lai tùy cửa tâm kia dẫn vào nhất thừa. Chúng ta đã thể nhận Phật tánh của chúng sanh xưa nay thanh tịnh, như mặt trời bị mây che. Chỉ cốt rõ ràng giữ chơn tâm, mây niệm vọng hết, mặt trời trí huệ liền hiện.
Hỏi rằng sao biết giữ chơn tâm là tông, là cái gốc của mười hai bộ Kinh. Ngài trả lời, Đức Phật nói ra tất cả Kinh, mỗi Kinh có nói nào tội, nào phước, nào nhân duyên quả báo, nói tất cả cảnh này vật nọ thí dụ vô lượng vô biên hoặc có khi Phật hiện thần thông biến hóa rốt cuộc chỉ là Phật vì giáo hoá chúng sanh không trí huệ. Tại sao không trí huệ? Tại vì các thứ tâm dục tâm hành muôn ngàn sai khác. Tâm dục là tâm tham muốn đủ thứ. Tâm hành là tâm chạy ngược chạy xuôi theo quan niệm nghĩ tưởng của mình gọi là chạy theo nghiệp đó thì nó rất là nhiều. Bởi tâm chúng sanh nhiều thứ, nên Phật nói nhiều pháp môn dẫn nhiều phương tiện để cho người nghe người học thức tỉnh, vì họ thiếu trí huệ nên Phật mới dùng nhiều phương tiện như vậy, chớ không phải Phật pháp có nhiều. Đức Lục Tổ ngài nói một câu mà chúng ta không bao giờ dám quên, ngài nói: “Phật dạy tất cả pháp để độ tất cả tâm, ta không tất cả tâm đâu cần tất cả pháp”. Vậy pháp của Phật dạy là phương thuốc trị tâm bệnh cho chúng sanh, tâm chúng sanh có ngàn muôn ức bệnh thì pháp của Phật cũng có ngàn muôn ức pháp, nói danh từ chuyên môn là tám muôn bốn ngàn pháp môn. Tại sao Phật pháp quá nhiều vậy? Bởi vì tâm niệm chúng sanh quá nhiều, rồi tùy theo bệnh mà Phật nói pháp để trị, trong nhà Phật dùng từ đối bệnh hay tuỳ bệnh dữ dược nghĩa là theo bệnh mà cho thuốc, chúng sanh có bệnh nào thì Phật có thuốc ấy để trị. Cũng như chúng ta vào nhà thuốc tây, thấy trong nhà thuốc tây thuốc đầy cả tủ này qua tủ kia, mấy trăm thứ. Tại sao thuốc bán nhiều thứ vậy? Vì chúng ta nhiều thứ bệnh, ai đau đầu thì mua thuốc đau đầu, ai đau bụng thì mua thuốc đau bụng, ai nhức tay thì mua thuốc nhức tay..v.v… đủ thứ thuốc trị đủ thứ bệnh. Nếu chúng ta chỉ có một thứ bệnh thì nhà thuốc chỉ bán có một thứ thuốc thôi. Nếu chúng ta không bệnh thì nhà thuốc phải đóng cửa. Thuốc có là do bệnh chúng ta có. Vậy bệnh có trước hay là thuốc có trước? Vì chúng ta bệnh nên thầy thuốc mới nghiên cứu tìm thứ thuốc nào đó để trị. Khi tìm ra thứ thuốc thì đó là theo bệnh cho thuốc. Phật cũng vậy, nếu chúng ta chỉ có một bệnh, thì chắc Phật dạy chỉ có một pháp thôi. Nhưng chúng ta trăm ngàn thứ bệnh, bây giờ ở đây tất cả quí vị thử kiểm dùm tôi coi tâm niệm của quí vị chừng bao hiêu thứ, kiểm dùm cho tôi coi, khai đi chừng bao nhiêu? Mình cũng không biết mình có bao nhiêu nữa, không biết bao nhiêu tùy duyên, gặp cái nào nó sanh cái ấy, đủ thứ chuyện đủ thứ bệnh. Đang vui thấy người ta làm cái gì trái ý liền nổi giận, thành ra không biết cái bệnh mình nó chuyển lúc nào, đang cái này nó qua cái kia. Đang giận, rồi có ai đó can thiệp vô, nói khuyên can cái mình sanh ghét, ghét người đó. Người ta đang cải, đang nói ngon miệng thì can thiệp, rồi giận, rồi ghét, rồi đủ thứ, trong một tiếng đồng hồ nó chuyển không biết bao nhiêu bệnh, vì vậy mà không thể nói bao nhiêu thuốc được, do bệnh quá nhiều nên thuốc cũng quá nhiều. Từ chuyên môn trong nhà Phật nói, chúng sanh có tám muôn bốn ngàn phiền não thì Phật cũng có tám muôn bốn ngàn pháp môn. Vậy chúng ta có bao nhiêu bệnh thì Phật có bao nhiêu thuốc, thuốc là để trị bệnh. Ngày nào đó, chúng ta hết bệnh thì thuốc Phật làm sao? Chắc quí vị không can đãm nói lên rằng chúng ta hết bệnh thuốc Phật cũng phải bỏ, mà không dám nói nói sợ tội, sự thật nó là như vậy. Cho nên Lục Tổ Huệ Năng, Ngài dám nói: “Phật nói tất cả pháp để trị tất cả tâm, ta không có tất cả tâm thì đâu cần tất cả pháp”. Bây giờ quí vị một ngày nào đó tâm từ sáng đến chiều thanh tịnh an nhiên, không buồn, không giận, không vui, không ghét gì hết thì ngày đó có dùng phương pháp tu nào nữa không? Khỏi cần. Sở dĩ quí vị phải mượn pháp này tu, mượn pháp kia tu, lát nổi sân lên chà làm sao trị cái sân này, nhẫn, nhẫn. Lấy pháp nhẫn nhục, nhẫn. Rồi lát thấy chuyện được mất cái buồn thì buồn giờ làm sao trị? À thì quán vô thường. Vậy một ngày mình dùng bao nhiêu pháp để trị. Do đó mà đối bệnh cho thuốc, nên người biết tu là khéo biết bệnh của mình rồi coi thuốc nào hợp để dùng trị, đúng thuốc đúng bệnh thì nó hết. Thuốc của Phật nhiều là do bệnh chúng sanh, chớ không Phật muốn nói nhiều. Ở đây Tổ Hoằng Nhẫn là Tổ thứ năm ở Trung Hoa, ngài nói rằng: “Thế nên biết, Như Lai tùy cửa tâm kia dẫn vào nhất thừa.”, tuỳ cửa tâm của chúng sanh mà Ngài dẫn dắt từ từ để vào nhất thừa. Riêng về chúng ta là những người tu dám nhận mình có tánh Phật thì phải sao? Ngài nói :
“Chúng ta đã thể nhận Phật tánh của chúng sanh xưa nay thanh tịnh, như mặt trời bị mây che.”, bây giờ chúng ta nhận được mình có tánh Phật đã sẳn từ hồi nào đến giờ nhưng bị vọng tưởng mê lầm che phủ như mặt trời sáng trong hư không bị mây đen che.
Chỉ cốt rõ ràng giữ chơn tâm, mây niệm vọng hết, mặt trời trí huệ liền hiện. Đơn giản làm sao, học Kinh thì Tam tạng giáo điển mỗi một tạng thì mấy ngàn cuốn, mà ở dây dạy có một câu thôi là: Chỉ cốt rõ ràng giữ chơn tâm, mây niệm vọng hết, mặt trời trí huệ liền hiện.Vậy chúng ta khéo giữ chơn tâm của mình, mây vọng niệm hết thì mặt trời trí huệ hiện, không có cái gì khó hết. Tôi nhắc lại lần nữa, nhiều khi quí vị nghe nói giữ chơn tâm ngồi lại kềm, bậm môi nhắm mắt kềm, kềm cho nó đừng cục cựa, đó gọi là giữ, cũng như chăn con bò con trâu hoang, phải cột dây rồi niệt kéo đầu nó xuống cái cọc, cột cho cứng ghì nó lại gọi đó là giữ, phải giữ như vậy không? Nếu giữ như vậy thì phát cuồng chớ không lợi ích gì hết. Giữ chơn tâm hôm rồi tôi có nói một lần, là chúng ta biết cái tâm tánh sẳn của mình có đủ cũng như nói mặt trời đang sáng trong hư không. Bây giờ vừa có một niệm dấy lên thì che khuất tâm tánh đó, cũng như vừa có một áng mây đen kéo ngang thì che khuất ánh sáng mặt trời. Chúng ta làm sao để cho mặt trời sáng? Mây nó che, giờ chúng ta thử kiếm cái gì đập hay kiếm cái gì đó chọi cho nó tan được không? Mây nó che mặt trời tối, muốn cho mặt trời sáng chỉ chờ để cho mây bay qua, mây bay qua thì mặt trời sáng, đó là đứng về hiện tượng thiên nhiên. Còn với nội tâm chúng ta, chúng ta cứ để cái vọng tưởng nào dấy lên để cho nó hết, rồi cái khác nó dấy lên rồi mình chờ chờ cho nó hết thôi phải không, hay làm sao? Chỗ đó là chỗ phải lưu ý, nó dấy lên rồi cứ để chờ chờ cho nó hết, rồi cái khác dấy lên chờ cho nó hết, chờ hoài chừng nào nó hết? Mình chờ nó không hết cái mình nổi giận, mình tìm cách mình chận nó ngăn đón nó, vừa nổi lên mình la mình cự với nó cho nó tan thì như vậy đúng hay chưa? Vậy một cái để tự nhiên cho niệm nó dấy lên che chơn tánh chờ chừng nào nó hết thì chơn tánh hiện, nhưng cái này vừa qua cái kia tới, tới liên tục năm này qua tháng nọ thì sao, chừng nào nó hết? Tức là mình không can thiệp, để nó tự do, tự do thì nó có hết được không? Mà can thiệp một cách bậm trợn nó có hết được không? Không được, nó hết mà hết thành bệnh. Hồi nảy nói cột dây mũi con trâu, con bò đó, cột cho cứng rồi neo nó xuống cây cọc, nó không ngưởng cổ được, không ăn uống gì được thì nó chết, vậy đó không được. Hai thái độ mà chúng ta phải nhìn cho kỹ. Thái độ “thả trôi mặc tình” không được thì nó không có tu. Còn thái độ “kềm chế quá” thì cũng không được, mà phải sao? Phải tỉnh giác. Tỉnh sao giác sao đây? Chỗ đó người tu chúng ta hay bị kẹt lắm. Nhiều người ngồi thiền thấy bậm trợn mà sợ, bởi vì vọng tưởng quá nên bậm môi trợn mắt làm dữ với nó, còn người thả lỏng một hồi cái nước miếng nhiều, thì quí vị thấy hai người đó đều là cố gắng tu, người thì quên hết kệ nó làm gì thì làm một hồi nước miếng nó trào ra, còn một người bậm trợn dường như sắp ra trận, vậy người nào trúng hơn người nào? Người nào cũng bệnh hết. Bởi vậy chỗ này tôi nói cho phải khéo, biết thì tu nó không lầm, không biết thì tu nó dễ thành bệnh. Chúng ta thấy vọng niệm rồi cứ để mặc tình thì không bao giờ nó hết, còn chúng ta cố giữ nó thì sanh ra bệnh kềm chế rồi nó những phản ứng ở trong. Chỉ có một cái khôn ngoan nhứt, mỗii một chú dấy lên biết nó đồ giả dối cười, không chận mà cũng không kềm, mà cũng không thả trôi. Nó vừa dấy lên, ôi đồ giả dối cười với nó thôi, nhẹ quá phải không, nhẹ quá mà có can thiệp nó không? Biết nó là giả dối thì nó hổ ngươi rồi thì nó mất. Cũng như ăn trộm vô nhà vậy, thấy ăn trộm vô nhà, nếu sợ nó lấy của mình, mình nóng quá, chận cửa nắm cổ lại thì phản ứng của nó có cái gì trong tay hành mình luôn, nguy hiểm. Nếu thấy ăn trộm vô nhà mình nói kệ nó thủng thẳng rồi nó ra thì sao, thì chắc là trống hết nhà. Chỉ có một cái là ăn trộm vô nhà, mình không vội làm dữ mà mình cũng không có thả lỏng, vô thì nói ăn trộm, nói ăn trộm thôi mình cũng không chận đường chận ngỏ thì tự nhiên nghe ăn trộm nó chạy mất, không mất của mà cũng không có cái gì nguy hiểm cho mình, thì như vậy đó là khôn ngoan. Tu mình cũng phải vậy, phải khôn ngoan, không cho phép mình thả lỏng mà cũng không cho phép mình quá kềm chế, hai cái đó đều là bệnh, mà phải thấy vọng tưởng dấy lên biết giả dối rồi thôi, biết nó giả dối thì nó tự mất, chớ không kềm không đánh đập gì hết, chớ thả lỏng nó đi không biết chừng nào nó hết. Nên ở đây ngài nói: “Chỉ cốt rõ ràng giữ chơn tâm”, giữ chơn tâm là không theo vọng tưởng, biết nó là hư dối thì mây niệm vọng hết, vọng niệm nó dừng, vọng niệm nó dừng thì mặt trời trí huệ liền hiện, chớ không có gì, nó kế cạnh bên thôi chớ không có xa
Đâu cần học nhiều những cái thấy biết bị khổ sanh tử, tất cả nghĩa lý và việc trong ba đời. Ví như lau gương, bụi hết, ánh sáng tự nhiên hiện.
Nói ở đây thì quí vị thấy Ngài có quan niệm hơi quá là chơn thật làm cho chúng ta có khi cũng hơi lúng túng. Bởi vì mình biết rõ mình hiện có chơn tâm, mây vọng niệm dấy lên thì không theo nó, lặng đi thì mặt trời trí huệ hiện.
Đâu cần học nhiều những cái thấy biết bị khổ sanh tử.
Những cái thấy biết bị khổ sanh tử là sao? Tôi thí dụ gần nhất là ở trong chư tăng chư ni, mình ngồi mình tu biết Phật Tổ dạy như vậy, ứng dụng tu mà sao càng tu thấy mình càng khờ, tu nhiều thấy khờ, quí vị có thấy khờ không? Mình thấy khờ, rồi lâu lâu gặp huynh đệ ở thành phố lên, hồi xưa họ chưa biết nói tiếng Anh, giờ gặp lại biết nói tiếng Anh rồi hay quá, có khách người ngoại quốc tới người ta nói om sòm, còn mình sao khờ quá, nghĩ mình mất bao nhiêu năm mà sao mình càng ngày càng khờ, thấy vậy hơi tủi. Tủi muốn học cho nhiều để như người ta hoặc hơn người ta mới chịu. Cái mình học nhiều đó là cái gì quí vị biết không? Đó là cái khổ sanh tử chớ không phải được lợi gì, nếu sau này chúng ta hết duyên đi xuống âm phủ thì không biết vua Diêm Vương có chịu nghe tiếng Anh không? Xuống lý luận với ông ấy. Hay là xuống tội gì hiện ra cái rồi Diêm vương xử mình thôi. Hiểu rồi, cái đó không phải là pháp thoát ly sanh tử, dù học được nhiều biết được rộng nhưng đó cũng là cái nhân sanh tử thôi, chỉ có khéo giữ chơn tâm đừng để mây vọng tưởng che lấp thì trí tuệ chơn thật hiện ra, cái đó mới là thoát ly sanh tử. Vậy con đường thoát ly sanh tử không phải là khó, không phải là xa nhưng mà nhiều chúng ta có cái quen là đi một con đường gì mà nó đơn giản quá cảm thấy như nó thường, cái đơn giản người ta lại coi thường, cái gì có vẽ hơi rắc rối một chút người ta thích. Thí dụ có ai vẽ bửa nay mình tu thiền tu cách này, rồi cách đó mình làm đủ rồi mình thì mai mốt chứng được cái gì đó được thiên nhãn, rồi tu cách khác chứng được cái gì đó được thiên nhĩ ..v.v…cái này, cái kia mầu nhiệm quá nghe vậy có ham không? Hấp dẫn quá. Còn cái gì cứ bỏ cái mây vọng tưởng rồi tâm lặng lẽ trí tuệ tự sáng, hết sức là đơn giản mà cũng không có cái gì hấp dẫn nữa phải không, nghe có hất dẫn không? Nghe coi bộ nó tầm thường quá, mà chính cái chơn thật, cái cứu kính lại tầm thường, còn tất cả cái hấp dẫn là cái bên ngoài. Cho nên quí vị đọc Kinh Phật tôi thấy rõ ở A Hàm có bài Kinh, Đức Phật nói: “Ngoại đạo thì trọng ngũ thông, còn Ta thì chỉ trọng Đạo thông thôi”. Vậy thần thông thì ngoại đạo thích, còn Đạo thông là thấy suốt lý đạo thì cái đó là trọng tâm của Phật. Vì tất cả thần thông rồi không cứu được ai, tôi thường hay nói nhiều khi nói cũng hơi đụng chạm một chút nhưng lẽ thật thành ra cứ phải nói. Như có một số thầy tu mình nghe nói quí vị tu theo Tây tạng có thần thông, có thần thông gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma đưa đầu cho ông vò, rồi ông ban phước cho. Thấy như vậy coi như hãnh diện, nhưng mà tôi nói nếu phước đức của Ngài và người tu theo Tây tạng có thần thông, mà những cái đó là khả năng siêu thoát tuyệt vời thì sao không chận ông Trung Quốc trước khi kéo quân sang, đọc một câu thần chú cái mưa gió ầm lên họ chạy về hết cho nó khoẻ, mà phải chạy lánh nạn qua Ấn Độ, mà bây giờ mình đến đó cầu xin thần thông, cầu xin phước thì như vậy làm sao? Nếu thần thông đủ để trị cái gì mình không muốn xâm lấn mình, phước đủ che chở cho xứ sở mình thì tự giải quyết rồi, chớ đâu có đợi đến bây giờ mà la lối om sòm, vậy đó mà mình nghe nói thần thông cái ham. Phật đi thẳng cái chỗ chơn thật giải thoát là cái cứu kính không bị cái mây vọng tưởng che lấp, vì mây vọng tưởng là mây tạo nghiệp mà nghiệp không có thì sanh tử không còn, đó là con đường giải thoát cụ thể. Giờ quí vị thử từ sớm đến chiều mà không nghĩ gì hết có tạo nghiệp gì không? Vừa nghĩ tốt là tạo nghiệp lành, nghĩ xấu là tạo nghiệp ác, tâm chúng ta nghĩ liên miên là tạo nghiệp ra sao? Nghiệp nó cột cả trăm mối, mà ngày nào nghiệp cũng cột cả trăm mối như vậy thì chừng nào gỡ cho ra. Cho nên cái tu Phật dạy gốc ở đừng tạo nghiệp, mà không tạo nghiệp thì ý đừng dấy đừng động, ý không dấy không động thì làm gì tạo nghiệp. Mở miệng chửi được người ta thì ít ra ý nó cũng khởi nghĩ trước. Nghĩ giận rồi mới chửi, nghĩ cứu người ta ít ra ý nghĩ lành rồi mình mới làm. Khi ý mình lặng lẽ thanh tịnh thì nghiệp nào còn. Vậy trọng tâm tu là để giải thoát sanh tử, mà muốn giải thoát sanh tử thì phải dừng nghiệp, mà muốn dừng nghiệp thì mây mờ của ý mình đó dấy lên, niệm này niệm nọ nó phải dừng. Nó dừng nó lặng thì nghiệp hết, nghiệp hết thì trí tuệ giác ngộ nó hiện tiền chớ không có ở đâu. Cho nên lời này, nói nó đơn giản nếu không giải kỹ thì đọc qua rồi quí vị cũng coi thường, nói sao dễ quá nghe rồi bỏ qua, đó là cái gốc. Chúng ta mới thấy tất cả cái biết nhiều, biết rộng thì cũng là biết trong sanh tử, chớ không phải là cái biết hết sanh tử. Ở đây Ngài dùng thí dụ: ví như lau gương bụi hết ánh sáng tự nhiên hiện. Người ta nói lau gương mà tôi không chịu. Tôi nói “lau bụi” chớ không “lau gương”. Cái gương nó sáng sẳn, giờ bụi nó phủ lên, mình lấy đồ mình lau bụi nó sạch thì cái gương nó tự sáng. Cũng như vậy, tâm trí tuệ của sẳn của mình có đủ, giờ niệm vọng tưởng nó dấy lên liên tục nên che khuất, giờ dẹp hết cái đó thì cái kia hiện. Vậy công phu tu chỉ bỏ những nghiệp vọng tưởng chớ không phải tạo trí tuệ sẳn có. Mình có tạo trí tuệ sẳn có không? Còn trí tuệ bây giờ mình học được đó cái trí tuệ đó ra làm sao? Đó là hữu sư trí, cái trí sanh tử, cái trí không cứu mình được. Còn vô sư trí là cái trí sẳn đó, cái trí đó mới cứu mình được, trí đó không phải mình tạo mà nó đã sẳn rồi. Bởi vậy Đức Phật Ngài mới nói rằng: “Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành”. Ngài thấy như vậy mà chổ này tôi hơi dài dòng, có cái tật dài dòng đi xa một chút là nhiều khi chúng ta có cái mặc cảm là ông Phật tu nhiều kiếp quá cho nên đời này ra đời tu có mười mấy năm thành Phật. Còn mình trôi lăn vô số kiếp rồi, tu biết chừng nào thành Phật chắc không thành được đâu, thôi chỉ còn nước là nguyện làm “tôi Phật” đi. Nên có nhiều người tu, mấy bà tội lắm, nói chuyện với tôi mấy bà nói: “Con không có mong cái gì hết, con chết rồi được về làm tôi của Phật thì con mãn nguyện”. Như vậy chuyện thành Phật là chuyện của ai chớ không phải chuyện của mình, còn mình ráng tu là mình làm tôi tớ trong nhà của Ngài, những đứa dọn ăn hay làm bếp hay quét dọn chớ không bao giờ nghĩ mình thành Phật. Đó là quan niệm khiêm nhường, khiêm nhường đó hay hay dỡ? Người ta nói tánh khiêm nhường là cái tốt, mà nói như vậy là hay hay dỡ? Bởi vậy, một cái tâm tư đứng mặt này thì nó phải, đứng mặt khác thì nó không phải. Đứng về mặt xử sự với mọi người ngang mình mà mình khiêm nhường thì tốt, nhưng đứng về mặt tu hành mà mình khiêm nhường như vậy thì không tốt, tại sao? Khi nói đến sử của Phật có nhiều cái tôi không có vui, vì người thường học Phật, đọc lịch sử người ta Phật thấy oai quá, Phật sanh ra ở hông, rồi ra đi bảy bước mổi bước có hoa sen mọc thật là oai. Thấy như vậy thì người ta thích ông Phật mình thật oai, nhưng tôi lại không chịu vậy. Quí vị nghĩ làm sao? Nếu thật tình Đức Phật sanh ra ở hông, rồi ra đi bảy bước tay chỉ trời tay chỉ đất nói câu: “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn”..v.v… thì ông Phật đừng nói rằng tất cả chúng sanh đều sẽ thành Phật. Khi nào chúng sanh sanh ra ở hông đi bảy bước như ngài chừng đó mới thành Phật. Còn bây giờ chúng sanh sanh ra ở bụng mẹ, rồi không có đi được gì hết, khóc oa oa cả mấy tháng trời, như vậy thì làm sao thành Phật được. Như vậy thì chúng ta nghĩ sao? Bởi cái đầu của tôi nó khác hơn cái đầu của thiên hạ, thiên hạ muốn ông Phật mình oai, tôi thì muốn ông Phật mình gần gủi với mình hơn, chớ tôi không muốn ông Phật mình oai.
Nhìn lại lịch sử chúng ta thấy có những cái mâu thuẫn không thể nói được. Nói rằng Ngài sanh ra đi bảy bước, tay chỉ trời tay chỉ đất..v.v… thì đó là hiện tượng mà ở thế gian này không có người thứ hai giống vậy, chỉ có Phật chớ không có người thứ hai mà được vậy. Nên chuyện thành Phật là chuyện của Phật thôi chớ không phải chuyện của mình, mình không có phần, chừng nào mình sanh ra đi bảy bước như vậy thì mình mới có thể thành Phật. Vậy Phật ra đời để giáo hóa, để độ chúng sanh cùng tu để thành Phật như Ngài, mà Ngài làm như vậy thì ngài tách rời Ngài với chúng ta rồi, Ngài không gần gủi được. Do đó mà chúng ta thấy Ngài đã Thánh từ lúc mới sanh, mà không biết tại sao mà lớn lên Ngài còn có gia đình làm chi, có gia đình làm chi mà nếu có gia đình tại cha mẹ ép buộc thì đừng có con, có con thì Ngài phàm tục quá rồi, sao mà lúc đầu Thánh mà bây giờ lại phàm. Quí vị thấy có buồn không? Nếu vậy thì làm cho người ta hơi ngạc nhiên. Nếu Ngài Thánh từ buổi đầu thì bây giờ phải Thánh luôn, có những người đời trước họ tu làm sao mà đời này ra đời cha mẹ cho ăn mặn họ ăn không được, rồi họ lớn lên họ đi tu, thì thấy họ tu họ chưa có sanh ra ở hông, họ chưa có đi bảy bước, mà họ còn không ăn mặn được, họ không có gia đình, còn ông Phật mình sao oai quá mà lại làm như vậy. Thành ra chính cái đó làm tôi hơi ngạc nhiên, thấy nó làm sao đâu đó, nó có một cái gì. Rồi còn lại tức cười hơn nữa, tới chừng Ngài học thì theo sử nói văn võ toàn tài, học cái gì là thông, học một biết mười, mà đi ra gặp ông già không biết, phải nhờ Xa Nặc giải thích tôi không hiểu nổi, những cái đó hiểu làm sao? Lẽ ra Xa Nặc hỏi ngài mới phải, Ngài lại hỏi Xa Nặc. Những cái đó chúng ta thấy tràn trề mâu thuẫn, mặt thật không chịu những cái như vậy. Phật còn bảo Ngài với tất cả chúng sanh không có khác, cho nên Phật mới dùng cái dụ hoa sen đó. Phật nói rằng tất cả hoa sen nào từ mặt nước trồi lên, nở hoa thơm tho nhưng gốc của nó đều từ dưới bùn. Từ dưới bùn, nó thoát ra khỏi bùn lên khỏi mặt nước rồi nở hoa mới thơm. Bùn là chỉ cho ngũ dục, ai ai trong thế gian này cũng đều từ ngũ dục mà ra, nhớp nhưng mà ra rồi tỉnh thì người đó thành công, ra rồi mê thì người đó chìm luôn. Nó khác nhau ở chặn thứ hai, ra khỏi bùn rồi lên khỏi nước thì tất nhiên nở hoa thơm, còn nằm trong bùn hoài thì hết mong nở, hoặc còn ở trong nước thì không nở được. Ngài lấy cái đó làm thí dụ của đời Ngài, thì Ngài đâu có nói chuyện trên trời trên mây kia. Giờ mình đặt Phật ngồi trên tòa sen cũng vì ý đó. Rồi cái lẽ thật ở trong diễn tả như vậy, tôi đọc trong A Hàm thấy rất rõ. Trong Trường A Hàm bài kinh Du hành, “Một hôm Phật ngồi bên bờ hồ sen, ngài thấy sen mọc lên rồi nở hoa, Ngài mới nói rõ: không một hoa sen nào tự nhiên nó nở được mà phải từ bùn chui ra, ra tới nước rồi lên khỏi nước rồi mới nở hoa. Phật nói Ta cũng như vậy”. Đời của Ngài như vậy cho nên bây giờ mình mới thờ Phật ngồi tòa sen, lấy cái đó làm biểu trưng. Bây giờ mình nói Phật đi bảy bước khi mới lọt lòng thì mình thấy nó khó hiểu quá. Vậy Phật cũng ở trong cảnh cũng nhiễm tất cả dục lạc thế gian như ai, cũng mê lầm như ai, tới chừng thấy cái cảnh gì đó ngài thức tỉnh liền. Còn chúng ta ở trong dục lạc đo, thấy cái cảnh kia không thức tỉnh bao giờ, không tỉnh thì chúng ta mê lầm luôn. Như vậy Phật với chúng ta gần, chúng ta được gần với Đức Phật thì chúng ta mới có thể tu được, mà đã nói ngài ra đời vì hoá độ chúng sanh, ngài là Bồ tát rồi ra lần này là lần chót rồi để hóa độ chúng sanh, mà ra hóa độ chúng sanh thì phải giống như chúng sanh hóa độ mới được, ra cái khác vớii chúng sanh liền thì hoá độ ai. Cũng như có người nào đó ở trên mây xuống để giáo hóa, thì giáo hóa quí vị tu như tôi thì sẽ được lên mây như tôi, thì người ta nói dạy tu để làm đồ đệ của ngài tôi làm được, chớ lên mây như ngài tôi lên không có nổi, vì ngài đã ở sẳn trên mây rồi. Bây giờ chúng ta nếu ông Phật không có nhiễm dục lạc thế gian không có gì hết, mà Ngài ở trên cõi trời Đâu Suất xuống hiện tượng đủ hết những cái lạ, thì giờ nếu Ngài dạy con xin làm đồ đệ ngài chớ con không thể nào làm như Ngài nổi hết, vì Ngài đặc biệt quá còn con có đâu, con tệ quá, như vậy chúng ta tự nhiên có một cái nhìn Phật không gần gủi được. Còn chính đi trong cái chổ Phật là một con người như chúng ta, mà Ngài gặp cảnh ngài thức tỉnh đi tu thành Phật thì chúng ta có hi vọng. Ngày nay mình mê, mai kia mình tỉnh mình tu cũng thành Phật, ông Phật ngày xưa cũng mê như mình vậy, cũng ở nhà lầu cũng có cung phi mỹ nữ, cũng say mê dục lạc sau mới đi tu. Thì như vậy mới thấy cái lẽ đó nó gần nó thiết thực hơn. Mà nói vậy chắc nhiều người chửi tôi nữa, như vậy không được làm nhẹ thể ông Phật mình quá. Quí vị nghĩ làm nhẹ thể ông Phật của mình, mà người đồ đệ Phật tin tưởng mình tu được như Phật là hay hay để ông Phật mình cao quá rồi mình không tin mình có thể tu được, thì cái nào hay hơn. Hai cái đó thì quí vị xét kỹ. Tôi đứng về mặt Phật thị hiện để giáo hóa chúng sanh, thì chúng sanh như thế nào Ngài cũng ra đời như thế ấy. Nhưng khác chúng sanh là chúng sanh thụ hưởng rồi say mê không tỉnh, còn Ngài thụ hưởng rồi gặp cảnh liền thức tỉnh, thức tỉnh rồi biết rõ tất cả cái thụ hưởng là trò chơi, là say mê là khờ dại nên ngài đi tu, như vậy chúng ta mới có thể thức tỉnh chúng ta mới đi tu được. Như vậy cái lý đạo nó gần với chúng ta làm cho chúng ta có một sức phấn khởi mà cố gắng tu, đó là một lẽ thật.
Bởi vậy, Đức Phật là một con người như chúng ta Ngài đi tu thành Phật, chúng ta là con người như Phật chúng ta tu cũng có thể thành Phật, đó là điều cụ thể. Như vậy mới đúng Phật là Phật đã thành, chúng ta là Phật sẽ thành được. Nếu không như vậy thì chúng ta vô phần, đó là một lẽ thật.
Ở đây, đứng về mặt các Tổ mà nói thì ai cũng như ai, cũng cái gương gương nào cũng sáng, mà chỉ vì bụi nó phủ. Bụi phủ thì nó tối, nếu gương nào biết lau thì nó sáng trở lại, gương nào không biết lau để mãi càng để càng tối thêm. Đó là một lẽ thật, lau gương là một lối nói thật ra lau bụi, hết bụi thì gương sáng, tự gương đã sáng nhưng vì bụi phủ nó tối. Chúng ta với Phật cũng vậy, Phật Ngài có gương sáng bị bụi phủ, Ngài sớm thức tỉnh Ngài lau cho nên Ngài sáng, chúng ta cũng có cái gương sáng nhưng bị bụi phủ lâu quá mà chưa biết lau nên chúng ta tối mò, tối là vì không biết lau chớ không phải chúng ta không sẳn có gương sáng, như vậy thì mới nói có Phật tánh được. Quí vị nghe tôi giải thích đó có tội lỗi nhiều không? Vậy đó mà có người kết tội tôi cho coi. Đó là một lẽ thật.
Nay ở trong tâm vô minh mà học được, trọn không kham. Nếu hay rõ ràng không mất chánh niệm, trong tâm vô vi học được, ấy là chơn học.
Hai câu này quí vị đọc thấy rất là khó hiểu. Nay ở trong tâm vô minh mà học được, trọn không kham. Trong tâm vô minh mà học được, trọn không kham là sao? Tâm vô minh là tâm gì? Tức ngày nay chúng ta học đạo mà ôm ấp tâm tham cầu, cái tâm mong mỏi muốn chứng cái này, muốn đạt cái kia, muốn thành cái nọ đủ thứ hết, tức là tâm đang đuổi theo những cái vọng tưởng, hảo huyền đó là cái tâm vô minh. Mà mang tâm vô minh học đạo mà muốn giác ngộ thì không thể nào được.
Nếu hay rõ ràng không mất chánh niệm. Ở đây quí vị nhớ chữ “chánh niệm” có nhiều lối giải. Có người giải “chánh niệm” là mình chuyên nhớ, thí dụ như giáo lý nguyên thủy giải “chánh niệm” là nhớ, chuyên nhớ về pháp tứ niệm xứ, không rời thì đó là chánh niệm. Hoặc giả có người tu theo Tịnh Độ thì “chánh niệm” là mình luôn luôn niệm Phật không quên, đó là giữ chánh niệm.
Nhưng ở đây “chánh niệm” còn có một nghĩa khác nữa. Với tinh thần của Thiền thì có câu của Lục Tổ nói trong Pháp Bảo Đàn: “Vô niệm niệm thành chánh. Hữu niệm niệm thành tà”. Cái “chánh niệm” là vô niệm, vô niệm là “chánh niệm”. Còn có niệm, có cái gì cũng tà. Như vậy quí vị thấy làm sao? Cái câu đó có thương tổn với những pháp tu khác không? Hữu niệm giả dụ như tứ niệm xứ là hữu niệm, mà hữu niệm là tà, thì có thương tổn không? Đó là chỗ tôi nói để mai kia có vị nào đi làm giảng sư lỡ mình nói mà người hỏi như vậy tôi niệm Phật không đó tà sao? Cái đó là cái rất là khó. Ở đây, “Vô niệm niệm thành chánh. Hữu niệm niệm thành tà” là thế này, còn niệm là còn sanh diệt. Có khi nào khởi nghĩ về vô thường, khởi nghĩ về bất tịnh mà không phải là cái niệm vô thường, cái niệm sanh diệt sao không, thì như vậy còn niệm là còn sanh diệt, mà còn sanh diệt thì chưa phải chánh, cái chánh là chổ không còn niệm chỉ một tâm thanh tịnh sáng suốt thì cái đó mới thật là chánh. Chánh là tại sao? Vì nó không còn cái nhân sanh diệt nữa. Chớ còn có một niệm, dù niệm nào đi nữa thì cũng còn ở trong cái nhân sanh diệt, mà cái nhân sanh diệt thì cái quả vô sanh không được. Cho nên nói về Tịnh Độ thì nó rất rõ, niệm cho tới chỗ vô niệm, niệm Phật cho tới chỗ vô niệm thì cái đó mới là cứu kính, nếu còn niệm thì cái đó chỉ là chuyên niệm thôi chớ chưa phải chổ cứu kính, mà niệm đến vô niệm. Người tu cũng vậy, tôi thí dụ về tứ thiền, như Sơ thiền mình được ly sanh hỉ lạc là được lìa cái ngũ dục thế gian, mình được vui vẽ. Rồi bỏ vượt qua cái đó được Nhị thiền thì định sanh hỉ lạc do có cái định mà sanh ra cái vui mừng. Rồi cũng phải bỏ cái đó nhảy qua Tam thiền ly hỉ diệu lạc cũng còn cái vui mà lìa cái hỷ thô được cái vui tế. Rồi tới tam thiền nhảy lên Tứ thiền thì sao? Xả niệm thanh tịnh tất cả cái được ở dưới lên đây cũng bỏ hết, bỏ hết rồi mới tới Tứ thiền. Tứ thiền rồi mới nhảy qua các quả Thanh văn đó, thì quí vị thấy tất cả cái được đều là còn tướng sanh diệt. Muốn qua cái chỗ sanh diệt đó phải đi tới cái chỗ không còn dấy niệm vui mừng gì nữa, thì đó mới là cái chỗ đặc biệt. Nhưng mà chúng ta tu bây giờ có cái gì vui vui mới thích, chớ nó lặng quá sạch quá cũng hơi buồn. Đó là chỗ nói cho quí vị hiểu rõ đi trong sự tu nó có những cái biến chuyển, những cái biến chuyển đó mình đều phải vượt qua, chớ không phải mình giữ. Chừng nào chỉ còn cái tâm vô niệm, vô niệm gọi là “chánh niệm” thì đó gọi trong cái tâm vô vi học, đó mới là chơn học. Chữ vô vi là từ của bên Lão, còn bên Phật thì mình nói tâm vô sanh. Nhà Phật dùng từ Lão để định nghĩa hữu vi, vô vi. Hữu vi là sao? Phàm cái gì có sanh trụ dị diệt có chổ nói sanh trụ diệt thì cái đó hữu vi. Cái nào không còn sanh trụ diệt là vô vi, vô vi là vô sanh. Mình dùng chỗ vô sanh, vô sanh là vô niệm như vậy trong tâm vô vi là trong cái tâm vô niệm đó ấy là chơn học, học tới chỗ đó mới là cái học chơn thật, chớ còn còn thì chưa phải là chơn thật.
Tuy nói chơn học trọn không có chỗ học. Nghe nói học, sợ mình kiếm cách này cách kia mà học cho nhiều, ngài nói chơn học là không còn chổ học. Ngài huyền Giác nói: “Tuyệt học vô vi ngàn đạo nhơn” nghĩa là chơn học là tuyệt học chớ không phải chơn học là học thật thà, học rất là cẩn thận, không phải.
Vì cớ sao? Vì ta và Niết bàn cả hai đều không.
Tới đây nghe lại thêm cái rắc rối nữa. Người tu thì cái ngã này không mình chịu, còn nói Niết bàn không mình hết chịu rồi, chịu hết nổi. Vì mình tu là cốt đạt được Niết bàn, bây giờ cái ngã không thì nhập Niết bàn thôi được đi còn có chổ, bây giờ ngã không Niết bàn cũng không thì còn chổ đâu. Thật tình chúng ta bị những từ ngữ nó cột. Niết bàn là tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là vô sanh, không sanh. Không sanh tức là đâu còn ta để mà sanh, mà ta đã không còn để sanh thì cái vô sanh nó còn không? Như vậy thì hai cái nó đi theo nhau, nghĩa là ta, cái ta đang sanh tử dừng lại là vô sanh, mà cái ta đã không còn nữa, nó không có sanh rồi, thì ta không có thì cái vô sanh còn không? Không. Vậy vô sanh là một từ ngữ đối với hữu sanh, Niết bàn là đối với sanh tử quí vị nhớ. Sanh tử là hữu sanh, Niết bàn là vô sanh.
Ở đây tôi cũng nhắc lại một lần nữa, Đạo Phật dạy người ta tu người ta buồn lắm không có hấp dẫn, vì ở thế gian quí vị thấy ai cũng muốn sống dai, cho nên cái gì gọi là thuốc trường sanh thì mê lắm. Trường sanh là sống hoài, sống mãi. Cho nên dạy tu mà được sống mãi thì chắc người ta ham lắm, còn này dạy tu tới vô sanh thì vô sanh là không có sanh nữa thì nói gì sống mãi, thì như vậy có buồn không? Nhưng đi sâu rồi quí vị mới thấy, Phật nói những cái quá là chơn thật, như đọc truyện Trung Hoa hồi xưa, chúng ta nghe nói bên đó nhiều ông Tiên lắm, kể tên cũng mấy chục ông, mà nói ông nào cũng được trường sanh vì uống thuốc trường sanh bất tử mà. Nhưng bây giờ qua bên đó kiếm dùm một ông coi còn không? Không còn ông nào hết. Như vậy trường sanh hay là cũng phải tử. Nếu sống dai hơn người thường, chúng ta bảy tám mươi tuổi chết thì các ông được trăm ngoài, hai trăm, nghĩa là thêm vậy thôi chớ không phải là sống mãi. Chỉ thêm vậy thôi, vậy đó mà mình thích, tại cái bệnh của mình là bệnh chấp ngã muốn cái ngã này còn hoài, cho nên nói thêm cái ngã này tăng được tuổi nào mừng tuổi ấy. Còn này nói vô sanh không còn cái ngã, không còn cái ngã buồn không, tới đó không biết còn cái gì, nó ra làm sao không biết. Nhưng quí vị nhớ cái ngã này là cái ngã của nghiệp cấu hợp lại tạo thành cái ngã. Như bây giờ nội tâm chúng ta quí vị tự xét thấy rõ hai mặt: dấy niệm theo thiện ác là nghiệp lành, nghiệp dữ; không dấy niệm theo thiện ác lúc đó tâm chúng ta có hay không? Không nghĩ thiện, không nghĩ ác lúc đó tâm mình còn hay hết? Người ta lâu nay cứ lầm tâm là cái nghĩ, chớ không ngờ tâm là cái biết. Khi chúng ta không nghĩ thiện, không nghĩ ác, vẩn thấy vẩn nghe vẩn biết như thường. Vậy cái tâm nghĩ thiện ác là cái tâm tạo nghiệp, rồi mới có thân lành thân dữ. Còn cái tâm không nghĩ thiện, không nghĩ ác thì tâm đó không tạo nghiệp làm gì có sanh tử cho nên gọi là vô sanh. Mà vô sanh không phải không có cái tâm không theo nghiệp sanh tử, trong đó gọi là giác ngộ, là Niết bàn, là Phật tánh..v.v… Hiểu như vậy thì mới thấy tột cùng chổ tu của mình, còn không thấy vậy thì cứ sợ. Nếu mà không còn cái gì, không còn thân này, không còn trở lại buồn quá, thì đi đâu? Người ta cứ hỏi đi đâu. Nên có nhiều người đặt câu hỏi với tôi: “Thưa thầy, chúng tôi tu theo Tịnh Độ niệm Phật, chết được Phật đón về Cực lạc, qua bên đó tôi sanh ra ở cõi Cực Lạc. Còn mấy thầy tu Thiền chết rồi đi đâu?”. Cảm thấy bơ vơ quá mình không có chỗ nào đi hết. Như vậy thì bơ vơ quá rồi, tu mà rốt cuộc phải bơ vơ thì tu làm chi. Nhưng họ quên rằng Niết bàn là vô sanh, mà ai tu cũng muốn đạt đến đi đến cứu kính Niết bàn, muốn cứu kính Niết bàn nên hết nghiệp, hết nghiệp thì thể nhập Niết bàn, đó là vô sanh chớ không còn nói đi đâu nữa hết.
Mục đích của đạo Phật, Đức Phật tu thành Phật thì quí vị có nghe Phật kể ta chết rồi sanh về cõi nào không? Không nghe. Mà Phật nói nhập Niết bàn vô sanh. Mình tu rồi đi tới chỗ vô sanh như Đức Phật hay là mình tu rồi còn sanh nữa, hai cái đó cái nào hơn? Vậy mà người ta không hiểu, cứ nghĩ còn sanh chỗ tốt là hơn, còn nói vô sanh cái buồn quá. Hiểu rằng ngay nơi nội tâm mình, những phút giây yên lặng tỉnh táo quí vị sẽ thấy nơi mình, nó có hai mặt: chơn tâm và vọng tâm. Vọng tâm thì tạo nghiệp sanh tử. Chơn tâm thì Niết bàn vô sanh. Khi chúng ta ngồi tỉnh táo, sáng suốt, biết tất cả mà không nghĩ thì lúc đó có tâm không? Mà tâm đó là tâm Niết bàn, bởi vậy các vị A La Hán khi chứng A La Hán trong hiện tại cũng đi, cũng đứng cũng làm tất cả việc mà các ngài thường ở trong Niết bàn, đó là các ngài ở trong tâm đó. Phật cũng vậy, khi giác ngộ là đã được Niết bàn, nhưng cũng phải mấy mươi năm đi giáo hoá mà Ngài ở trong Niết bàn, ở ngay cái tâm đó đó, cái tâm đó là tâm Niết bàn, có hiện tiền chớ không phải chuyện tưởng tượng vu vơ ở đâu, mà tại vì chúng ta không hiểu, cứ tưởng rằng có một cảnh để sanh đó là vinh dự thôi, chớ không ngờ mình có một tâm thể chơn thật vô sanh hiện tiền, đó là Niết bàn. Bởi vậy Niết bàn mới chia làm hai: hữu dư y và vô dư y. Hữu dư y là còn thân này mà thường ở trong Niết bàn. Vô dư y là chết rồi nhập Niết bàn. Vậy Phật, A La Hán trong khi đã đạt đạo rồi thì các Ngài đang ở trong Niết bàn mà giáo hóa chúng sanh , chớ đâu phải là không có. Đó gọi là hữu dư y. Như vậy thì rõ ràng chúng ta có Niết bàn hiện tại chúng ta quên, nhân Niết bàn là cái tâm không dấy niệm, còn cái nhân sanh tử là cái niệm. Chúng ta tu giải thoát sanh tử phải dừng niệm là cái gốc, không có cách nào khác hơn. Dừng không có nghĩa là đè, không có nghĩa là đập đánh, dừng là không theo thôi, nhẹ nhàng nhớ vậy đó. Quí vị hiểu cho thật kỹ mấy chỗ này thì trên đường tu không có lầm lẫn, còn không hiểu thì dễ bị lầm lẫn lắm. Từ nãy giờ tôi nói chỗ vô vi đó, nếu mình dùng cái chánh niệm, không mất chánh niệm thì trong tâm vô vi học được, học được đạo, ấy là chơn học, tuy nói chơn học mà trọn không có chổ học, không có cái gì để học hết. Vì cớ sao? Vì ta và Niết bàn cả hai đều không. Từ Niết bàn là để đối đãi với sanh tử, khi hết sanh tử rồi cái từ Niết bàn cũng bỏ luôn, như vậy thành ra cả hai đều không.
Lại không hai, không một nên không có chỗ học.
Không hai, không một vì một là đối với hai, mà hai không còn thì một cũng không vì vậy mà nói không chổ nào để học hết.
Pháp tánh tuy không, cần phải rõ ràng giữ chơn tâm.
Pháp tánh tuy nó là không, không phải hai không phải một, nhưng mà phải giữ chơn tâm thì pháp tánh mới hiện, còn không giữ chơn tâm thì pháp tánh chìm ẩn mãi. Vậy giữ chơn tâm là gì? Là tu. Giữ chơn tâm tức là tu, vậy giữ có giờ có khắc hay là giữ trọn ngày? Cũng như chăn trâu vậy, tới giờ nào đó chăn còn giờ khác tha hồ nó đi đâu thì đi phải không? Chổ này nói cho quí vị thấy, chúng ta có cái hơi lơi lỏng. Thật tình đặt thời khóa tu ngày đêm ba thời tọa thiền, thời đó gọi là chăn trâu. Nhưng ra ngoài ba thời còn chăn hay hết chăn? Còn chăn. Không biết thật hay không đó, cái chổ đó là cái chổ quí vị phải tự kiểm lại. Ngoài ba thời tọa thiền mình còn chăn không? Tọa thiền là chăn bởi vì gở hết mọi việc ngồi có một mình ngó xuống, thấy nó sao sao mình thấy nó, đó là những giờ chăn nghiêm ngặt, thế mà trong giờ đó thỉnh thoảng nó cũng chạy nữa, còn thả lỏng nữa chớ, nhất là đang ngồi vậy đó nhớ lại hồi xưa mình học cái bài hát gì đó hay lắm mình thích lắm, nhớ lại vậy có bỏ qua được không, hay tiếc ôn lại một chút, coi còn nhớ không? Như vậy là không nỡ chăn, cũng phải chạy theo nó một chút. Đó là những cái mà tôi nói thí dụ. Huống nữa là khi đi ra mắt đối sắc, tai đối thanh, mũi đối hương..v.v… tiếp xúc mà lúc đó dễ gì chăn. Ngồi như vậy trọn vẹn mà chăn chưa được huống nữa ra tiếp xúc với ngoài mà dễ gì chăn. Nếu người nào ở trong giờ ngồi thiền biết chăn, ra ngoài cũng biết chăn thì người đó tu một năm bằng những người thả lỏng tu nhiều năm. Vậy công phu tu không phải tính thời gian, mà phải tính biết chăn khéo chăn hơn là người thả lỏng. Thả lỏng thì một đời tu cũng không đi tới đâu hết, còn nếu khéo chăn thì nó rõ ràng. Như vậy thì bắt ngồi thiền là bắt quí vị chăn kỹ, còn cho ra lao động là chăn lơi, cũng phải chăn gọi là chăn lơi đó. Vậy mà có nhiều người, tôi đi ngang hai, ba người đang làm rồi ít khi nào thấy vừa làm vừa chăn lắm, mà thấy vừa làm vừa kể chuyện năm trên năm dưới, vì vừa làm vừa chăn coi bộ buồn, nhớ chuyện năm trên năm dưới đem ra kể cho nhau nghe thì coi bộ vui, làm quên mệt, đó là cái thói quen của người ta như vậy, cho nên tu nó khó là ở chổ đó đó. Nếu làm mà mình biết chăn thì thời giờ làm đâu phải cái giờ bỏ trống vô ích. Một ngày, một đêm quí vị ngồi ba thời sáu tiếng đồng hồ, thì hai mươi bốn giờ mình sài được có một phần tư, rồi mình ngủ hết sáu tiếng nữa thì hết một phần nữa, rồi còn đi lao động sáu tiếng nữa, rồi chuyện lặt vặt lăng xăng của mình riêng nữa thì cộng lại hết trơn. Như vậy ngày đêm mình tu được có một phần tư, ba phần tư kia mình thả lỏng thì con trâu đó chừng nào nó thuần hay con khỉ đó chừng nào nó chịu ngủ. Nên người khéo tu thì trong tất cả thời đều là tu, còn người không khéo tu thì chỉ đến thời ngồi thiền mới tu, thế mà tới thời ngồi thiền còn có người còn muốn đi chầm chậm, lên trễ hơn năm phút đỡ năm phút, trễ hơn mười phút đở mười phút, tính như vậy thì thôi hết tính, Phật cũng lắc đầu, sao mà con cái của Phật nó ích kỹ đáo để vậy. Cái đó là ích kỹ đó, lợi mình, lợi thì thấy hiện tại khoẻ một chút, nhưng hại là cái mê lầm càng thêm dày thêm sâu. Nhớ như vậy thì biết cái tu của mình phải làm sao cho xứng, đừng có lôi thôi. Ở đây tôi nhắc lại câu :
Pháp tánh tuy không, cần phải rõ ràng giữ chơn tâm. Vì để vọng niệm không sanh, tâm ngã sở diệt.
Tại sao giữ chơn tâm? Vì để vọng niệm không sanh, tâm ngã sở diệt, đó lý do là như vậy, giữ chơn tâm là như vậy. Bởi vì niệm dấy lên thì có ngã ngã sở, có không? Nghĩ nghĩ cái gì, nghĩ về ai, việc gì đó là ngã sở. Rồi nghĩ tới làm đó là cho mình hay được đó là được cho mình..v.v… đó là ngã. Nên vừa dấy niệm là có ngã ngã sở nó theo đó. Vì vậy mà nói: “Vì để vọng niệm không sanh, tâm ngã sở diệt.”
Kinh Niết bàn nói: “Người biết Phật không nói pháp, ấy gọi là đa văn đầy đủ”. Nên biết, giữ chơn tâm là tông của mười hai bộ kinh.
Câu này nghe cũng hơi khó hiểu. “Người biết Phật không nói pháp, ấy gọi là đa văn đầy đủ”. Phật không nói pháp sao gọi là đa văn? Vì chúng ta cứ ngỡ rằng Phật có hình tướng thuyết pháp nên nói rằng đa văn. Không ngờ chính ông Phật sẵn trong tâm mình không nói một câu pháp nào, mà hằng tri hằng giác, ông Phật đó mới đầy đủ đa văn. Đó là chỗ tích lũy sẵn của mình đó. Nên ngộ được ông Phật đó thì tất cả thế gian đều biết. Nói đó tôi nhớ hồi xưa đọc Kinh Hoa Nghiêm, có một cái thí dụ là “Phá vi trần xuất kinh quyển”. Trong Kinh Hoa Nghiêm nói rằng, có một bụi tí ti mà nó chứa một bộ Kinh, bộ Kinh đó viết đầy đủ cả tam thiên đại thiên thế giới, trùm ở trong đó hết, những lẽ thật những chơn lý của tam thiên đại thiên thế giới đều viết đầy đủ trong quyển Kinh đó. Quyển Kinh đó vò nhỏ nhét trong hạt bụi. Bây giờ đập hạt bụi đó ra, lấy quyển Kinh thì tất cả chơn lý trong tam thiên đại thiên thế giới nó hiện rõ ràng. Khó hiểu làm sao, cuốn Kinh gì mà nó viết hết tam thiên đại thiên thế giới chuyện gì nó cũng kể đủ trong đó, những lẽ thật kể hết mà vò nhỏ nhét trong hạt bụi tí ti? Phật dụ hạt bụi tí ti là thân này, quyển Kinh chép rõ sự thật của tam thiên đại thiên thế giới đó là cái tâm không sanh không diệt của mình, bởi nó không có hình tướng nên nó nhét trong này không có trở ngại gì hết. Bây giờ ngay nơi thân này mình khéo đập nó ra vỡ nó ra để lấy quyển Kinh đó thì biết hết tam thiên đại thiên thế giới. Nói vậy quí vị tin không? Hơi dè dặt một chút phải không. Đây ông Phật của mình, khi Ngài tu dưới cội Bồ đề bốn mươi chín ngày đêm, Ngài có ôn lại sách vở đã học từ hồi thơ ấu hay không, hay ngài buông hết để nhập định? Buông hết để nhập định, khi Ngài sáng ra rồi chuyện đâu đâu Ngài biết hết, thấy vô số hành tinh, thấy vi trùng tí ti, thấy tất cả những chơn lý ở trong vũ trụ này Ngài đều biết rõ, nói không lầm như vậy thì cái đó ở đâu ra. Ở đâu ra? Đó rõ ràng ngay trong quyển Kinh sẵn của mình đó, mà nhét trong thân này nè, chúng ta phăng nó ra được thì biết tất cả. Như vậy điều đó Đức Phật đã làm, làm rồi Ngài được. Bây giờ tôi không biết là Phật vào rừng nắm một nắm lá cây hỏi chư tỳ kheo: “Lá cây trong nắm tay Ta là nhiều hay lá cây trong rừng nhiều”. Các thầy tỳ kheo thưa: “Lá cây trong tay Đức Thế Tôn rất ít, không thấm vào đâu so với lá cây trong rừng”. Phật nói: “Cũng vậy, cái Ta biết mà đem dạy các ngươi ít cũng như lá cây trong nắm tay, cái Ta biết mà chưa dạy các ngươi nhiều như lá cây trong rừng”. Vậy không phải là một quyển Kinh chứa tam thiên đại thiên thế giới trong đó sao. Những hình ảnh thí dụ rất là cụ thể, mà mình không tin nổi vì mình cứ ngở rằng, đó là chuyện phi lý mà thật sự Đức Phật đã làm. Kinh chép cái gì là cái mà Phật đã có chớ không phải nói những chuyện vu vơ, mà chúng ta thì quen đầu óc của thế gian rồi, cho nên nói những cái đó chúng ta không hiểu nổi. Như vậy mới thấy Đức Phật đã từng tu hành được giác ngộ, mà trong khi tu hành được giác ngộ đó là mọi việc ngài đều gác qua hết, không truy tìm, không khảo cứu gì hết, gác qua hết chỉ làm một việc là phủi sạch tâm vọng tưởng để cho gương trí tuệ Ngài sáng ra, khi nó sáng ra thì biết tất cả không sót một cái gì. Chúng ta ngày nay cắp sách đi học, học trường này qua trường kia, học trường kia qua trường nọ, nếu giả sử mình có phước học khá được Tiến sĩ thì đối với chuyện thế gian mình biết chừng bao nhiêu? Thì cũng một phần nhỏ tí ti chớ không phải tất cả đều biết. Bây giờ mình tu gạc tất cả, bỏ tất cả mai kia mà mình biết được biết chừng bao nhiêu? Như vậy thì học mà không hoc, không học mà học mà học, mà cái biết đó là cái biết đúng như thật, chớ không phải cái biết suy lý, không phải biết mò mẫm mà biết bằng lẽ thật, chớ không phải là biết như vậy. Vì vậy mới gọi Phật là bậc đại giác ngộ. Mình đang học cái đạo giác ngộ mà mình không chịu làm việc giác ngộ, mình làm cái việc học lóm thiên hạ hoài. Cho nên ngài mới nói: “Càng biết nhiều ở thế gian đó là cái khổ sanh tử, chớ không phải là cái giải thoát.”. Đó là cái chỗ rất là thiết yếu tất cả chúng ta phải hiểu cho nên nói rằng: “Người biết Phật không nói pháp”, ông Phật sẵn không nói pháp của mình đó, ấy gọi là đa văn đó là người học giỏi nhất, hiểu nhiều nhất đó.
Nên biết, giữ chơn tâm là tông của mười hai bộ kinh.
Như vậy học mười hai bộ Kinh không bằng giữ chơn tâm, vì đó là cái gốc còn cái kia là ngọn ngành chi tiết. Có ai đó cả ngày tới lui qua lại không để cho vọng tưởng lôi kéo mà để cho nó được lặng lẽ sạch sẽ thì người đó mới thấy như dốt như khờ, nhưng mà rồi sau họ sẽ là người biết tất cả. Còn ai đó lanh lẹ học cái này, học cái kia, học cho nhiều nhưng mà rồi sau lúc mà hơi thở hấp hối, nó sắp tắt thì lúc đó sẽ biết nhiều biết ít. Hai cái đó chúng ta phải nghiệm phải đoán rồi tự biết.
CHÁNH VĂN
Hỏi : Sao biết giữ chơn tâm là Tổ của chư Phật ba đời?
Đáp : Chư Phật trong ba đời đều từ trong tâm tánh sanh. Trước do giữ chơn tâm, vọng niệm không sanh, tâm ngã sở diệt sau mới được thành Phật. Cho nên biết giữ chơn tâm là Tổ của chư Phật ba đời.
GIẢNG
Quí vị thấy không phải là Tổ của mình thôi, mà còn là Tổ của chư Phật ba đời nữa. Tại sao? Vì Phật ba đời đều từ giữ chơn tâm mà được. Chư Phật từ chơn tâm mà được, vậy giữ chơn tâm là Tổ của chư Phật hết. Ngày nay chúng ta tu khéo giữ chơn tâm tức là chúng ta trở về với ông Tổ mà chư Phật ba đời cũng học chớ không riêng gì về chúng ta. Bởi vậy câu :
Trước do giữ chơn tâm, vọng niệm không sanh, tâm ngã sở diệt sau mới được thành Phật.
Quí vị thấy ba chặn đường. Chặn đường thứ nhất là giữ chơn tâm, chặn đường thứ hai là vọng niệm không sanh, chặn đường thứ ba là tâm ngã sở diệt thì đó là cái thành Phật. Như vậy đến cái chỗ tâm ngã sở diệt thì thành Phật, và ba đời chư Phật đều đi con đường đó hết, không có con đường nào khác, đều là đi con đường giữ chơn tâm, vọng niệm không sanh, tâm ngã sở diệt rồi được thành Phật. Vậy giữ chơn tâm không phải Tổ của chư Phật ba đời là gì.
Đây nói rộng một chút.
CHÁNH VĂN
Từ đây trở lên bốn câu vấn đáp, nếu muốn nói rộng thì vô cùng. Nay tôi mong ông được tự biết bản tâm là Phật, nên ân cần khuyên ông ngàn Kinh muôn Luận không hơn giữ chơn tâm, đó là pháp yếu vậy.
GIẢNG
Ông ở đây là người đối diện với ngài. Ngài nói đi nói lại, rốt cuộc ngài nói thẳng ra rằng: “ngàn Kinh muôn Luận không hơn giữ chơn tâm”, giữ chơn tâm đó là pháp yếu vậy.
CHÁNH VĂN
Tôi cố gắng đem Kinh Pháp Hoa chỉ cho ông, những vật đại xa, bảo thành, minh châu, diệu dược…ông tự không nhận, không uống thì nghèo khổ, làm sao hội được.
GIẢNG
Trong Kinh Pháp Hoa, Phật nói nào là thí dụ đại xa, thí dụ bảo thành, thí dụ minh châu, thí dụ diệu dược..v.v… những cái đó mình phải tự nhận, tự ứng dụng, tự tu mà mình không nhận không tu thì đó làm sao mình hết khổ.
CHÁNH VĂN
Vọng niệm không sanh, tâm ngã sở diệt thì tất cả công đức tự nhiên viên mãn.
GIẢNG
Như vậy thì vọng niệm không sanh, tâm ngã sở diệt thì tất cả công đức tự nhiên viên mãn. Tự nó đầy đủ hết khỏi phải làm công đức này, công đức nọ gì hết. Công đức duy nhất đó là vọng niệm không sanh, tâm ngã sở diệt thì tất cả đầy đủ.
CHÁNH VĂN
Không nhờ cầu bên ngoài mà vào biển khổ sanh tử.
GIẢNG
Nếu mình tìm cái gì ở ngoài, thì đó là mình đi vào biển khổ sanh tử.
CHÁNH VĂN
Ở tất cả chỗ chánh niệm xét tâm, chớ thích cái vui hiện tại mà gieo giống khổ đời sau, dối mình dối người không thoát khỏi sanh tử. Cố gắng! Cố gắng!
GIẢNG
Ngài nhắc cho mình phải cố gắng, đừng có bị gạt rồi gạt người ta nữa. Nó chạy ra ngoài rồi cứ thích theo cái hiện tại mà mình phải gieo cái giống khổ cho mình, rồi dối gạt người, như vậy thì cứ đi trong sanh tử nên cố gắng! cố gắng!
CHÁNH VĂN
Nay tuy vô thường, chung gieo cái nhân thành Phật ở đời sau.
GIẢNG
Nay tuy cái thân của mình là cái thân vô thường, nhưng mà mình khéo ráng gieo cái nhân thành Phật ở đời sau.
CHÁNH VĂN
Chớ để ba thời qua suông luống mất công phu. Kinh nói: “Thường ở trong địa ngục như dạo hoa viên, tại các đường ác như nhà cửa của mình”. Chúng sanh chúng ta ngày nay như thế, không biết kinh sợ kẻ giết người (vô thường), trọn không có tâm vượt ra. Lạ thay! Khổ thay!
GIẢNG
Những lời tha thiết của ngài. Ngài nói rằng, nếu chúng ta không chịu tu, không gieo giống thành Phật ở đời sau, rồi để cho ba thời luống trôi qua mất thì như trong Kinh nói rằng: “ở trong địa ngục mà như dạo hoa viên, tại các đường ác như nhà cửa của mình”. Đó là nói Bồ tát hay nói ai? Nói cái đám mê của mình đó. Thật ra thì chúng ta ở trên cõi đời này nhiều khi nhìn lại rồi quí vị thấy, chỉ cần lặng tâm nhìn lại, nhiều khi tôi ngồi tôi cười hoài, thấy từ đầu tới chân chỉ là một mớ xương thịt da gân nó ràng buộc, ràng buộc rồi nó có khả năng lăn lóc một thời gian rồi nó hoại. Trong thời gian lăn lóc đó, nó đủ thứ khổ, khổ lo ăn, khổ lo mặc, khổ lo cho nó, khổ rồi còn lo cho những cái chung quanh nữa, cứ lo vậy lo hoài chưa rồi cái ngã ra chết, thì như vậy có giống gì như ở địa ngục hay không. Cứ ngày nào cũng khổ hết, quí vị thấy ở ngoài thế gian, người đói thiếu thì thấy họ khổ đành, có những người dư giả mà họ cũng khổ thôi. Nhất là tôi tiếp xúc đủ, người giàu có, người nghèo có, người khá giả có mà tôi thấy ai tới cũng than, không ai tới nói đời con vui vô kể, không ai dám nói câu đó hết. Họ nói sao mà khổ quá, nhiều của nhiều tiền thì con nó sài phí, nó nghiện ngập rồi khổ. Còn thiếu của thiếu thì chạy cơm bửa sáng bửa chiều không đủ khổ. Như vậy người dư khổ của người dư, kẻ thiếu khổ của kẻ thiếu, chớ không ai hết khổ hết. Vì vậy mà chúng ta sống ở trong địa ngục coi như hoa viên đó, cười nói, cười nói vui vẽ nhưng thật ra mình sống ở địa ngục mà mình không hay. Quí vị nghiệm lại sẽ thấy. Gặp thì cũng vui vậy, nói đùa đồ coi cũng vui nhưng sự thật tất cả cái khổ nó dồn dập tới với mình. Rồi mổi một ngày, vô thuờng nó mòn lần lần, cái thân này nó từ khoẻ rồi tới bệnh, tới già, rồi tới hoại. Tủi nhất là khi tắt thở chừng năm ba hôm mà không chôn cất kịp thì bà con không ai dám lại gần, cái đồ đó là đồ quí không. Vậy đó mà bây giờ còn đi lại còn hơi ấm cho nó là quí, cho là đẹp cho là đủ thứ hết, toàn là ảo tưởng thôi, chớ thực chất nó là như vậy. Cho nên rồi mình sống trong cảnh khổ mà không biết khổ nên trong Kinh nói rằng: “Thường ở trong địa ngục như dạo hoa viên, tại các đường ác như nhà cửa của mình”. Đường này là ác mà mình thấy như chỗ nên ở, ở lâu chừng nào tốt chừng ấy. Thấy có nhiều người tội lắm, già bệnh không có con cháu nuôi, sống lang thang sống thêm một ngày cũng mừng một ngày. Như vậy đó mới thấy cái mê lầm của kiếp người. Cho nên hiểu rồi, những lời dạy này là những lời dạy đem hết tâm huyết nhắc cho chúng ta, đánh thức cho chúng ta mà chúng ta không tỉnh, thì đó là cái quá dỡ. Tôi lập lại câu này một lần nữa cho quí vị nhớ: “Chúng sanh chúng ta ngày nay như thế, không biết kinh sợ kẻ giết người, kẻ giết người là quỉ vô thường, bởi vậy chiều nào cũng đánh trống nhắc đó, nhắc quí vị nhớ ngày đã qua rồi, quỉ vô thường nó chực sẳn rồi, trọn không có tâm vượt ra. Lạ thay! Khổ thay!. Như vậy mà không mong ra thật là lạ, thật là khổ.
Các bài mới
- Luận tối thượng thừa giảng giải ( Phần 2) - 16/04/2012
- Luận tối thượng thừa giảng giải ( Phần 1) - 28/03/2012
- Chứng đạo ca ( Phần 5) - 08/12/2011
- Chứng đạo ca ( Phần 4) - 29/07/2011
- Chứng đạo ca ( Phần 3) - 21/07/2011
Các bài đã đăng
- Chứng đạo ca ( Phần 2) - 12/07/2011
- Chứng đạo ca ( Phần 1) - 07/07/2011
- Chơn tâm trực thuyết giảng giải - 02/01/2011
- Tuyệt quán luận - 29/12/2010
- Thiền môn khẩu quyết - 08/10/2010
Kinh - Luật - Luận
Video giới thiệu
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- 10
- 11
- 12
- 13
- 14
- 15
- 16
- 17
- 18
- 19
- 20
- 21
- 22
- 23
- 24
- 25
- 26
- 27
- 28
- 29
- 30
- 31
- 32
- 33
- 34
- 35
Tìm kiếm
Tin mới
Đọc nhiều
Ảnh đẹp
Lịch
Thống kê truy cập
- Lượt truy cập: 23588
- Online: 36