Nghiệp thức và tánh giác

08/10/2009 | Lượt xem: 3872

Hôm nay chúng tôi sẽ giảng về đề tài “Nghiệp thức và Tánh giác”, để quí Phật tử nhận rõ trên đường tu hành, chúng ta có phương pháp cụ thể như thế nào.

Ngày xưa ở Trung Quốc có Thiền sư Triệu Châu Tùng Thẩm nổi tiếng là nhanh nhẹn nhất. Một hôm có người đến hỏi Ngài:
- Bạch Hòa thượng, con chó có Phật tánh không? 

Hôm nay chúng tôi sẽ giảng về đề tài “Nghiệp thức và Tánh giác”, để quí Phật tử nhận rõ trên đường tu hành, chúng ta có phương pháp cụ thể như thế nào.

Ngày xưa ở Trung Quốc có Thiền sư Triệu Châu Tùng Thẩm nổi tiếng là nhanh nhẹn nhất. Một hôm có người đến hỏi Ngài:

- Bạch Hòa thượng, con chó có Phật tánh không? 

 

 

Ngài trả lời:
- Không.
Vị này đã từng đọc kinh Đại thừa, nghe thế khởi nghi, hỏi tiếp:
- Bạch Hòa thượng, trong kinh nói tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, tại sao con chó lại không có Phật tánh?
Ngài trả lời:
- Vì nghiệp thức che đậy.
Hôm khác, cũng có người đến hỏi giống như vậy:
- Bạch Hòa thượng, con chó có Phật tánh không?
Ngài đáp:
- Có.
Vị kia thắc mắc:
- Đã có Phật tánh tức là sáng suốt, tại sao lại chui vào trong đãy da lông lá lù xù vậy?
Ngài trả lời:
- Vì biết mà cố phạm.
Một sự việc mà hai lối trả lời khác nhau, như vậy có mâu thuẫn không? Đó là lối trả lời của Thiền sư khiến người nghe hơi khó hiểu. Chúng tôi sẽ giải thích cho quí vị thấy rõ ý nghĩa thâm thúy trong từng câu đáp của ngài Triệu Châu.
Người trước hỏi con chó có Phật tánh không, Ngài trả lời không. Vị ấy hỏi tiếp, tại sao tất cả chúng sanh đều có Phật tánh mà riêng con chó không có, Ngài nói vì bị nghiệp thức che đậy. Chúng ta đọc kinh điển Đại thừa, ai cũng hiểu Phật dạy tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Đã thế tại sao Ngài nói con chó không có Phật tánh? - Vì nghiệp thức che đậy. Ví dụ đêm rằm trăng sáng nhưng mây đen che mịt mù, dưới này chúng ta nhìn lên không thấy mặt trăng. Bấy giờ có người hỏi “hôm nay có trăng không”, “có”, nhưng mình không thấy, nên đáp “không”. Không đây tức là vì mây che không thấy, chớ không phải không có mặt trăng. Nói vậy cũng hợp lý.
Cũng thế, Phật tánh dụ như mặt trăng, mây đen che dụ cho nghiệp thức. Chúng ta vì nghiệp thức lăng xăng liên tục che mờ Phật tánh nên mình không thấy được. Vậy nghiệp thức là gì? Tức thức tình phân biệt của chúng ta. Suy nghĩ việc này việc nọ, dừng lại không được, đó là ta đang chạy trong nghiệp thức. Nói cách khác sự phân biệt theo thói quen chính là nghiệp thức.
Thói quen thế nào? Như chúng ta quen suy nghĩ về những vấn đề hơn thua, phải quấy, tốt xấu… Khi ngồi lại nói chuyện lúc nào cũng xoay quanh những vấn đề ấy, vì nó đã trở thành thói quen của mình rồi. Người hay suy nghĩ về danh dự vinh nhục, khi ngồi lại những thứ nhục vinh cứ trồi lên hụp xuống, kềm không nổi. Tóm lại những thói quen nào chúng ta đã tập, khi ngồi lại nó trồi lên, tâm duyên theo không dừng, nên tánh Phật bị che khuất.
Tuy đức Phật dạy chúng ta có Phật tánh, nhưng mình chưa thấy, chỉ tin thôi. Tại sao không thấy? Vì nghiệp thức liên miên che đậy. Ngồi thiền cả một hai giờ, nhưng chưa chắc đã được mười phút, hai mươi phút hoàn toàn lóng lặng, không có niệm nào dấy khởi. Niệm niệm liên tục dấy khởi cũng như mây đen liên tục kéo đến che khuất mặt trăng, làm sao ta thấy được trăng sáng? Muốn thấy được mặt trăng thì mây phải tan. Muốn thấy được Phật tánh thì phải dừng nghiệp thức. Nghiệp thức không dừng không bao giờ chúng ta thấy được tánh Phật.
Cho nên các Thiền sư dạy chúng ta tu thiền cốt để dừng nghiệp thức. Nghiệp thức dừng lại thì trí tuệ mới sáng. Giả sử chưa dừng được hoàn toàn nhưng thưa thưa bớt, chúng ta cũng thấy sáng phần nào. Tu thiền là để Trí vô sư hiển lộ. Như khi quí Phật tử đọc kinh hay nghe quí thầy giảng, có vấn đề gì nghi, chưa hiểu rõ nên trong lòng cứ chuyên chú vào vấn đề đó, không tan được. Bất chợt hôm nào trong lúc ngồi thiền, tuy mình không suy nghĩ về vấn đề đó, nhưng bỗng dưng nó sáng lên, mọi nghi ngờ tiêu tan hết. Đó là do mây nghiệp thức lặng xuống hết nên ánh sáng của Tánh giác hiện ra, khiến chúng ta thấy được mọi vấn đề thông suốt, rõ ràng.
Người tu thiền nỗ lực trong một thời gian dài sẽ có những khoảng sáng như thế. Từ đó chúng ta mới thấy giá trị của sự tu. Nếu không như thế, nhiều vị tu hoài vẫn không thấy gì lạ hết. Như đức Phật do tâm thanh tịnh, Ngài mới chứng được Túc mạng minh nhớ lại vô số kiếp về trước của mình như những chuyện hôm qua. Nếu vị nào để ý sẽ thấy, khi ngồi thiền được yên chúng ta sẽ nhớ những chuyện cũ một cách rõ ràng, dù mình không tác ý nhớ. Nhiều người bực mình tự trách: “Giờ này không phải giờ nhớ, tại sao lại nhớ?” Nhưng đó là chuyện đương nhiên thôi. Bởi vì khi tâm chúng ta yên, những gì mình quên nó hiện ra. Chỉ yên có một chút mà nhớ được chuyện mấy năm về trước, huống là hoàn toàn yên định. Cho nên đức Phật nhớ tới mấy muôn kiếp về trước, đâu phải chuyện lạ.
Qua những kinh nghiệm đó chúng ta mới thấy những gì đức Phật tu được, mình cũng có thể tu được. Nhưng vì khả năng yên tĩnh của chúng ta ít quá nên nhớ những việc gần, không nhớ những chuyện xa. Nếu tâm hoàn toàn thanh tịnh trong thời gian dài, tự nhiên những chuyện xa mấy ta cũng nhớ được. Bởi vậy những người ngoại đạo tu thiền cũng có Thần túc thông. Chúng tôi đọc trong kinh Trường A-hàm, Phật nói nhiều vị ngoại đạo tu nhớ được ba kiếp hoặc sáu kiếp, mười kiếp… Nhưng Phật kết luận trí nhớ ấy cũng còn giới hạn, quá tầm đó họ không biết. Chỉ có đức Phật mới nhớ được vô số kiếp.
Nhiều người nghĩ mình tu thiền, bỏ hết chuyện đời không biết sau này có bị lơ lơ lửng lửng không? Vì họ sợ không nhớ, không học thêm thì dễ quên. Không phải vậy. Chúng ta quên những thứ lăng xăng lộn xộn mà nhớ bằng trí dụng. Các chủng tử từ nhiều đời nằm trong Tàng thức không mất, ta thấy biết rõ ràng. Cái đó không thể tưởng tượng nổi, vì nó quá sức của người phàm. Vì thế có những điều của Phật nói tới bây giờ chưa ai tin nổi, vì nó vượt quá xa sức tưởng tượng của chúng ta.
Người tu thiền khi ứng dụng tu phải cố dẹp tan đám mây nghiệp thức từ lâu đời. Đám mây ấy tan rồi, chừng đó chúng ta không cầu sáng tự nó cũng sáng. Phật tử thường tụng kinh Bát-nhã, thấy đoạn chót nói chư Bồ-tát tu tập không có sở đắc. Vì không có sở đắc nên Bồ-tát vượt qua hết những điên đảo vọng tưởng, cứu kính đạt Niết-bàn. Ba đời chư Phật cũng vì không có sở đắc mà chứng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Cho nên trong nhà thiền thường nói vô đắc mà đắc.
Đọc kinh nếu không khéo, chúng ta sẽ thấy toàn là mâu thuẫn, không thể hiểu nổi. Tại sao? Bởi vì chúng ta tu có tâm cầu chứng cầu đắc, trong khi Phật nói tu là không có chứng đắc. Tại sao? Tôi thường ví dụ, như người đi ngoài đường thấy một số tiền đánh rơi, họ lượm lên bỏ túi. Khi lượm lên gọi là được hay đắc. Trước đó không có, bây giờ lượm được là đắc. Nếu người đó có tiền sẵn trong túi, khi cần lấy ra xài, không nói là được vì tiền đã sẵn trong túi rồi. Cái chưa có mà bây giờ có mới gọi là được, còn đã có chỉ cần lấy ra xài, không gọi là được.
Cũng vậy, chúng ta biết mình có Tánh giác sẵn, chỉ vì đám mây nghiệp thức che đậy nên nó khuất mất, chúng ta không thấy được. Bây giờ chúng ta phá tan đám mây nghiệp thức đi thì Tánh giác sáng suốt hiển lộ ra, đó là điều đương nhiên như vậy, không nói được gì cả. Cho nên không có được mà được, được mà không có chỗ được. Hồi xưa không sáng bây giờ sáng, chính nhờ cái sáng đó mà nói đắc, chớ thật ra không có gì lạ để đắc cả. Thế nên nói vì vô sở đắc nên Bồ-tát được Niết-bàn, vì vô sở đắc mà chư Phật thành tựu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Nghiệp thức từ đâu mà ra? - Từ thân, khẩu, ý tạo tội mà ra. Như kẻ ăn trộm có biết làm việc đó là tội lỗi không? - Vẫn biết, họ còn biết nếu gặp cảnh sát bắt thì họ sẽ bị bỏ tù nữa. Biết mà họ vẫn cố làm, cho nên quả ở tù không nghi ngờ gì cả. Không ở tù sớm thì ở tù muộn nếu họ cứ hành nghề đó mãi. Vì vậy Thiền sư nói con chó tuy có Phật tánh, nhưng nó vẫn chui vào đãy da xấu xí là vì biết mà cố phạm.
Cũng vậy, chúng ta là người tu biết phải quấy, thiện ác rõ ràng mà vẫn tạo nghiệp ác nên nói biết mà cố phạm. Vì thế dù có Phật tánh cũng vẫn bị nghiệp ác ấy dẫn tới chỗ xấu xa, khổ đau như thường. Thiền sư nói biết mà cố phạm thì phải chui vào đãy da lông lá lù xù, đây là câu nói rất cụ thể để nhắc nhở chúng ta. Con người hầu như ai cũng thế, biết cái đó là lỗi mà vẫn cố làm, ít ai hay chưa có ai biết cái đó lỗi nên không làm.
Người có tu chút chút thì nghĩ rằng mình làm gì khổ thiên hạ là tội, nhưng khi giận lên cũng quên làm khổ người ta mình mang tội. Rõ ràng đó cũng là biết mà cố phạm. Đã là biết mà cố phạm thì không tránh khỏi phải đọa vào đường ác. Ở đây tôi chỉ cho quí vị thấy chủ trương tu của đạo Phật. Phật giáo chủ trương giác ngộ giải thoát, giải thoát là tự do. Tự do tức là không bị ai lôi kéo. Nhưng bây giờ nếu chúng ta phạm tội thì làm sao có tự do? Biết việc đó sai trái mà vì lòng tham, vì nóng giận ta vẫn làm việc sai trái thì kết quả không thể nào có tự do được. Phần nhiều người ta đòi tự do ở bên ngoài, như đòi tự do với cha mẹ, đòi tự do với chính quyền mà không đòi tự do với mình, đó là một sự lầm lẫn lớn. Chúng ta thử nghĩ nếu mình nổi nóng lên, mất tự chủ, cơn sân hận xúi bảo mình phải nói năng dữ dằn cho hả dạ, mà nói năng theo sự sai khiến của cơn giận là mất tự do rồi. Biết đó là quấy mà ta vẫn phải làm theo áp lực của nó là bị nó lôi đi mất, đâu còn tự do nữa.
Chúng ta tu hành phải nhớ, áp lực của ba thứ độc tham sân si rất mạnh. Nó bắt mình làm theo nó, ta không đủ sức tự chủ, đời này đã theo sự sai khiến của nó rồi thì đời sau nó dẫn đi đâu ta theo đó. Chúng ta tu muốn chọn con đường tốt trong hiện đời cũng như đời sau thì phải đừng bị áp lực của ba thứ độc tham sân si lôi kéo. Ba thứ độc đó chuyên xúi bảo chúng ta tạo nghiệp ác, từ nghiệp ác ấy mà mình bị dẫn đi trong các đường ác. Do đó ta mất tự do ngay bây giờ và đời sau lại tiếp tục mất tự do nữa. Cho nên tu là đòi tự do với chính mình, chớ không phải đòi tự do với ai bên ngoài.
Ai cũng tỏ ra mình là người tự do tự tại, tôi làm cái này tôi làm cái kia. Nhưng sự thật chúng ta không tự tại chút nào hết. Một cơn tham nổi lên là bị nó lôi, một cơn sân nổi lên cũng bị nó lôi, có tự tại gì đâu! Lúc tỉnh chúng ta không làm điều sai quấy, nhưng khi nổi giận lên, nó xúi gì ta làm đó, không còn tí tự do nào. Đôi khi làm xong lại hối hận thì sự việc đã muộn rồi. Cho nên quan trọng là giữ bình tĩnh, tâm luôn tỉnh sáng biết điều nào dở xấu, chúng ta không làm. Đừng để tham sân si làm chủ dẫn đi, đã bị nó dẫn thì mình hết quyền làm chủ. Ngày nay không có quyền làm chủ thì ngày mai nhất định cũng không có quyền làm chủ. Như vậy là hoàn toàn mất tự do.
Hiểu như thế chúng ta nên đòi tự do ở chính mình, đó là sự tự do tuyệt đối. Muốn tự do tuyệt đối thì ba chú độc tham, sân, si phải giải quyết cho xong. Đừng để nó có thẩm quyền xúi giục mình nữa. Như vậy chúng ta mới có tự do trong cuộc sống hiện tại, tự do kể cả mai sau. Cái tự do đó là nhân để đưa tới giải thoát sanh tử. Cho nên tu là cả một vấn đề, phải nhìn thấy từng cái hay cái dở của chính mình, chớ không phải tu trên hình tướng sơ sài thôi.
Người tu mà tham vẫn nuôi, sân vẫn giữ thì tu làm chi. Có nhiều người nói: “Câu đó đáng giận quá, không giận sao được?” Ngày xưa lúc tôi bệnh có lên Phương Bối am ở với thầy Nhất Hạnh. Lúc đó Phật tử ở các tỉnh gởi thư cho tôi, kể chuyện bị người ta ăn hiếp, cuối cùng họ nói: “Thưa Thầy, người ấy làm như vậy thật là đáng giận.” Tôi gởi thư trả lời rằng: “Không có cái gì đáng giận cả, chỉ tại Phật tử nhẫn không được thôi.”
Chúng ta nhẫn không được rồi đổ thừa sự việc đáng giận, con người đáng giận để mà giận. Thật ra cái gì cũng có thể bỏ qua được hết, khi ta biết rõ nó không thật. Bởi không biết rõ nên càng nghĩ càng giận. Đáng giận hay dễ giận là câu tục ngữ để che đậy lỗi dễ sân của chúng ta. Tu như vậy làm sao phá được sân si? Chừng nào phá được sân si, ta mới có phần tự chủ, có tự chủ mới có tự do. Tự do là nhân sẽ đưa đến quả giải thoát. Người tu cần phải chiêm nghiệm kỹ nội tâm của mình, chớ không phải đua nhau trên hình thức bên ngoài.
Tôi từng nhắc nhở quí Phật tử, không phải ăn chay nhiều là tu, không phải tụng kinh giỏi là tu. Có nhiều vị tụng kinh rất siêng, ăn chay rất giỏi, mà con cháu nói trái ý một chút thì chửi om sòm. Như vậy có phải tu chưa? Tu như thế chỉ làm cho người ta cười thêm. Người biết tu, thật tu là phải tự kiềm chế mình, tự kiểm tra lại những lỗi lầm sai quấy của bản thân để chừa bỏ. Siêng năng sửa lỗi hằng ngày hằng giờ mới có thể tiến được.
Muốn Tánh giác hiện bày, chúng ta phải dẹp tan nghiệp thức. Còn nghiệp thức thì tánh Phật không bao giờ hiển lộ. Đó là một lẽ thật. Ngài Triệu Châu đáp hai câu hỏi thật đơn sơ mà là cả một bài học rất thâm thúy về sự tu. Đáp như Ngài là nói rõ cho học nhân hiểu rồi, các Thiền sư khác thường ít nói trắng ra như vậy. Như câu chuyện Hoàn Lục Công tới ngài Nam Tuyền, ông hỏi thế này:
- Bạch Hòa thượng, có người nuôi một con ngỗng trong cái bình. Con ngỗng từ từ lớn bằng cái bình, bây giờ làm sao đem con ngỗng ra mà đừng đập bể cái bình?
Ngài Nam Tuyền đem ra rất dễ. Ngài kêu:
- Đại phu.
Hoàn Lục Công ứng thanh:
- Dạ.
Ngài bảo:
- Ra rồi.
Ngay đó Hoàn Lục Phu đảnh lễ.
Hồi xưa giảng tới đây, tôi không nói gì nữa nên nhiều vị nghe khó hiểu quá. Tại sao tôi không giảng? - Để quí vị khám phá. Nhưng ngày nay nếu không nói ra, chẳng có ai chuyên tâm khám phá, phần tôi thì không còn cơ hội gặp Phật tử nữa, nên hôm nay tôi tạm giải thích. Hoàn Lục Công là người đã thâm hiểu về thiền nên ông mới đặt câu hỏi như thế. Con ngỗng là chỉ cho Chân tâm hay Tánh giác của mình, cái bình là chỉ cho thân này. Thân và tâm không tách rời nhau, nên hỏi làm sao đem con ngỗng ra mà đừng làm hư cái bình, nghĩa là ngay cái thân này làm sao biết được có Tâm chân thật? Ngài Nam Tuyền kêu “Đại phu”, ông liền ứng thanh “dạ”, Ngài nói “ra rồi”. Tánh giác tuy không có hình tướng nhưng nó thường hiển lộ nơi sáu căn của chúng ta. Tức mắt hay thấy sắc, tai hay nghe tiếng… Vừa kêu liền dạ là có đầy đủ Tánh nghe Tánh biết rồi, cho nên Ngài bảo “ra rồi”, Tâm chân thật ở ngay nơi cái hay thấy, hay nghe, hay biết đó. Hoàn Lục Công là một cư sĩ am hiểu lý thiền, nên nghe đến đó ông liền đảnh lễ.
Trong nhà thiền có nhiều câu đáp lạ lùng, người ngoài nghe tới đây bí thôi, không làm sao giải nổi. Nhưng khi hiểu được rồi mới thấy hay đáo để. Các Thiền sư không có gì giấu giếm chúng ta cả, chỉ vì mình không hiểu không nhận được nên thấy khó. Có Phật tử hỏi tôi tu thiền làm sao đừng kẹt vào tĩnh. Chữ tĩnh này là lặng. Thật ra thiền được yên lặng là tốt, nhưng đừng nghĩ mình được lặng mới không kẹt vào tĩnh. Còn nghĩ là còn kẹt, còn kẹt thì chưa phải tĩnh. Ngài Vĩnh Gia Huyền Giác có nói: “Tỉnh tỉnh lặng lặng, phải”. Tỉnh đây là tỉnh sáng chớ không phải tĩnh lặng. “Tỉnh tỉnh loạn tưởng, sai.” Tỉnh mà loạn tưởng là sai. “Lặng lặng tỉnh tỉnh, phải. Lặng lặng hôn trầm, sai.” Chúng ta tu cứ lấy đó làm nguyên tắc. Tỉnh mà lặng thì đúng, chớ tỉnh mà nhớ tứ tung thì không được. Lặng mà phải tỉnh thì đúng, chớ lặng mà gục lên gục xuống cũng không được.
Lại có nhiều vị thắc mắc khi hành thiền nên quán chiếu hay phải giữ cho tĩnh? Thiền có hai lối hoặc Chỉ hoặc Quán. Có khi chúng ta dùng pháp quán chiếu để dừng tâm loạn tưởng, có khi ta dùng yên lặng để định tâm. Ví dụ Phật tử thường áp dụng phương pháp thở vô thở ra, tưởng toàn thân an lành, toàn thân vui tươi, đó là thuộc về pháp Quán. Hoặc có chỗ khác dạy chúng ta quán Tứ niệm xứ, đây cũng thuộc về quán. Còn người ngồi trụ tâm vào một cảnh nào đó gọi là Chỉ. Trong lúc tu, hành giả linh động có khi chỉ, có khi quán, áp dụng thế nào tâm an ổn là tốt. Nếu quán lâu tâm hơi nghĩ nhiều, không được yên thì chuyển sang chỉ, tâm định trở lại. Cho nên không thể cố định vào một cách thức nào cả, tùy sự tu tập riêng của mỗi người mà chúng ta có các cách ứng dụng thích hợp, miễn sao đúng là tốt.
Trong sanh hoạt thường ngày, quan trọng là làm sao Phật tử thoát khỏi phiền não đau khổ. Thế thì có cách nào để tu tại gia được an vui không? Phải luôn luôn hằng tỉnh hằng giác, đừng để tham sân si dẫn đi. Chỉ có cách duy nhất đó thôi. Chúng ta nên nhớ không phải người xuất gia cạo đầu mới hết phiền não. Ở chùa chưa chắc đã hết phiền não, vậy tại sao Phật tử lại sợ ở nhà phiền não? Nếu sợ ở nhà phiền não, chạy vô chùa phiền não hơn nữa thì sao?
Lúc tôi đang ở Thường Chiếu, có một Phật tử từ Bến Tre lên vào lúc mười giờ trưa. Ông xin gặp và hỏi tôi một câu rồi trở về liền. Tôi nghĩ đường xa, đạo hữu này tha thiết hỏi có một câu rồi về nên tôi hoan hỉ chấp nhận. Ông kể từ khi qui y rồi ăn chay, biết tụng kinh, biết tội phước đàng hoàng, nhưng sao thấy cái gì đẹp cũng còn tham, ai nói trái tai cũng còn giận. Bây giờ xin thầy dạy con làm sao bớt tham sân?
Tôi cười và hỏi: “Tại sao ba thứ độc, mà đạo hữu sợ có hai thứ, còn si bỏ đâu?” Tôi giải thích thật ra tham với sân chỉ là ngọn, gốc từ si mà ra. Sợ tham sân, muốn hết tham sân mà không bỏ si thì không bao giờ hết. Vì sao chúng ta tham? - Vì bản ngã. Thấy cái đó đẹp mình thích, thích được để ta hưởng. Từ chấp ta mà sanh ra tham hưởng thụ những thứ đẹp. Bây giờ nếu thấy ta không thật thì tham đẹp làm gì? Do chính cái si, nên thân không thật mà chấp là thật, mới sanh ra tham sân. Bây giờ đạo hữu cứ nhìn thấy rõ thân mình không thật thì hết tham, hết sân.
Trong kinh Bát-nhã, đức Phật dạy “chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách”, nghĩa là soi thấy thân năm uẩn này không thật liền vượt qua tất cả khổ nạn. Vì chúng ta thấy thân thật nên muốn đem những tốt đẹp về cho mình. Khi bớt được tham thì bớt sân luôn, vì những gì ta muốn mà bị ai ngăn trở thì nổi giận. Bây giờ mình không muốn nữa nên ai làm gì thì làm, đâu có giận. Sân gốc từ tham mà ra, tham gốc từ si mà có. Chỉ cần phá si thì hai thứ kia cũng theo đó mất luôn. Nên biết cột trụ của phiền não là từ chấp ngã. Phá tan chấp ngã thì mọi thứ phiền não theo đó dứt hết.
Như vậy Phật tử tại gia muốn bớt phiền não, bớt nghiệp thức thì đừng thèm chấp ngã là thật. Thường chúng ta hiểu theo lý của Phật dạy mà không chiêm nghiệm kỹ. Nghe Phật nói thân giả thì cũng nói theo, nhưng thật ra không thấy giả chút nào cả. Hồi xưa ngồi chiêm nghiệm lại, chúng tôi thấy Phật nói thân này là giả, nhưng làm sao để giải thích giả một cách cụ thể cho người ta hiểu. Ta nói giả do duyên hợp thì được, nhưng vẫn chưa rõ hết sự thật của cái giả ấy.
Bây giờ tôi có thể nói giả qua sự vay mượn liên tục bốn chất đất, nước, gió, lửa của thân. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta sống là nhờ tứ đại ở trong cộng với tứ đại bên ngoài hỗ trợ liên tục. Như lỗ mũi đang hít thở đều đặn, không ngừng nghỉ. Rồi uống nước, ăn cơm… Mượn vô trả ra, mượn vô trả ra, cứ như thế tiếp nối hoài. Nếu quá trình ấy gián đoạn hay ngừng nghỉ thì mình chết ngay. Như vậy chúng ta sống bằng cái vay mượn, chớ có gì là mình thật đâu! Nhìn cho thật tường tận mới thấy đời sống của con người chỉ là chuyện mượn trả đều đều, không có gì sang, cũng không có gì quí. Mượn trả êm xuôi thì còn thấy vui, nếu mượn trả trục trặc thì chở đi bác sĩ liền. Cho nên hạnh phúc của thế gian chẳng qua là sự vay mượn êm xuôi, nếu khác đi là mất hạnh phúc, là đau khổ liền. Thế thì cuộc sống quí giá ở chỗ nào? Vậy mà nói giả người ta không chịu!
Hiểu như vậy rồi còn gì để chúng ta tham nữa không? Mà không tham thì cái gì trái ý mình bỏ qua. Ta không thật, người cũng không thật, tranh hơn thua với nhau làm chi, có được gì? Được vậy tự nhiên phiền não hết sạch. Thiền sư sống tự do tự tại là nhờ vậy đó. Các ngài thấy rõ có gì đâu phải buồn phiền, có gì đâu phải hơn thua được mất? Lâu nay chúng ta không chịu nghiệm lại mình, cứ lo tìm cái này cái kia bên ngoài, mà cái gần nhất chính là bản thân mình, lại không biết gì hết. Cứ lo ăn ngon, hít thở không khí tốt, uống nước trong mát v.v… mà không ngờ tất cả những thứ đó đều mượn trả, không có gì của mình hết.
Như vậy quí Phật tử muốn hết phiền não, chỉ cần dùng trí tuệ quán chiếu thấy rõ phiền não gốc từ si mê chấp ngã mà ra. Phá được gốc si mê này thì hết phiền não, chớ đừng nói ở chùa hết phiền não. Hết phiền não thì nghiệp thức không còn, nghiệp thức đã dứt sạch thì Tánh giác hiện tiền. Điều đó rõ ràng như vậy.
Hôm nay tôi lược nói về Nghiệp thức và Tánh giác để tất cả quí vị hiểu rõ, ứng dụng tu hành cho có kết quả. Tôi tin chắc nếu ai quyết tâm vén áng mây mờ nghiệp thức thì mặt trăng trí tuệ sáng suốt sẽ chiếu soi, không nghi. Mong tất cả lắng nghe, suy gẫm và thực hành đạt được nhiều lợi ích thiết thực.

Ngài trả lời:

- Không.

Vị này đã từng đọc kinh Đại thừa, nghe thế khởi nghi, hỏi tiếp:

- Bạch Hòa thượng, trong kinh nói tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, tại sao con chó lại không có Phật tánh?

Ngài trả lời:

- Vì nghiệp thức che đậy.

Hôm khác, cũng có người đến hỏi giống như vậy:

- Bạch Hòa thượng, con chó có Phật tánh không?

Ngài đáp:

- Có.

Vị kia thắc mắc:

- Đã có Phật tánh tức là sáng suốt, tại sao lại chui vào trong đãy da lông lá lù xù vậy?

Ngài trả lời:

- Vì biết mà cố phạm.

Một sự việc mà hai lối trả lời khác nhau, như vậy có mâu thuẫn không? Đó là lối trả lời của Thiền sư khiến người nghe hơi khó hiểu. Chúng tôi sẽ giải thích cho quí vị thấy rõ ý nghĩa thâm thúy trong từng câu đáp của ngài Triệu Châu.

Người trước hỏi con chó có Phật tánh không, Ngài trả lời không. Vị ấy hỏi tiếp, tại sao tất cả chúng sanh đều có Phật tánh mà riêng con chó không có, Ngài nói vì bị nghiệp thức che đậy. Chúng ta đọc kinh điển Đại thừa, ai cũng hiểu Phật dạy tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Đã thế tại sao Ngài nói con chó không có Phật tánh? - Vì nghiệp thức che đậy. Ví dụ đêm rằm trăng sáng nhưng mây đen che mịt mù, dưới này chúng ta nhìn lên không thấy mặt trăng. Bấy giờ có người hỏi “hôm nay có trăng không”, “có”, nhưng mình không thấy, nên đáp “không”. Không đây tức là vì mây che không thấy, chớ không phải không có mặt trăng. Nói vậy cũng hợp lý.

Cũng thế, Phật tánh dụ như mặt trăng, mây đen che dụ cho nghiệp thức. Chúng ta vì nghiệp thức lăng xăng liên tục che mờ Phật tánh nên mình không thấy được. Vậy nghiệp thức là gì? Tức thức tình phân biệt của chúng ta. Suy nghĩ việc này việc nọ, dừng lại không được, đó là ta đang chạy trong nghiệp thức. Nói cách khác sự phân biệt theo thói quen chính là nghiệp thức.

Thói quen thế nào? Như chúng ta quen suy nghĩ về những vấn đề hơn thua, phải quấy, tốt xấu… Khi ngồi lại nói chuyện lúc nào cũng xoay quanh những vấn đề ấy, vì nó đã trở thành thói quen của mình rồi. Người hay suy nghĩ về danh dự vinh nhục, khi ngồi lại những thứ nhục vinh cứ trồi lên hụp xuống, kềm không nổi. Tóm lại những thói quen nào chúng ta đã tập, khi ngồi lại nó trồi lên, tâm duyên theo không dừng, nên tánh Phật bị che khuất.

 

Tuy đức Phật dạy chúng ta có Phật tánh, nhưng mình chưa thấy, chỉ tin thôi. Tại sao không thấy? Vì nghiệp thức liên miên che đậy. Ngồi thiền cả một hai giờ, nhưng chưa chắc đã được mười phút, hai mươi phút hoàn toàn lóng lặng, không có niệm nào dấy khởi. Niệm niệm liên tục dấy khởi cũng như mây đen liên tục kéo đến che khuất mặt trăng, làm sao ta thấy được trăng sáng? Muốn thấy được mặt trăng thì mây phải tan. Muốn thấy được Phật tánh thì phải dừng nghiệp thức. Nghiệp thức không dừng không bao giờ chúng ta thấy được tánh Phật.

Cho nên các Thiền sư dạy chúng ta tu thiền cốt để dừng nghiệp thức. Nghiệp thức dừng lại thì trí tuệ mới sáng. Giả sử chưa dừng được hoàn toàn nhưng thưa thưa bớt, chúng ta cũng thấy sáng phần nào. Tu thiền là để Trí vô sư hiển lộ. Như khi quí Phật tử đọc kinh hay nghe quí thầy giảng, có vấn đề gì nghi, chưa hiểu rõ nên trong lòng cứ chuyên chú vào vấn đề đó, không tan được. Bất chợt hôm nào trong lúc ngồi thiền, tuy mình không suy nghĩ về vấn đề đó, nhưng bỗng dưng nó sáng lên, mọi nghi ngờ tiêu tan hết. Đó là do mây nghiệp thức lặng xuống hết nên ánh sáng của Tánh giác hiện ra, khiến chúng ta thấy được mọi vấn đề thông suốt, rõ ràng.

Người tu thiền nỗ lực trong một thời gian dài sẽ có những khoảng sáng như thế. Từ đó chúng ta mới thấy giá trị của sự tu. Nếu không như thế, nhiều vị tu hoài vẫn không thấy gì lạ hết. Như đức Phật do tâm thanh tịnh, Ngài mới chứng được Túc mạng minh nhớ lại vô số kiếp về trước của mình như những chuyện hôm qua. Nếu vị nào để ý sẽ thấy, khi ngồi thiền được yên chúng ta sẽ nhớ những chuyện cũ một cách rõ ràng, dù mình không tác ý nhớ. Nhiều người bực mình tự trách: “Giờ này không phải giờ nhớ, tại sao lại nhớ?” Nhưng đó là chuyện đương nhiên thôi. Bởi vì khi tâm chúng ta yên, những gì mình quên nó hiện ra. Chỉ yên có một chút mà nhớ được chuyện mấy năm về trước, huống là hoàn toàn yên định. Cho nên đức Phật nhớ tới mấy muôn kiếp về trước, đâu phải chuyện lạ.

Qua những kinh nghiệm đó chúng ta mới thấy những gì đức Phật tu được, mình cũng có thể tu được. Nhưng vì khả năng yên tĩnh của chúng ta ít quá nên nhớ những việc gần, không nhớ những chuyện xa. Nếu tâm hoàn toàn thanh tịnh trong thời gian dài, tự nhiên những chuyện xa mấy ta cũng nhớ được. Bởi vậy những người ngoại đạo tu thiền cũng có Thần túc thông. Chúng tôi đọc trong kinh Trường A-hàm, Phật nói nhiều vị ngoại đạo tu nhớ được ba kiếp hoặc sáu kiếp, mười kiếp… Nhưng Phật kết luận trí nhớ ấy cũng còn giới hạn, quá tầm đó họ không biết. Chỉ có đức Phật mới nhớ được vô số kiếp.

Nhiều người nghĩ mình tu thiền, bỏ hết chuyện đời không biết sau này có bị lơ lơ lửng lửng không? Vì họ sợ không nhớ, không học thêm thì dễ quên. Không phải vậy. Chúng ta quên những thứ lăng xăng lộn xộn mà nhớ bằng trí dụng. Các chủng tử từ nhiều đời nằm trong Tàng thức không mất, ta thấy biết rõ ràng. Cái đó không thể tưởng tượng nổi, vì nó quá sức của người phàm. Vì thế có những điều của Phật nói tới bây giờ chưa ai tin nổi, vì nó vượt quá xa sức tưởng tượng của chúng ta.

Người tu thiền khi ứng dụng tu phải cố dẹp tan đám mây nghiệp thức từ lâu đời. Đám mây ấy tan rồi, chừng đó chúng ta không cầu sáng tự nó cũng sáng. Phật tử thường tụng kinh Bát-nhã, thấy đoạn chót nói chư Bồ-tát tu tập không có sở đắc. Vì không có sở đắc nên Bồ-tát vượt qua hết những điên đảo vọng tưởng, cứu kính đạt Niết-bàn. Ba đời chư Phật cũng vì không có sở đắc mà chứng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Cho nên trong nhà thiền thường nói vô đắc mà đắc.

Đọc kinh nếu không khéo, chúng ta sẽ thấy toàn là mâu thuẫn, không thể hiểu nổi. Tại sao? Bởi vì chúng ta tu có tâm cầu chứng cầu đắc, trong khi Phật nói tu là không có chứng đắc. Tại sao? Tôi thường ví dụ, như người đi ngoài đường thấy một số tiền đánh rơi, họ lượm lên bỏ túi. Khi lượm lên gọi là được hay đắc. Trước đó không có, bây giờ lượm được là đắc. Nếu người đó có tiền sẵn trong túi, khi cần lấy ra xài, không nói là được vì tiền đã sẵn trong túi rồi. Cái chưa có mà bây giờ có mới gọi là được, còn đã có chỉ cần lấy ra xài, không gọi là được.

Cũng vậy, chúng ta biết mình có Tánh giác sẵn, chỉ vì đám mây nghiệp thức che đậy nên nó khuất mất, chúng ta không thấy được. Bây giờ chúng ta phá tan đám mây nghiệp thức đi thì Tánh giác sáng suốt hiển lộ ra, đó là điều đương nhiên như vậy, không nói được gì cả. Cho nên không có được mà được, được mà không có chỗ được. Hồi xưa không sáng bây giờ sáng, chính nhờ cái sáng đó mà nói đắc, chớ thật ra không có gì lạ để đắc cả. Thế nên nói vì vô sở đắc nên Bồ-tát được Niết-bàn, vì vô sở đắc mà chư Phật thành tựu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Nghiệp thức từ đâu mà ra? - Từ thân, khẩu, ý tạo tội mà ra. Như kẻ ăn trộm có biết làm việc đó là tội lỗi không? - Vẫn biết, họ còn biết nếu gặp cảnh sát bắt thì họ sẽ bị bỏ tù nữa. Biết mà họ vẫn cố làm, cho nên quả ở tù không nghi ngờ gì cả. Không ở tù sớm thì ở tù muộn nếu họ cứ hành nghề đó mãi. Vì vậy Thiền sư nói con chó tuy có Phật tánh, nhưng nó vẫn chui vào đãy da xấu xí là vì biết mà cố phạm.

Cũng vậy, chúng ta là người tu biết phải quấy, thiện ác rõ ràng mà vẫn tạo nghiệp ác nên nói biết mà cố phạm. Vì thế dù có Phật tánh cũng vẫn bị nghiệp ác ấy dẫn tới chỗ xấu xa, khổ đau như thường. Thiền sư nói biết mà cố phạm thì phải chui vào đãy da lông lá lù xù, đây là câu nói rất cụ thể để nhắc nhở chúng ta. Con người hầu như ai cũng thế, biết cái đó là lỗi mà vẫn cố làm, ít ai hay chưa có ai biết cái đó lỗi nên không làm.

Người có tu chút chút thì nghĩ rằng mình làm gì khổ thiên hạ là tội, nhưng khi giận lên cũng quên làm khổ người ta mình mang tội. Rõ ràng đó cũng là biết mà cố phạm. Đã là biết mà cố phạm thì không tránh khỏi phải đọa vào đường ác. Ở đây tôi chỉ cho quí vị thấy chủ trương tu của đạo Phật. Phật giáo chủ trương giác ngộ giải thoát, giải thoát là tự do. Tự do tức là không bị ai lôi kéo. Nhưng bây giờ nếu chúng ta phạm tội thì làm sao có tự do? Biết việc đó sai trái mà vì lòng tham, vì nóng giận ta vẫn làm việc sai trái thì kết quả không thể nào có tự do được. Phần nhiều người ta đòi tự do ở bên ngoài, như đòi tự do với cha mẹ, đòi tự do với chính quyền mà không đòi tự do với mình, đó là một sự lầm lẫn lớn. Chúng ta thử nghĩ nếu mình nổi nóng lên, mất tự chủ, cơn sân hận xúi bảo mình phải nói năng dữ dằn cho hả dạ, mà nói năng theo sự sai khiến của cơn giận là mất tự do rồi. Biết đó là quấy mà ta vẫn phải làm theo áp lực của nó là bị nó lôi đi mất, đâu còn tự do nữa.

 

Chúng ta tu hành phải nhớ, áp lực của ba thứ độc tham sân si rất mạnh. Nó bắt mình làm theo nó, ta không đủ sức tự chủ, đời này đã theo sự sai khiến của nó rồi thì đời sau nó dẫn đi đâu ta theo đó. Chúng ta tu muốn chọn con đường tốt trong hiện đời cũng như đời sau thì phải đừng bị áp lực của ba thứ độc tham sân si lôi kéo. Ba thứ độc đó chuyên xúi bảo chúng ta tạo nghiệp ác, từ nghiệp ác ấy mà mình bị dẫn đi trong các đường ác. Do đó ta mất tự do ngay bây giờ và đời sau lại tiếp tục mất tự do nữa. Cho nên tu là đòi tự do với chính mình, chớ không phải đòi tự do với ai bên ngoài.

 

Ai cũng tỏ ra mình là người tự do tự tại, tôi làm cái này tôi làm cái kia. Nhưng sự thật chúng ta không tự tại chút nào hết. Một cơn tham nổi lên là bị nó lôi, một cơn sân nổi lên cũng bị nó lôi, có tự tại gì đâu! Lúc tỉnh chúng ta không làm điều sai quấy, nhưng khi nổi giận lên, nó xúi gì ta làm đó, không còn tí tự do nào. Đôi khi làm xong lại hối hận thì sự việc đã muộn rồi. Cho nên quan trọng là giữ bình tĩnh, tâm luôn tỉnh sáng biết điều nào dở xấu, chúng ta không làm. Đừng để tham sân si làm chủ dẫn đi, đã bị nó dẫn thì mình hết quyền làm chủ. Ngày nay không có quyền làm chủ thì ngày mai nhất định cũng không có quyền làm chủ. Như vậy là hoàn toàn mất tự do.

 

Hiểu như thế chúng ta nên đòi tự do ở chính mình, đó là sự tự do tuyệt đối. Muốn tự do tuyệt đối thì ba chú độc tham, sân, si phải giải quyết cho xong. Đừng để nó có thẩm quyền xúi giục mình nữa. Như vậy chúng ta mới có tự do trong cuộc sống hiện tại, tự do kể cả mai sau. Cái tự do đó là nhân để đưa tới giải thoát sanh tử. Cho nên tu là cả một vấn đề, phải nhìn thấy từng cái hay cái dở của chính mình, chớ không phải tu trên hình tướng sơ sài thôi.

 

Người tu mà tham vẫn nuôi, sân vẫn giữ thì tu làm chi. Có nhiều người nói: “Câu đó đáng giận quá, không giận sao được?” Ngày xưa lúc tôi bệnh có lên Phương Bối am ở với thầy Nhất Hạnh. Lúc đó Phật tử ở các tỉnh gởi thư cho tôi, kể chuyện bị người ta ăn hiếp, cuối cùng họ nói: “Thưa Thầy, người ấy làm như vậy thật là đáng giận.” Tôi gởi thư trả lời rằng: “Không có cái gì đáng giận cả, chỉ tại Phật tử nhẫn không được thôi.”

Chúng ta nhẫn không được rồi đổ thừa sự việc đáng giận, con người đáng giận để mà giận. Thật ra cái gì cũng có thể bỏ qua được hết, khi ta biết rõ nó không thật. Bởi không biết rõ nên càng nghĩ càng giận. Đáng giận hay dễ giận là câu tục ngữ để che đậy lỗi dễ sân của chúng ta. Tu như vậy làm sao phá được sân si? Chừng nào phá được sân si, ta mới có phần tự chủ, có tự chủ mới có tự do. Tự do là nhân sẽ đưa đến quả giải thoát. Người tu cần phải chiêm nghiệm kỹ nội tâm của mình, chớ không phải đua nhau trên hình thức bên ngoài.

 

Tôi từng nhắc nhở quí Phật tử, không phải ăn chay nhiều là tu, không phải tụng kinh giỏi là tu. Có nhiều vị tụng kinh rất siêng, ăn chay rất giỏi, mà con cháu nói trái ý một chút thì chửi om sòm. Như vậy có phải tu chưa? Tu như thế chỉ làm cho người ta cười thêm. Người biết tu, thật tu là phải tự kiềm chế mình, tự kiểm tra lại những lỗi lầm sai quấy của bản thân để chừa bỏ. Siêng năng sửa lỗi hằng ngày hằng giờ mới có thể tiến được.

Muốn Tánh giác hiện bày, chúng ta phải dẹp tan nghiệp thức. Còn nghiệp thức thì tánh Phật không bao giờ hiển lộ. Đó là một lẽ thật. Ngài Triệu Châu đáp hai câu hỏi thật đơn sơ mà là cả một bài học rất thâm thúy về sự tu. Đáp như Ngài là nói rõ cho học nhân hiểu rồi, các Thiền sư khác thường ít nói trắng ra như vậy. Như câu chuyện Hoàn Lục Công tới ngài Nam Tuyền, ông hỏi thế này:

- Bạch Hòa thượng, có người nuôi một con ngỗng trong cái bình. Con ngỗng từ từ lớn bằng cái bình, bây giờ làm sao đem con ngỗng ra mà đừng đập bể cái bình?

Ngài Nam Tuyền đem ra rất dễ. Ngài kêu:

- Đại phu.

Hoàn Lục Công ứng thanh:

- Dạ.

Ngài bảo:

- Ra rồi.

Ngay đó Hoàn Lục Phu đảnh lễ.

Hồi xưa giảng tới đây, tôi không nói gì nữa nên nhiều vị nghe khó hiểu quá. Tại sao tôi không giảng? - Để quí vị khám phá. Nhưng ngày nay nếu không nói ra, chẳng có ai chuyên tâm khám phá, phần tôi thì không còn cơ hội gặp Phật tử nữa, nên hôm nay tôi tạm giải thích. Hoàn Lục Công là người đã thâm hiểu về thiền nên ông mới đặt câu hỏi như thế. Con ngỗng là chỉ cho Chân tâm hay Tánh giác của mình, cái bình là chỉ cho thân này. Thân và tâm không tách rời nhau, nên hỏi làm sao đem con ngỗng ra mà đừng làm hư cái bình, nghĩa là ngay cái thân này làm sao biết được có Tâm chân thật? Ngài Nam Tuyền kêu “Đại phu”, ông liền ứng thanh “dạ”, Ngài nói “ra rồi”. Tánh giác tuy không có hình tướng nhưng nó thường hiển lộ nơi sáu căn của chúng ta. Tức mắt hay thấy sắc, tai hay nghe tiếng… Vừa kêu liền dạ là có đầy đủ Tánh nghe Tánh biết rồi, cho nên Ngài bảo “ra rồi”, Tâm chân thật ở ngay nơi cái hay thấy, hay nghe, hay biết đó. Hoàn Lục Công là một cư sĩ am hiểu lý thiền, nên nghe đến đó ông liền đảnh lễ.

Trong nhà thiền có nhiều câu đáp lạ lùng, người ngoài nghe tới đây bí thôi, không làm sao giải nổi. Nhưng khi hiểu được rồi mới thấy hay đáo để. Các Thiền sư không có gì giấu giếm chúng ta cả, chỉ vì mình không hiểu không nhận được nên thấy khó. Có Phật tử hỏi tôi tu thiền làm sao đừng kẹt vào tĩnh. Chữ tĩnh này là lặng. Thật ra thiền được yên lặng là tốt, nhưng đừng nghĩ mình được lặng mới không kẹt vào tĩnh. Còn nghĩ là còn kẹt, còn kẹt thì chưa phải tĩnh. Ngài Vĩnh Gia Huyền Giác có nói: “Tỉnh tỉnh lặng lặng, phải”. Tỉnh đây là tỉnh sáng chớ không phải tĩnh lặng. “Tỉnh tỉnh loạn tưởng, sai.” Tỉnh mà loạn tưởng là sai. “Lặng lặng tỉnh tỉnh, phải. Lặng lặng hôn trầm, sai.” Chúng ta tu cứ lấy đó làm nguyên tắc. Tỉnh mà lặng thì đúng, chớ tỉnh mà nhớ tứ tung thì không được. Lặng mà phải tỉnh thì đúng, chớ lặng mà gục lên gục xuống cũng không được.

Lại có nhiều vị thắc mắc khi hành thiền nên quán chiếu hay phải giữ cho tĩnh? Thiền có hai lối hoặc Chỉ hoặc Quán. Có khi chúng ta dùng pháp quán chiếu để dừng tâm loạn tưởng, có khi ta dùng yên lặng để định tâm. Ví dụ Phật tử thường áp dụng phương pháp thở vô thở ra, tưởng toàn thân an lành, toàn thân vui tươi, đó là thuộc về pháp Quán. Hoặc có chỗ khác dạy chúng ta quán Tứ niệm xứ, đây cũng thuộc về quán. Còn người ngồi trụ tâm vào một cảnh nào đó gọi là Chỉ. Trong lúc tu, hành giả linh động có khi chỉ, có khi quán, áp dụng thế nào tâm an ổn là tốt. Nếu quán lâu tâm hơi nghĩ nhiều, không được yên thì chuyển sang chỉ, tâm định trở lại. Cho nên không thể cố định vào một cách thức nào cả, tùy sự tu tập riêng của mỗi người mà chúng ta có các cách ứng dụng thích hợp, miễn sao đúng là tốt.

Trong sanh hoạt thường ngày, quan trọng là làm sao Phật tử thoát khỏi phiền não đau khổ. Thế thì có cách nào để tu tại gia được an vui không? Phải luôn luôn hằng tỉnh hằng giác, đừng để tham sân si dẫn đi. Chỉ có cách duy nhất đó thôi. Chúng ta nên nhớ không phải người xuất gia cạo đầu mới hết phiền não. Ở chùa chưa chắc đã hết phiền não, vậy tại sao Phật tử lại sợ ở nhà phiền não? Nếu sợ ở nhà phiền não, chạy vô chùa phiền não hơn nữa thì sao?

Lúc tôi đang ở Thường Chiếu, có một Phật tử từ Bến Tre lên vào lúc mười giờ trưa. Ông xin gặp và hỏi tôi một câu rồi trở về liền. Tôi nghĩ đường xa, đạo hữu này tha thiết hỏi có một câu rồi về nên tôi hoan hỉ chấp nhận. Ông kể từ khi qui y rồi ăn chay, biết tụng kinh, biết tội phước đàng hoàng, nhưng sao thấy cái gì đẹp cũng còn tham, ai nói trái tai cũng còn giận. Bây giờ xin thầy dạy con làm sao bớt tham sân?

Tôi cười và hỏi: “Tại sao ba thứ độc, mà đạo hữu sợ có hai thứ, còn si bỏ đâu?” Tôi giải thích thật ra tham với sân chỉ là ngọn, gốc từ si mà ra. Sợ tham sân, muốn hết tham sân mà không bỏ si thì không bao giờ hết. Vì sao chúng ta tham? - Vì bản ngã. Thấy cái đó đẹp mình thích, thích được để ta hưởng. Từ chấp ta mà sanh ra tham hưởng thụ những thứ đẹp. Bây giờ nếu thấy ta không thật thì tham đẹp làm gì? Do chính cái si, nên thân không thật mà chấp là thật, mới sanh ra tham sân. Bây giờ đạo hữu cứ nhìn thấy rõ thân mình không thật thì hết tham, hết sân.

Trong kinh Bát-nhã, đức Phật dạy “chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách”, nghĩa là soi thấy thân năm uẩn này không thật liền vượt qua tất cả khổ nạn. Vì chúng ta thấy thân thật nên muốn đem những tốt đẹp về cho mình. Khi bớt được tham thì bớt sân luôn, vì những gì ta muốn mà bị ai ngăn trở thì nổi giận. Bây giờ mình không muốn nữa nên ai làm gì thì làm, đâu có giận. Sân gốc từ tham mà ra, tham gốc từ si mà có. Chỉ cần phá si thì hai thứ kia cũng theo đó mất luôn. Nên biết cột trụ của phiền não là từ chấp ngã. Phá tan chấp ngã thì mọi thứ phiền não theo đó dứt hết.

Như vậy Phật tử tại gia muốn bớt phiền não, bớt nghiệp thức thì đừng thèm chấp ngã là thật. Thường chúng ta hiểu theo lý của Phật dạy mà không chiêm nghiệm kỹ. Nghe Phật nói thân giả thì cũng nói theo, nhưng thật ra không thấy giả chút nào cả. Hồi xưa ngồi chiêm nghiệm lại, chúng tôi thấy Phật nói thân này là giả, nhưng làm sao để giải thích giả một cách cụ thể cho người ta hiểu. Ta nói giả do duyên hợp thì được, nhưng vẫn chưa rõ hết sự thật của cái giả ấy.

Bây giờ tôi có thể nói giả qua sự vay mượn liên tục bốn chất đất, nước, gió, lửa của thân. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta sống là nhờ tứ đại ở trong cộng với tứ đại bên ngoài hỗ trợ liên tục. Như lỗ mũi đang hít thở đều đặn, không ngừng nghỉ. Rồi uống nước, ăn cơm… Mượn vô trả ra, mượn vô trả ra, cứ như thế tiếp nối hoài. Nếu quá trình ấy gián đoạn hay ngừng nghỉ thì mình chết ngay. Như vậy chúng ta sống bằng cái vay mượn, chớ có gì là mình thật đâu! Nhìn cho thật tường tận mới thấy đời sống của con người chỉ là chuyện mượn trả đều đều, không có gì sang, cũng không có gì quí. Mượn trả êm xuôi thì còn thấy vui, nếu mượn trả trục trặc thì chở đi bác sĩ liền. Cho nên hạnh phúc của thế gian chẳng qua là sự vay mượn êm xuôi, nếu khác đi là mất hạnh phúc, là đau khổ liền. Thế thì cuộc sống quí giá ở chỗ nào? Vậy mà nói giả người ta không chịu!

Hiểu như vậy rồi còn gì để chúng ta tham nữa không? Mà không tham thì cái gì trái ý mình bỏ qua. Ta không thật, người cũng không thật, tranh hơn thua với nhau làm chi, có được gì? Được vậy tự nhiên phiền não hết sạch. Thiền sư sống tự do tự tại là nhờ vậy đó. Các ngài thấy rõ có gì đâu phải buồn phiền, có gì đâu phải hơn thua được mất? Lâu nay chúng ta không chịu nghiệm lại mình, cứ lo tìm cái này cái kia bên ngoài, mà cái gần nhất chính là bản thân mình, lại không biết gì hết. Cứ lo ăn ngon, hít thở không khí tốt, uống nước trong mát v.v… mà không ngờ tất cả những thứ đó đều mượn trả, không có gì của mình hết.

Như vậy quí Phật tử muốn hết phiền não, chỉ cần dùng trí tuệ quán chiếu thấy rõ phiền não gốc từ si mê chấp ngã mà ra. Phá được gốc si mê này thì hết phiền não, chớ đừng nói ở chùa hết phiền não. Hết phiền não thì nghiệp thức không còn, nghiệp thức đã dứt sạch thì Tánh giác hiện tiền. Điều đó rõ ràng như vậy.

Hôm nay tôi lược nói về Nghiệp thức và Tánh giác để tất cả quí vị hiểu rõ, ứng dụng tu hành cho có kết quả. Tôi tin chắc nếu ai quyết tâm vén áng mây mờ nghiệp thức thì mặt trăng trí tuệ sáng suốt sẽ chiếu soi, không nghi. Mong tất cả lắng nghe, suy gẫm và thực hành đạt được nhiều lợi ích thiết thực.

 

Các bài đã đăng

Pháp Thoại

adv3

Video giới thiệu

Tập:
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
  • 9
  • 10
  • 11
  • 12
  • 13
  • 14
  • 15
  • 16
  • 17
  • 18
  • 19
  • 20
  • 21
  • 22
  • 23
  • 24
  • 25
  • 26
  • 27
  • 28
  • 29
  • 30
  • 31
  • 32
  • 33
  • 34
  • 35

Tìm kiếm

Tin mới

Đọc nhiều

Ảnh đẹp

Ảnh đẹp
Ảnh đẹp
Ảnh đẹp
Ảnh đẹp
Ảnh đẹp

Lịch

Thống kê truy cập

  • Lượt truy cập: 05283
  • Online: 38