Phật giáo Thiền tông thực tế đến không ngờ

25/09/2009 | Lượt xem: 3690

 

HT Thích Thanh Từ
Hôm nay chúng tôi sẽ nói về hai vấn đề, một là tu bằng cách nào để đem lại sự an lạc cho tất cả mọi người đời này và đời sau, hai là tu bằng cách nào để được giải thoát sanh tử.
Vấn đề thứ nhất, tu bằng cách nào để chúng ta được an lạc trong đời này và đời sau. Điều này trong kinh có nhắc đến nhiều, nhưng ở đây tôi chỉ nói thu gọn cho Phật tử dễ nhớ. Giáo lý của đạo Phật có chia ra Ngũ thừa Phật giáo, tức là năm bậc.

HT Thích Thanh Từ

Hôm nay chúng tôi sẽ nói về hai vấn đề, một là tu bằng cách nào để đem lại sự an lạc cho tất cả mọi người đời này và đời sau, hai là tu bằng cách nào để được giải thoát sanh tử. Vấn đề thứ nhất, tu bằng cách nào để chúng ta được an lạc trong đời này và đời sau. Điều này trong kinh có nhắc đến nhiều, nhưng ở đây tôi chỉ nói thu gọn cho Phật tử dễ nhớ. Giáo lý của đạo Phật có chia ra Ngũ thừa Phật giáo, tức là năm bậc.

 

 

Bậc thứ nhất là Nhân thừa, tức giáo pháp dạy chúng ta tu để có được lợi ích thiết thực ngay trong đời này và cả đời sau. Thứ hai là Thiên thừa, tức giáo pháp dạy chúng ta tu để được sanh về cõi trời. Thứ ba là Thanh văn thừa, thứ tư là Duyên giác thừa, hai giáo pháp này đều dạy chúng ta tu để giải thoát sanh tử. Thứ năm là Bồ-tát thừa, tức giáo pháp dạy chúng ta tu vừa lợi mình vừa lợi người, cuối cùng đều đi đến giác ngộ giải thoát.
Ở đây tôi chỉ nói hai bậc là Nhân thừa và Bồ-tát thừa thôi. Nhân thừa là tu thế nào để được an lạc cho chúng ta ngay trong đời này và đời sau. Bồ-tát thừa là tu cách nào để được giải thoát sanh tử cho mình, cho người. Hai vấn đề này là hai vấn đề then chốt mà tất cả người tu chúng ta cần phải biết.
Trước khi muốn giải thoát sanh tử, chúng ta phải biết sanh tử có bao nhiêu đường. Nhà Phật dạy luân hồi trong lục đạo là: địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh, người, a-tu-la, trời. Chúng sanh còn sanh tử luân hồi sẽ đi trong sáu đường này. Giáo pháp Phật dạy tu để tránh địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh; kế đó lên làm người, chư thiên, sau cùng dạy chúng ta tu giải thoát sanh tử.
Chúng ta thường nghe nói về ba đường khổ là địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh. Địa ngục, ngạ quỉ khổ thế nào ta không thấy, nhưng súc sanh thì sự khổ nhan nhản ở trước mắt, ai cũng thấy. Cho nên đã là người tu đạo, nhất định phải tránh ba đường khổ ấy. Làm sao để tránh? Phải qui y Tam Bảo, nghĩa là qui y Phật, qui y Pháp, qui y Tăng. Qui y Phật rồi khỏi đọa địa ngục, qui y Pháp rồi khỏi đọa ngạ quỉ, qui y Tăng rồi khỏi đọa súc sanh. Tại sao qui y Phật rồi khỏi đọa địa ngục? Vì địa ngục là chốn u minh tăm tối, qui y với Phật là bậc giác ngộ sáng suốt thì làm gì xuống chỗ u minh tối tăm. Tu là tránh những đường khổ như thế. Tại sao qui y Pháp khỏi đọa ngạ quỉ? Ngạ quỉ là loài quỉ đói. Với con mắt của Phật, Ngài thấy rõ trong thế gian này có những loài quỉ đói, sống lang thang khổ sở, chúng không có gì ăn. Nên Phật dạy chư Tăng Ni mỗi chiều nên cúng cô hồn, tức cho các loài quỉ đói ăn.
Có một lần ngài Mục-kiền-liên nhìn thấy trong hư không có những loài quỉ đói lang thang, khổ sở kêu khóc. Ngài xót xa bạch với Phật, Phật bảo: “Ta cũng thấy như vậy nhưng ta không có nói.” Thế thì loài quỉ đói cầu xin mình, chớ không phải ta cầu xin nó. Vậy mà ngày nay nhiều người cúng ma quỉ cầu xin nó hộ độ cho mình, thật là quá sai lầm. Biết thế rồi ta chỉ thương chớ không sợ ngạ quỉ, vì nó khổ hơn mình. 
Do nhân nào đọa làm quỉ đói? Phật dạy những người đời trước ôm lòng tham lam, bỏn sẻn, hiểm độc sẽ sanh vào loài quỉ đói. Vì tham lam nên cái gì cũng vơ vét hết, được mình mà hại người cũng chẳng từ nan. Do tâm bỏn sẻn nên gặp người khổ không giúp, dù mình rất dư dả. Do hiểm độc nên thường bày mưu này kế nọ để hại người. Bây giờ mình tu theo Phật rồi, phải có lòng từ bi, rộng lượng, không được tham lam bỏn sẻn hiểm độc. Như vậy nhờ tu theo Phật, chúng ta đã chận được các đường khổ.
Tại sao qui y Tăng rồi khỏi đọa súc sanh? Phật dạy người đời trước do si mê nên đời này đọa làm súc sanh. Si mê thế nào? Si mê là không biết rõ thế nào là thiện, thế nào là ác, thế nào là tội, thế nào là phước, thế nào là tà, thế nào là chánh. Người không phân biệt rành rõ thiện ác, tội phước, tà chánh gọi là si mê. Si mê nên chết phải đọa làm loài súc sanh.
Khi qui y xong quí thầy có bổn phận giản trạch rành rõ cho quí Phật tử biết, thế nào là thiện, thế nào là ác, thế nào là tội, thế nào là phước, thế nào là tà, thế nào là chánh. Làm đau khổ cho người là ác, đem lại lợi lạc cho người là thiện. Chẳng những người mà đối với các loài khác cũng thế. Nói chung làm lợi lạc cho người và chúng sanh gọi là thiện, làm đau khổ gọi là ác.
Thế nào là tà, thế nào là chánh? Tà chánh ở đây có nhiều lối. Thứ nhất chúng ta là đệ tử Phật mà đi cầu cúng miếu bà miếu ông là tà. Tại sao? Bởi vì do lòng tham nên tới cầu xin, mà không biết người mình đang cầu xin đó thế nào. Phật dạy chúng ta lý nhân quả, chớ không dạy cầu xin. Gieo nhân tốt thì gặt quả tốt, gieo nhân xấu thì chịu quả xấu. Mình làm mình chịu, nếu cầu xin được thì không có lý nhân quả. Song lý nhân quả là chân lý ở trên thế gian, không thể chối cãi được. Lẽ thật chúng ta không làm, lại làm theo tưởng tượng hư dối nên gọi là tà. Đó là tà đối với chánh.
Ngoài ra, quan niệm tà trong đạo Phật cần phải hiểu cho tường tận, nếu không khéo chúng ta cũng sẽ bị lạc vào đó. Phật dạy ba thứ độc là tham sân và si. Nếu ta tham mà bị ai ngăn trở thì nổi sân, cho nên tham và sân gốc từ si mà ra. Nhưng Phật tử bây giờ đi chùa có tham không, tham cái gì? - Tham cầu xin. Quí thầy cô tụng kinh cũng cầu nguyện, như vậy có tham không? Quí thầy cầu nguyện cho tất cả chúng sanh đều sớm thức tỉnh, quốc thới dân an, mọi người đều được ấm no hạnh phúc thì không phải tham. Còn Phật tử đến chùa cúng có một dĩa quả mà xin thôi là xin, thứ nào cũng to hết. Đó chưa phải là chánh. Người hiểu đạo cầu nguyện thế này, nguyện cho gia đình con sớm thức tỉnh, mọi người cũng biết thức tỉnh, tất cả đều được bình an, như vậy đâu có tội tham. Ngược lại nếu chỉ cầu cho mình không thôi, đó là tham. Đã tham thì thuộc về tà, chớ không phải chánh.
Chúng ta phải phân biệt tà chánh rành rõ mới khỏi đọa vào đường dữ. Người biết rõ thiện ác, tội phước, tà chánh bảo đảm đời sau không đọa làm súc sanh. Chư Tăng là những vị giúp cho Phật tử biết rõ những điều này nên chúng ta phải qui y Tăng. Khi bắt đầu qui y Tam Bảo, là chúng ta đã thoát khỏi ba nhân ác địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh rồi. Trên đường tu chắc chắn không đọa lạc vào ba đường ác, chịu nhiều đau khổ. Nhưng làm sao được đi đường lành? Đường lành là người, a-tu-la và trời.
Muốn được trở lại làm người tốt thì phải giữ năm giới. Giữ năm giới gọi là tu Nhân thừa Phật giáo. Giới thứ nhất không sát sanh, tức không giết người thì đời này được bình an, đời sau sanh ra tuổi thọ lâu dài. Giới thứ hai không trộm cướp thì đời này không bị tù tội, đời sau sanh ra có nhiều của cải. Giới thứ ba không tà dâm thì đời này nghiêm trang tề chỉnh, có phẩm chất tốt, đời sau sanh ra đẹp đẽ trang nghiêm. Giới thứ tư không nói dối thì đời này được mọi người tin tưởng, đời sau sanh ra nói năng lưu loát, ai cũng quí, cũng tin. Giới thứ năm không uống rượu mạnh, uống say, không hút á phiện xì ke ma túy, thì đời này được tỉnh táo sáng suốt, đời sau sanh ra thông minh trí tuệ. Chỉ tu năm giới thôi đời này là một con người đứng đắn trong xã hội, không ai dám khinh rẻ, đời sau sanh ra lại càng tốt đẹp hơn. Như vậy có phải đời này được an lạc, đời sau càng an lạc hơn không?
Việc tu có lợi ích thiết thực, chớ không phải chuyện huyễn hoặc mơ hồ. Quí Phật tử kiểm điểm lại, giả sử trong một xóm có cả trăm gia đình tu theo Phật, giữ tròn năm giới thì xóm đó có lo sợ gì không? Không lo sợ gì cả, không sợ người ta hại mình, không sợ người ta trộm cắp của mình, không sợ người ta phá gia cang của mình, không sợ người ta dối gạt mình, không sợ người ta say sưa phá phách mình, xóm làng đó bình an vô cùng. Sống như vậy là thực hiện cuộc sống an lạc cho mình và cho mọi người. Đây là hiệu quả thiết thực của người tu Phật. Tu giúp cho bản thân chúng ta tốt, gia đình được bình an, mà cả xã hội cũng tốt đẹp nữa. Đạo Phật đem lại bình an cho mọi người, đem lại sự tốt đẹp cho xã hội, mà rất tiếc Phật tử tu theo đạo Phật lại không biết mình đang làm gì, kết quả ra sao.
Chúng ta tu đúng theo lời Phật dạy, khi tuổi thọ sắp mãn có người tới hỏi: “Anh chị theo đạo Phật, tu cư sĩ tại gia, vậy khi chết đi đâu?” Quí Phật tử sẽ nói: “Bảo đảm tôi trở lại làm người tốt hơn bây giờ.” Cho nên bỏ thân này không tiếc, không sợ chết, yên lòng ra đi vì nắm chắc tương lai sáng sủa hơn, đẹp đẽ hơn. Rõ ràng việc tu có công hiệu vô cùng. Còn kẻ không biết ngày mai nhắm mắt mình sẽ ra sao, tương lai mù mịt thì rất sợ chết. Việc này rõ ràng như thế không nghi ngờ gì cả. Như vậy chúng ta thấy giá trị của sự tu, an lạc đời này và đời sau. Đó là một lẽ thật vậy.
Kế đến nói về tu để được giải thoát. Phần này hơi khó một chút. Chúng ta thường tụng kinh Bát-nhã, trong đó Phật muốn đưa mình từ con người si mê tiến lên con người trí tuệ sáng suốt để giải thoát sanh tử. Nhưng rất tiếc Phật tử tụng thì tụng mà hiểu thì không hiểu. Chỉ câu đầu thôi “Quán Tự Tại Bồ-tát hành thâm Bát-nhã ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách” nghĩa là sao? Bồ-tát Quán Tự Tại khi thực hành sâu Trí tuệ Bát-nhã, Ngài soi thấy năm uẩn đều không, nên vượt qua hết tất cả khổ nạn. Một câu đó quí Phật tử có thấm chưa, có hành chưa? Có lẽ quí vị tụng cho Phật nghe nhiều hơn là để thấm để hành.
Một câu này đủ để thấy giá trị siêu thoát trong đạo Phật rồi. Đây là bài kinh trí tuệ, mà trí tuệ này là trí tuệ của Phật siêu xuất thế gian, chớ không phải trí tuệ thế gian. Chiếu kiến là dùng trí tuệ soi xét thân năm uẩn đều không, tất cả mọi khổ ách sẽ không còn. Hết sức giản đơn, chỉ một câu thôi chúng ta vượt qua tất cả khổ ách. Nhưng chúng ta đã tụng Bát-nhã cả trăm biến, ngàn biến mà hết khổ ách chưa? - Còn nguyên. Đó là vì chưa hiểu tinh thần Bát-nhã.
Trong Bát-nhã có chia ra ba phần: Văn tự Bát-nhã, Chiếu kiến hay Quán chiếu Bát-nhã và Thật tướng Bát-nhã. Văn tự Bát-nhã giống như con thuyền. Ngồi trên thuyền mà không chịu chèo, không chịu bơi thì chừng nào mới qua sông? Cho nên Văn tự rồi phải Quán chiếu. Có chèo bơi mới đến nơi, tức học hiểu quán chiếu tu tập rồi mới qua hết khổ ách, đi tới Thật tướng Bát-nhã là lên bờ. Chúng ta chỉ tụng đọc mà không soi xét tức chỉ làm việc ban đầu Văn tự Bát-nhã. Nếu dừng ngang đó, thì chừng nào tới phần thứ hai, thứ ba. Mục đích chánh là đến bờ, mà ta cứ ngồi trên thuyền hoài, chắc thuyền mục chìm luôn, chớ không tới bờ bên kia được. Đó là chỗ đa số chúng ta hiện giờ đang mắc kẹt.
Chữ “giai không” này rất nhiều người hiểu lầm. Cho nên trong nhà Phật có câu: “thà là chấp có bằng núi Tu-di, không nên chấp không bằng hạt cải”, chấp không là tai họa đáng sợ. Nghe nói chiếu kiến ngũ uẩn giai không người ta tưởng đó là chấp không. Thật ra không phải vậy. Điều này tôi sẽ dẫn chứng cụ thể để tất cả chúng ta thấy rõ ý nghĩa chữ Không của Bát-nhã.
Như tôi đưa bàn tay lên, co năm ngón lại. Khi co năm ngón lại thì có nắm tay. Bây giờ chúng ta phải nhận cho ra nắm tay là thật hay không thật? Đang thấy nắm tay nói không sao được, nhưng nếu nói nó thật thì khi tôi buông năm ngón tay ra, nắm tay có không? Còn co thì có, buông ra thì không. Như vậy nói thế nào cho đúng nghĩa của nắm tay. Nói không không được, nói có cũng không được. Chúng ta không có quyền nói nắm tay thật có vì đó là sai lầm, cũng không có quyền nói thật không vì mắt đang thấy rõ ràng. Nói thật có, nói thật không đều là chấp một bên, đều là sai lầm.
Ở đây tôi chia ra ba thời. Thời thứ nhất trước khi tôi co năm ngón lại, có nắm tay không? - Không có nắm tay. Thời thứ hai khi tôi đang co năm ngón lại, nhưng nếu nhìn trên từng ngón phân tích đây ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa… mỗi ngón riêng biệt thì có nắm tay không? - Không có nắm tay. Đó là đang lúc có mà cũng là không. Thời thứ ba khi buông năm ngón ra, có nắm tay không? - Cũng không có nắm tay. Như vậy ba thời trước giữa và sau hay quá khứ, hiện tại và vị lai, nắm tay bản tánh là không. Đợi năm ngón co lại là duyên hợp mới có, đã là duyên hợp thì phải tan chớ không thể còn hoài được. Phàm những gì có hợp có tan thì không thể gọi là thật. Nắm tay bản tánh nó là không, đợi duyên hợp mới có. Duyên hợp mới có nên có là giả có chớ không phải thật. Đây là một lẽ thật.
Đi xa hơn, tất cả mọi thứ chung quanh ta đều là Tánh không, duyên hợp giả có. Tánh không này không rời các pháp, như ngay nơi nắm tay, ta biết rõ tánh nó là không. Nắm tay là sắc tướng mà ta thấy Tánh không nên kinh nói “sắc tức thị không”. Không ở đây không phải không ngơ, mà không là Tánh không. Rồi “không tức thị sắc” là từ Tánh không, duyên hợp nên có sắc. Như vậy từ hình sắc giả tướng thấy được Tánh không, từ Tánh không duyên hợp nên có hình sắc. Hiểu như vậy là hiểu được Bát-nhã.
Trở lại thân chúng ta đây là thật hay giả? - Giả. Nếu giả khi bị ai nhéo một cái hoặc mắng một câu có giận không? Đây là chỗ thiết yếu của sự tu. Chúng ta thấy đúng như thật rồi ứng dụng tu, phải thấy chớ không thể tưởng tượng. Thân này gồm sắc uẩn tức hình sắc do đất, nước, gió, lửa hợp lại thành. Nếu phân tích sâu hơn nữa, Phật nói trong thân có vô số vi trùng “nhân thân chi nội hữu vô số vi trùng tại trung di trú”. Vi trùng chia làm hai loại: hộ trùng là loại trùng bảo vệ thân này và hoại trùng là loại trùng phá hoại thân này. Y học ngày nay gọi là tế bào. Có những tế bào phá hoại, có những tế bào bảo vệ mình. Tại sao Phật gọi tế bào là vi trùng? Bởi vì nó có hoạt động, có sự sống. Bốn thứ không thể thiếu một, đất hoại cũng chết, nước cạn cũng chết, gió dừng cũng chết, hơi ấm tan hết cũng chết.
Trong kinh Phật dùng ví dụ, nếu càng nghĩ ta càng thương xót mình. Phật nói như người đem cái lồng bắt bốn con rắn độc bỏ vào đó. Chúng cự lộn hoài, ông chủ vừa lo cho nó ăn, vừa can gián cho nó đừng cắn nhau rất cực. Giữ gìn đáo để một thời gian, cái giỏ lủng mỗi con chạy mỗi góc. Ông chủ nhà lẽ ra phải mừng, nhưng đằng này ông lại buồn, vội vã sắm cái giỏ mới rồi tiếp tục tìm bốn con rắn khác về nuôi nữa. Cứ như vậy mà nuôi rắn, đời này nuôi rắn, đời sau nuôi rắn, tiếp tục mãi mãi nuôi rắn cực khổ như vậy. Chúng ta nghĩ ông chủ đó có đáng thương không? Thật là đáng thương, tội gì làm như vậy!
Đức Phật bảo chúng sanh cũng thế, rất đáng thương xót. Đất nước gió lửa là bốn con rắn độc. Thiếu nước thì cho ly nước, thiếu gió thì kiếm chỗ nào không khí trong lành hít thở, thiếu đất thì kiếm cơm, thiếu ấm thì kiếm áo. Ít bữa đất lấn nước hoặc nước lấn đất, thế là bệnh tật phát sanh. Ít bữa gió thổi mạnh quá, đất rung rinh cũng sanh bệnh. Cho nên khi trúng gió thì phải cạo gió, đuổi ra. Khi nóng thì phải kiếm đồ mát uống vô. Lúc nào cũng can thiệp, dòm chừng hoài. Cả đời lo nuôi nó, can thiệp cho nó hòa hợp. Vậy mà khi nó sắp hoại mất thì hoảng sợ tiếc nuối, tìm đủ mọi cách để giữ nó lại, có đáng thương không?
Lẽ ra khi thân này sắp mất, ta phải thức tỉnh thôi đừng nuôi nữa. Nhưng không, bỏ cái giỏ này làm cái giỏ khác chắc hơn để nuôi những con rắn khác. Đó là vòng luân hồi lẩn quẩn của chúng ta. Việc làm này giống như việc làm của con dã tràng, cứ xe cát thành cái cụm, một ngọn sóng ùa vô cuốn mất hết, nó lại tiếp tục làm cái khác. Phật thương chúng sanh là vì vậy.
Bởi thấy thân này thật nên những nhu cầu nó cần, phải đáp ứng cho nó thỏa mãn. Nó thèm thức ăn ngon phải chạy tìm thức ăn ngon. Nó thích mặc đẹp phải tìm y phục đẹp. Càng làm nó lại càng không thỏa mãn. Được một nó đòi hai, được hai nó đòi bốn, cứ tăng lên hoài không bao giờ biết đủ. Nếu tất cả thế gian ai cũng muốn thỏa mãn nhu cầu của thân xác thịt này, có đụng chạm quyền lợi nhau không? Vì mình muốn thỏa mãn nhu cầu đó nên ai cũng muốn gom góp tất cả về mình. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến đấu tranh, gốc của mọi thứ đau khổ.
Nếu chúng ta biết nó là giả, không giành giật với ai hết, sống vừa đủ thôi. Lỡ mang thân này thì nuôi cho nó khỏe mạnh, chừng nào hết duyên nó tan rã, không có gì quan trọng. Nhờ thế ta không tham, không tham thì bớt khổ. Thấy được sắc uẩn không thật chúng ta sẽ bớt tham, bớt khổ cho bản thân và mọi người chung quanh. Đó là nói về phần Sắc thân.
Kế đến phần tâm. Hiện giờ tất cả chúng ta khi suy nghĩ một việc gì rất kỹ, mình cho rằng suy nghĩ đó là đúng, nếu ai phản đối bảo sai ta sẽ thế nào? Nổi giận ngay. Bởi vậy chỗ này chúng ta phải đi sâu mới thấy giá trị của nó. Suy nghĩ của mình không có gì bảo đảm đúng cả. Bởi suy nghĩ là tâm hư giả sanh diệt, không phải là chân lý. Con người suy nghĩ là do kinh nghiệm, sự từng trải rồi kết luận như vậy là đúng. Nhưng nếu kiểm tra lại, giả sử suy nghĩ ấy có đúng cũng chỉ đúng trong một giai đoạn, một phạm vi nào thôi. Qua giai đoạn khác, qua hoàn cảnh khác nó không còn đúng nữa. Nhưng khi ta đã cho suy nghĩ của mình là đúng rồi, người khác nói sai ta nổi giận nhiều ít? Chính vì cái đúng sai đó mà trong gia đình, ngoài xã hội xảy ra không biết bao nhiêu sự buồn khổ. Chồng nghĩ một đàng, vợ nghĩ một ngả thì không bao giờ có hạnh phúc, chỉ có chia ly thôi. Anh em ruột mà kẻ nghĩ thế này, người nghĩ thế khác, luôn luôn ngược nhau thì không còn tình thân nữa. Thậm chí cha với con mà suy nghĩ khác cũng dẫn tới tai họa như thường.
Như tất cả tổ tiên chúng ta ai không tôn trọng đức Khổng Tử là bậc Thánh, những gì Ngài nói đều là khuôn vàng thước ngọc. Nhưng nếu bây giờ Ngài sống lại, thấy phụ nữ chẳng những ở các nước khác mà ngay cả Trung Hoa, Ngài chỉ còn có nước lắc đầu thôi. Không còn cái thuở khuê môn bất xuất, tam tòng tứ đức, tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử nữa. Họ không thể chấp nhận một hệ thống cha, chồng rồi tới con như thế đâu. Như vậy là chủ trương của đức Khổng Tử không còn được chấp nhận rồi, nói gì là tôn trọng! Những cái phải của tập thể này không là cái phải của tập thể khác. Hai cái phải khác nhau gặp nhau thì dẫn tới đánh nhau là chuyện dĩ nhiên thôi. Rõ ràng có chấp là có khổ, chấp thân hay chấp tâm gì cũng thế. Khổ đó khổ vô cùng chớ không phải thường.
Thọ, tưởng, hành, thức cũng thuộc về tâm. Thọ là cảm giác vui buồn, thích hay không thích… Tưởng là tâm tưởng. Hành là suy tư. Thức là phân biệt. Tuy có bốn nhưng nói gọn hơn là những suy tư phân biệt của mình. Những suy tư này không phải là chân lý, nó chỉ đúng ở khía cạnh hoặc trường hợp nào thôi. Vì vậy nó không thật, không cố định. Đức Phật dạy: “Người tôn trọng chân lý là khi nghĩ điều gì, thì nói đây là cái nghĩ của tôi.” Đừng thêm chữ đúng. Không có chữ đúng thì không cãi nhau, bởi vì ai cũng có quyền nghĩ riêng của mình. Hiểu như vậy là tôn trọng chân lý. Nếu ta nói đúng mà người không nghe thì mình phản bác lại. Đó là bệnh độc tài.
Sắc uẩn và tâm uẩn, chúng ta biết hai thứ này không thật là độ tất cả khổ ách rồi. Vì vậy lời Phật là lời vàng. Chỉ một câu nếu chúng ta khéo tìm hiểu thấu đáo, ứng dụng tu hành thì sẽ vượt qua hết các khổ nạn. Người học đạo phải có cái nhìn tường tận, chớ không phải đọc thuộc lòng lời Phật dạy là đủ. Nhìn tường tận rồi ứng dụng trong cuộc sống mới là tu. Như thấy thân không thật, tâm suy nghĩ không thật nên hết khổ. Đó là ta đã sống an lành tự tại vì không giành giật nhau trên vật chất, không độc tài trên tinh thần.
Đạo Phật đặc biệt ở điểm dạy chúng ta tu, chớ không bắt chúng ta phải tin theo. Điều này hết sức rõ ràng. Như khi quí thầy giải thích năm giới rồi hỏi lại Phật tử, giới thứ nhất suốt đời không được sát sanh, Phật tử giữ được không? Nếu giữ được, quí vị tự nói “dạ, con giữ được”. Nếu giữ chưa được thì làm thinh, Phật không bắt buộc chi cả. Vì lợi ích cho chúng ta Phật phương tiện chế ra các giới luật như vậy, chớ không phải ta giữ giới cho Phật. Hiểu thế mới thấy giá trị của đạo Phật.
Từ Tánh không Phật nói sáu căn, sáu trần, sáu thức cũng đều do duyên hợp, Tánh không. Đến các giáo lý quan trọng như pháp Tứ đế, Thập nhị nhân duyên, kinh điển Nguyên thủy xem là chân lý, nhưng với con mắt Bát-nhã cũng là Tánh không duyên hợp. Khi xưa tôi hơi khó xử về điểm này. Các pháp thế gian duyên hợp hư giả thì đúng, còn giáo lý của Phật là lời vàng ngọc mà giả sao? Nhưng bây giờ tôi mới thấy hay, vì Phật nói pháp Phật dạy như ngón tay chỉ mặt trăng hay thuốc để trị bệnh cho người. Bệnh do uống thuốc mà lành, nếu bệnh không thật thì khi bệnh lành rồi, thuốc cũng phải bỏ. Nếu ai lành bệnh mà cứ tiếp tục uống thuốc hoài thì sẽ thành bệnh nữa. Nên biết bệnh hết thì thuốc cũng phải bỏ, bệnh giả thì thuốc cũng không thật.
Từ đó tôi mới thấm thía điều trong kinh kể lại. Khi Phật ngồi dưới cội bồ-đề được giác ngộ, lẽ ra Ngài đi giáo hóa ngay, nhưng đức Phật cứ trù trừ mãi, không muốn thuyết pháp. Đợi đến lúc chư thiên năm lần bảy lượt thỉnh cầu, Ngài mới dùng phương tiện giáo hóa. Qua đó để thấy chỗ chân thật không phải dễ chỉ cho mọi người, mà phải dùng phương tiện giúp người nghe hiểu, ứng dụng tu từ từ mới thấy đạo. Cho nên Tứ đế, Thập nhị nhân duyên là phương tiện của Phật dạy. Đã là phương tiện thì đâu phải chân thật, nhưng nhờ đó chúng sanh bớt bệnh, dần dần mới khỏe mạnh hẳn. Nhờ theo lời chỉ dạy của Phật chúng ta biết được lẽ thật, tu hành mới hết khổ. Hết khổ rồi thì pháp cũng bỏ luôn, cũng như bệnh nhân lành bệnh thì thuốc cũng phải ngưng.
Còn một điểm đặc biệt nữa trong kinh Bát-nhã, nếu người đọc không khéo sẽ thấy mâu thuẫn: “dĩ vô sở đắc cố, Bồ-đề-tát-đỏa y Bát-nhã ba-la-mật-đa cố, tâm vô quái ngại v.v..”, vì không có sở đắc nên tâm Bồ-tát không ngăn ngại, vì không ngăn ngại nên không sợ hãi, xa hẳn điên đảo mộng tưởng đạt đến cứu kính Niết-bàn. Chư Phật ba đời cũng nhờ Bát-nhã mà được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Vô sở đắc, tại sao lại đắc? Nếu đọc suông ta sẽ thấy nó mâu thuẫn, nhưng đọc kỹ mới thấy cái hay lạ lùng đó. Khi chúng ta đã bỏ hết những cố chấp về thân, về tâm rồi thì không còn sở đắc. Sở dĩ nói vô sở đắc là vì những mê lầm đã dẹp hết, dẹp luôn cả pháp nữa, tất cả các thứ đều không thể được. Tâm ta lúc đó không còn dính chấp thứ gì hết, rỗng rang tự tại. Người đời cứ sợ không chấp thân, không chấp tâm lấy gì để sống. Nhưng sự thật không phải vậy. Khi không chấp tất cả thì Tâm chân thật của mình hiện tiền. Tâm chân thật hiện tiền này đưa ta tới giác ngộ viên mãn, thành Phật, nên nói được. Được mà không có gì để được cả. Đây chính là chỗ sâu xa vi diệu của Bát-nhã vậy.
Bởi chúng ta mê chấp thân, mê chấp tâm lăng xăng vọng tưởng nên quên mất cái chân thật của chính mình. Khi ruồng dẹp hết hai thứ chấp đó thì cái chân thật hiển lộ ra. Vì nó đã sẵn trong ta từ xưa đến nay nên nói được không đúng. Cho nên Phật nói tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Vì chấp lầm thân tâm nên ta không nhận ra, khi hết chấp thì tánh Phật hiện ra. Bồ-tát nương nơi đó mà xa rời những sợ sệt, những khủng bố, đến được cứu kính Niết-bàn. Ba đời chư Phật cũng nhờ trí tuệ đó mà đến chỗ giác ngộ viên mãn gọi là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Như vậy Phật nhờ Trí tuệ Bát-nhã, ban đầu dẹp phá được các thứ chấp, sau mới thành Phật. Bồ-tát cũng thế. Tu một bài kinh Bát-nhã đủ cho chúng ta giải thoát rồi. Các Tổ luôn luôn thấy nó quan trọng vậy, nên tụng kinh gì không bỏ qua Bát-nhã. Nhưng tội cho chúng ta tụng mà không thấy được điều này. Tụng cả năm này tháng kia mà không phá được chút chấp nào hết, vì vậy việc tu không tiến. Nếu tiến được chúng ta đã hết khổ lâu rồi. Giống như mấy đứa học trò, học bài xong trả bài cho cô giáo là xem như tròn bổn phận, không biết học như thế là học cho mình. Chúng ta cũng vậy, đọc kinh cho Phật nghe, còn mình thì không chịu tu tập gì cả.
Sống giữa đời này không giành giật về vật chất, không chấp nê về tinh thần, thì đời còn gì là khổ, quả vị Phật cách đâu bao xa. Vì vậy Phật nói chúng sanh mê lầm thật đáng thương. Trong kinh có câu này: “Cái khổ của địa ngục bị thiêu đốt chưa phải là khổ. Cái khổ làm ngạ quỉ đói khát cũng chưa phải là khổ. Cái khổ làm súc sanh kéo cày, kéo xe cũng chưa phải là khổ. Chỉ si mê không biết lối đi mới thật là khổ.” Ở trong địa ngục dù bao nhiêu kiếp cũng có ngày mãn, được trở lại làm người. Ngạ quỉ, súc sanh cũng vậy, trả hết nghiệp cũng được trở lại làm người. Còn si mê cứ lẩn quẩn không có ngày cùng. Đó là cái đau khổ nhất mà chúng sanh không thấy, thật là đáng thương.
Cho nên hiểu Phật pháp rồi, chúng ta nhìn lại thật là đáng thương cho mình. Người xưng hùng xưng bá chỗ này chỗ kia, cũng là những người đáng thương thôi, chớ còn không có gì thật hết. Như vậy hai đoạn đường, đoạn đường đầu tu theo Phật để được an lành trong đời này và đời sau, đoạn đường thứ hai tu theo Phật để thấu triệt lẽ thật, chúng ta dễ ra khỏi vòng sanh tử. Đó là Trí tuệ Bát-nhã.
Như vậy trí tuệ thế gian với trí tuệ của Phật khác nhau xa hay gần? - Rất xa. Nếu ai cũng học được Phật và có trí tuệ như vậy thì thế gian này không còn khổ nữa, mọi người thương nhau không hết, có đâu giành giật. Vì vậy đạo Phật là đạo của từ bi và trí tuệ, chúng ta trải lòng thương tất cả và an ủi chúng sanh cùng trong cõi khổ của mình. Ta tự tu tập và giúp cho mọi người cùng tu tập bớt khổ, tỉnh sáng không còn lầm mê nữa. Đó là mục đích chủ yếu của đạo Phật.
 

 

Bậc thứ nhất là Nhân thừa, tức giáo pháp dạy chúng ta tu để có được lợi ích thiết thực ngay trong đời này và cả đời sau. Thứ hai là Thiên thừa, tức giáo pháp dạy chúng ta tu để được sanh về cõi trời. Thứ ba là Thanh văn thừa, thứ tư là Duyên giác thừa, hai giáo pháp này đều dạy chúng ta tu để giải thoát sanh tử. Thứ năm là Bồ-tát thừa, tức giáo pháp dạy chúng ta tu vừa lợi mình vừa lợi người, cuối cùng đều đi đến giác ngộ giải thoát.

Ở đây tôi chỉ nói hai bậc là Nhân thừa và Bồ-tát thừa thôi. Nhân thừa là tu thế nào để được an lạc cho chúng ta ngay trong đời này và đời sau. Bồ-tát thừa là tu cách nào để được giải thoát sanh tử cho mình, cho người. Hai vấn đề này là hai vấn đề then chốt mà tất cả người tu chúng ta cần phải biết.

Trước khi muốn giải thoát sanh tử, chúng ta phải biết sanh tử có bao nhiêu đường. Nhà Phật dạy luân hồi trong lục đạo là: địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh, người, a-tu-la, trời. Chúng sanh còn sanh tử luân hồi sẽ đi trong sáu đường này. Giáo pháp Phật dạy tu để tránh địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh; kế đó lên làm người, chư thiên, sau cùng dạy chúng ta tu giải thoát sanh tử.

Chúng ta thường nghe nói về ba đường khổ là địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh. Địa ngục, ngạ quỉ khổ thế nào ta không thấy, nhưng súc sanh thì sự khổ nhan nhản ở trước mắt, ai cũng thấy. Cho nên đã là người tu đạo, nhất định phải tránh ba đường khổ ấy. Làm sao để tránh? Phải qui y Tam Bảo, nghĩa là qui y Phật, qui y Pháp, qui y Tăng. Qui y Phật rồi khỏi đọa địa ngục, qui y Pháp rồi khỏi đọa ngạ quỉ, qui y Tăng rồi khỏi đọa súc sanh. Tại sao qui y Phật rồi khỏi đọa địa ngục? Vì địa ngục là chốn u minh tăm tối, qui y với Phật là bậc giác ngộ sáng suốt thì làm gì xuống chỗ u minh tối tăm. Tu là tránh những đường khổ như thế. Tại sao qui y Pháp khỏi đọa ngạ quỉ? Ngạ quỉ là loài quỉ đói. Với con mắt của Phật, Ngài thấy rõ trong thế gian này có những loài quỉ đói, sống lang thang khổ sở, chúng không có gì ăn. Nên Phật dạy chư Tăng Ni mỗi chiều nên cúng cô hồn, tức cho các loài quỉ đói ăn.

 

Có một lần ngài Mục-kiền-liên nhìn thấy trong hư không có những loài quỉ đói lang thang, khổ sở kêu khóc. Ngài xót xa bạch với Phật, Phật bảo: “Ta cũng thấy như vậy nhưng ta không có nói.” Thế thì loài quỉ đói cầu xin mình, chớ không phải ta cầu xin nó. Vậy mà ngày nay nhiều người cúng ma quỉ cầu xin nó hộ độ cho mình, thật là quá sai lầm. Biết thế rồi ta chỉ thương chớ không sợ ngạ quỉ, vì nó khổ hơn mình. 

 

Do nhân nào đọa làm quỉ đói? Phật dạy những người đời trước ôm lòng tham lam, bỏn sẻn, hiểm độc sẽ sanh vào loài quỉ đói. Vì tham lam nên cái gì cũng vơ vét hết, được mình mà hại người cũng chẳng từ nan. Do tâm bỏn sẻn nên gặp người khổ không giúp, dù mình rất dư dả. Do hiểm độc nên thường bày mưu này kế nọ để hại người. Bây giờ mình tu theo Phật rồi, phải có lòng từ bi, rộng lượng, không được tham lam bỏn sẻn hiểm độc. Như vậy nhờ tu theo Phật, chúng ta đã chận được các đường khổ.

 

Tại sao qui y Tăng rồi khỏi đọa súc sanh? Phật dạy người đời trước do si mê nên đời này đọa làm súc sanh. Si mê thế nào? Si mê là không biết rõ thế nào là thiện, thế nào là ác, thế nào là tội, thế nào là phước, thế nào là tà, thế nào là chánh. Người không phân biệt rành rõ thiện ác, tội phước, tà chánh gọi là si mê. Si mê nên chết phải đọa làm loài súc sanh.

 

Khi qui y xong quí thầy có bổn phận giản trạch rành rõ cho quí Phật tử biết, thế nào là thiện, thế nào là ác, thế nào là tội, thế nào là phước, thế nào là tà, thế nào là chánh. Làm đau khổ cho người là ác, đem lại lợi lạc cho người là thiện. Chẳng những người mà đối với các loài khác cũng thế. Nói chung làm lợi lạc cho người và chúng sanh gọi là thiện, làm đau khổ gọi là ác.

 

Thế nào là tà, thế nào là chánh? Tà chánh ở đây có nhiều lối. Thứ nhất chúng ta là đệ tử Phật mà đi cầu cúng miếu bà miếu ông là tà. Tại sao? Bởi vì do lòng tham nên tới cầu xin, mà không biết người mình đang cầu xin đó thế nào. Phật dạy chúng ta lý nhân quả, chớ không dạy cầu xin. Gieo nhân tốt thì gặt quả tốt, gieo nhân xấu thì chịu quả xấu. Mình làm mình chịu, nếu cầu xin được thì không có lý nhân quả. Song lý nhân quả là chân lý ở trên thế gian, không thể chối cãi được. Lẽ thật chúng ta không làm, lại làm theo tưởng tượng hư dối nên gọi là tà. Đó là tà đối với chánh.

 

Ngoài ra, quan niệm tà trong đạo Phật cần phải hiểu cho tường tận, nếu không khéo chúng ta cũng sẽ bị lạc vào đó. Phật dạy ba thứ độc là tham sân và si. Nếu ta tham mà bị ai ngăn trở thì nổi sân, cho nên tham và sân gốc từ si mà ra. Nhưng Phật tử bây giờ đi chùa có tham không, tham cái gì? - Tham cầu xin. Quí thầy cô tụng kinh cũng cầu nguyện, như vậy có tham không? Quí thầy cầu nguyện cho tất cả chúng sanh đều sớm thức tỉnh, quốc thới dân an, mọi người đều được ấm no hạnh phúc thì không phải tham. Còn Phật tử đến chùa cúng có một dĩa quả mà xin thôi là xin, thứ nào cũng to hết. Đó chưa phải là chánh. Người hiểu đạo cầu nguyện thế này, nguyện cho gia đình con sớm thức tỉnh, mọi người cũng biết thức tỉnh, tất cả đều được bình an, như vậy đâu có tội tham. Ngược lại nếu chỉ cầu cho mình không thôi, đó là tham. Đã tham thì thuộc về tà, chớ không phải chánh.

 

Chúng ta phải phân biệt tà chánh rành rõ mới khỏi đọa vào đường dữ. Người biết rõ thiện ác, tội phước, tà chánh bảo đảm đời sau không đọa làm súc sanh. Chư Tăng là những vị giúp cho Phật tử biết rõ những điều này nên chúng ta phải qui y Tăng. Khi bắt đầu qui y Tam Bảo, là chúng ta đã thoát khỏi ba nhân ác địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh rồi. Trên đường tu chắc chắn không đọa lạc vào ba đường ác, chịu nhiều đau khổ. Nhưng làm sao được đi đường lành? Đường lành là người, a-tu-la và trời.

 

Muốn được trở lại làm người tốt thì phải giữ năm giới. Giữ năm giới gọi là tu Nhân thừa Phật giáo. Giới thứ nhất không sát sanh, tức không giết người thì đời này được bình an, đời sau sanh ra tuổi thọ lâu dài. Giới thứ hai không trộm cướp thì đời này không bị tù tội, đời sau sanh ra có nhiều của cải. Giới thứ ba không tà dâm thì đời này nghiêm trang tề chỉnh, có phẩm chất tốt, đời sau sanh ra đẹp đẽ trang nghiêm. Giới thứ tư không nói dối thì đời này được mọi người tin tưởng, đời sau sanh ra nói năng lưu loát, ai cũng quí, cũng tin. Giới thứ năm không uống rượu mạnh, uống say, không hút á phiện xì ke ma túy, thì đời này được tỉnh táo sáng suốt, đời sau sanh ra thông minh trí tuệ. Chỉ tu năm giới thôi đời này là một con người đứng đắn trong xã hội, không ai dám khinh rẻ, đời sau sanh ra lại càng tốt đẹp hơn. Như vậy có phải đời này được an lạc, đời sau càng an lạc hơn không?

 

Việc tu có lợi ích thiết thực, chớ không phải chuyện huyễn hoặc mơ hồ. Quí Phật tử kiểm điểm lại, giả sử trong một xóm có cả trăm gia đình tu theo Phật, giữ tròn năm giới thì xóm đó có lo sợ gì không? Không lo sợ gì cả, không sợ người ta hại mình, không sợ người ta trộm cắp của mình, không sợ người ta phá gia cang của mình, không sợ người ta dối gạt mình, không sợ người ta say sưa phá phách mình, xóm làng đó bình an vô cùng. Sống như vậy là thực hiện cuộc sống an lạc cho mình và cho mọi người. Đây là hiệu quả thiết thực của người tu Phật. Tu giúp cho bản thân chúng ta tốt, gia đình được bình an, mà cả xã hội cũng tốt đẹp nữa. Đạo Phật đem lại bình an cho mọi người, đem lại sự tốt đẹp cho xã hội, mà rất tiếc Phật tử tu theo đạo Phật lại không biết mình đang làm gì, kết quả ra sao.

 

Chúng ta tu đúng theo lời Phật dạy, khi tuổi thọ sắp mãn có người tới hỏi: “Anh chị theo đạo Phật, tu cư sĩ tại gia, vậy khi chết đi đâu?” Quí Phật tử sẽ nói: “Bảo đảm tôi trở lại làm người tốt hơn bây giờ.” Cho nên bỏ thân này không tiếc, không sợ chết, yên lòng ra đi vì nắm chắc tương lai sáng sủa hơn, đẹp đẽ hơn. Rõ ràng việc tu có công hiệu vô cùng. Còn kẻ không biết ngày mai nhắm mắt mình sẽ ra sao, tương lai mù mịt thì rất sợ chết. Việc này rõ ràng như thế không nghi ngờ gì cả. Như vậy chúng ta thấy giá trị của sự tu, an lạc đời này và đời sau. Đó là một lẽ thật vậy.

 

Kế đến nói về tu để được giải thoát. Phần này hơi khó một chút. Chúng ta thường tụng kinh Bát-nhã, trong đó Phật muốn đưa mình từ con người si mê tiến lên con người trí tuệ sáng suốt để giải thoát sanh tử. Nhưng rất tiếc Phật tử tụng thì tụng mà hiểu thì không hiểu. Chỉ câu đầu thôi “Quán Tự Tại Bồ-tát hành thâm Bát-nhã ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách” nghĩa là sao? Bồ-tát Quán Tự Tại khi thực hành sâu Trí tuệ Bát-nhã, Ngài soi thấy năm uẩn đều không, nên vượt qua hết tất cả khổ nạn. Một câu đó quí Phật tử có thấm chưa, có hành chưa? Có lẽ quí vị tụng cho Phật nghe nhiều hơn là để thấm để hành.

 

Một câu này đủ để thấy giá trị siêu thoát trong đạo Phật rồi. Đây là bài kinh trí tuệ, mà trí tuệ này là trí tuệ của Phật siêu xuất thế gian, chớ không phải trí tuệ thế gian. Chiếu kiến là dùng trí tuệ soi xét thân năm uẩn đều không, tất cả mọi khổ ách sẽ không còn. Hết sức giản đơn, chỉ một câu thôi chúng ta vượt qua tất cả khổ ách. Nhưng chúng ta đã tụng Bát-nhã cả trăm biến, ngàn biến mà hết khổ ách chưa? - Còn nguyên. Đó là vì chưa hiểu tinh thần Bát-nhã.

 

Trong Bát-nhã có chia ra ba phần: Văn tự Bát-nhã, Chiếu kiến hay Quán chiếu Bát-nhã và Thật tướng Bát-nhã. Văn tự Bát-nhã giống như con thuyền. Ngồi trên thuyền mà không chịu chèo, không chịu bơi thì chừng nào mới qua sông? Cho nên Văn tự rồi phải Quán chiếu. Có chèo bơi mới đến nơi, tức học hiểu quán chiếu tu tập rồi mới qua hết khổ ách, đi tới Thật tướng Bát-nhã là lên bờ. Chúng ta chỉ tụng đọc mà không soi xét tức chỉ làm việc ban đầu Văn tự Bát-nhã. Nếu dừng ngang đó, thì chừng nào tới phần thứ hai, thứ ba. Mục đích chánh là đến bờ, mà ta cứ ngồi trên thuyền hoài, chắc thuyền mục chìm luôn, chớ không tới bờ bên kia được. Đó là chỗ đa số chúng ta hiện giờ đang mắc kẹt.

 

Chữ “giai không” này rất nhiều người hiểu lầm. Cho nên trong nhà Phật có câu: “thà là chấp có bằng núi Tu-di, không nên chấp không bằng hạt cải”, chấp không là tai họa đáng sợ. Nghe nói chiếu kiến ngũ uẩn giai không người ta tưởng đó là chấp không. Thật ra không phải vậy. Điều này tôi sẽ dẫn chứng cụ thể để tất cả chúng ta thấy rõ ý nghĩa chữ Không của Bát-nhã.

 

Như tôi đưa bàn tay lên, co năm ngón lại. Khi co năm ngón lại thì có nắm tay. Bây giờ chúng ta phải nhận cho ra nắm tay là thật hay không thật? Đang thấy nắm tay nói không sao được, nhưng nếu nói nó thật thì khi tôi buông năm ngón tay ra, nắm tay có không? Còn co thì có, buông ra thì không. Như vậy nói thế nào cho đúng nghĩa của nắm tay. Nói không không được, nói có cũng không được. Chúng ta không có quyền nói nắm tay thật có vì đó là sai lầm, cũng không có quyền nói thật không vì mắt đang thấy rõ ràng. Nói thật có, nói thật không đều là chấp một bên, đều là sai lầm.

 

Ở đây tôi chia ra ba thời. Thời thứ nhất trước khi tôi co năm ngón lại, có nắm tay không? - Không có nắm tay. Thời thứ hai khi tôi đang co năm ngón lại, nhưng nếu nhìn trên từng ngón phân tích đây ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa… mỗi ngón riêng biệt thì có nắm tay không? - Không có nắm tay. Đó là đang lúc có mà cũng là không. Thời thứ ba khi buông năm ngón ra, có nắm tay không? - Cũng không có nắm tay. Như vậy ba thời trước giữa và sau hay quá khứ, hiện tại và vị lai, nắm tay bản tánh là không. Đợi năm ngón co lại là duyên hợp mới có, đã là duyên hợp thì phải tan chớ không thể còn hoài được. Phàm những gì có hợp có tan thì không thể gọi là thật. Nắm tay bản tánh nó là không, đợi duyên hợp mới có. Duyên hợp mới có nên có là giả có chớ không phải thật. Đây là một lẽ thật.

 

Đi xa hơn, tất cả mọi thứ chung quanh ta đều là Tánh không, duyên hợp giả có. Tánh không này không rời các pháp, như ngay nơi nắm tay, ta biết rõ tánh nó là không. Nắm tay là sắc tướng mà ta thấy Tánh không nên kinh nói “sắc tức thị không”. Không ở đây không phải không ngơ, mà không là Tánh không. Rồi “không tức thị sắc” là từ Tánh không, duyên hợp nên có sắc. Như vậy từ hình sắc giả tướng thấy được Tánh không, từ Tánh không duyên hợp nên có hình sắc. Hiểu như vậy là hiểu được Bát-nhã.

 

Trở lại thân chúng ta đây là thật hay giả? - Giả. Nếu giả khi bị ai nhéo một cái hoặc mắng một câu có giận không? Đây là chỗ thiết yếu của sự tu. Chúng ta thấy đúng như thật rồi ứng dụng tu, phải thấy chớ không thể tưởng tượng. Thân này gồm sắc uẩn tức hình sắc do đất, nước, gió, lửa hợp lại thành. Nếu phân tích sâu hơn nữa, Phật nói trong thân có vô số vi trùng “nhân thân chi nội hữu vô số vi trùng tại trung di trú”. Vi trùng chia làm hai loại: hộ trùng là loại trùng bảo vệ thân này và hoại trùng là loại trùng phá hoại thân này. Y học ngày nay gọi là tế bào. Có những tế bào phá hoại, có những tế bào bảo vệ mình. Tại sao Phật gọi tế bào là vi trùng? Bởi vì nó có hoạt động, có sự sống. Bốn thứ không thể thiếu một, đất hoại cũng chết, nước cạn cũng chết, gió dừng cũng chết, hơi ấm tan hết cũng chết.

 

Trong kinh Phật dùng ví dụ, nếu càng nghĩ ta càng thương xót mình. Phật nói như người đem cái lồng bắt bốn con rắn độc bỏ vào đó. Chúng cự lộn hoài, ông chủ vừa lo cho nó ăn, vừa can gián cho nó đừng cắn nhau rất cực. Giữ gìn đáo để một thời gian, cái giỏ lủng mỗi con chạy mỗi góc. Ông chủ nhà lẽ ra phải mừng, nhưng đằng này ông lại buồn, vội vã sắm cái giỏ mới rồi tiếp tục tìm bốn con rắn khác về nuôi nữa. Cứ như vậy mà nuôi rắn, đời này nuôi rắn, đời sau nuôi rắn, tiếp tục mãi mãi nuôi rắn cực khổ như vậy. Chúng ta nghĩ ông chủ đó có đáng thương không? Thật là đáng thương, tội gì làm như vậy!

 

Đức Phật bảo chúng sanh cũng thế, rất đáng thương xót. Đất nước gió lửa là bốn con rắn độc. Thiếu nước thì cho ly nước, thiếu gió thì kiếm chỗ nào không khí trong lành hít thở, thiếu đất thì kiếm cơm, thiếu ấm thì kiếm áo. Ít bữa đất lấn nước hoặc nước lấn đất, thế là bệnh tật phát sanh. Ít bữa gió thổi mạnh quá, đất rung rinh cũng sanh bệnh. Cho nên khi trúng gió thì phải cạo gió, đuổi ra. Khi nóng thì phải kiếm đồ mát uống vô. Lúc nào cũng can thiệp, dòm chừng hoài. Cả đời lo nuôi nó, can thiệp cho nó hòa hợp. Vậy mà khi nó sắp hoại mất thì hoảng sợ tiếc nuối, tìm đủ mọi cách để giữ nó lại, có đáng thương không?

 

Lẽ ra khi thân này sắp mất, ta phải thức tỉnh thôi đừng nuôi nữa. Nhưng không, bỏ cái giỏ này làm cái giỏ khác chắc hơn để nuôi những con rắn khác. Đó là vòng luân hồi lẩn quẩn của chúng ta. Việc làm này giống như việc làm của con dã tràng, cứ xe cát thành cái cụm, một ngọn sóng ùa vô cuốn mất hết, nó lại tiếp tục làm cái khác. Phật thương chúng sanh là vì vậy.

 

Bởi thấy thân này thật nên những nhu cầu nó cần, phải đáp ứng cho nó thỏa mãn. Nó thèm thức ăn ngon phải chạy tìm thức ăn ngon. Nó thích mặc đẹp phải tìm y phục đẹp. Càng làm nó lại càng không thỏa mãn. Được một nó đòi hai, được hai nó đòi bốn, cứ tăng lên hoài không bao giờ biết đủ. Nếu tất cả thế gian ai cũng muốn thỏa mãn nhu cầu của thân xác thịt này, có đụng chạm quyền lợi nhau không? Vì mình muốn thỏa mãn nhu cầu đó nên ai cũng muốn gom góp tất cả về mình. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến đấu tranh, gốc của mọi thứ đau khổ.

 

Nếu chúng ta biết nó là giả, không giành giật với ai hết, sống vừa đủ thôi. Lỡ mang thân này thì nuôi cho nó khỏe mạnh, chừng nào hết duyên nó tan rã, không có gì quan trọng. Nhờ thế ta không tham, không tham thì bớt khổ. Thấy được sắc uẩn không thật chúng ta sẽ bớt tham, bớt khổ cho bản thân và mọi người chung quanh. Đó là nói về phần Sắc thân.

 

Kế đến phần tâm. Hiện giờ tất cả chúng ta khi suy nghĩ một việc gì rất kỹ, mình cho rằng suy nghĩ đó là đúng, nếu ai phản đối bảo sai ta sẽ thế nào? Nổi giận ngay. Bởi vậy chỗ này chúng ta phải đi sâu mới thấy giá trị của nó. Suy nghĩ của mình không có gì bảo đảm đúng cả. Bởi suy nghĩ là tâm hư giả sanh diệt, không phải là chân lý. Con người suy nghĩ là do kinh nghiệm, sự từng trải rồi kết luận như vậy là đúng. Nhưng nếu kiểm tra lại, giả sử suy nghĩ ấy có đúng cũng chỉ đúng trong một giai đoạn, một phạm vi nào thôi. Qua giai đoạn khác, qua hoàn cảnh khác nó không còn đúng nữa. Nhưng khi ta đã cho suy nghĩ của mình là đúng rồi, người khác nói sai ta nổi giận nhiều ít? Chính vì cái đúng sai đó mà trong gia đình, ngoài xã hội xảy ra không biết bao nhiêu sự buồn khổ. Chồng nghĩ một đàng, vợ nghĩ một ngả thì không bao giờ có hạnh phúc, chỉ có chia ly thôi. Anh em ruột mà kẻ nghĩ thế này, người nghĩ thế khác, luôn luôn ngược nhau thì không còn tình thân nữa. Thậm chí cha với con mà suy nghĩ khác cũng dẫn tới tai họa như thường.

 

Như tất cả tổ tiên chúng ta ai không tôn trọng đức Khổng Tử là bậc Thánh, những gì Ngài nói đều là khuôn vàng thước ngọc. Nhưng nếu bây giờ Ngài sống lại, thấy phụ nữ chẳng những ở các nước khác mà ngay cả Trung Hoa, Ngài chỉ còn có nước lắc đầu thôi. Không còn cái thuở khuê môn bất xuất, tam tòng tứ đức, tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử nữa. Họ không thể chấp nhận một hệ thống cha, chồng rồi tới con như thế đâu. Như vậy là chủ trương của đức Khổng Tử không còn được chấp nhận rồi, nói gì là tôn trọng! Những cái phải của tập thể này không là cái phải của tập thể khác. Hai cái phải khác nhau gặp nhau thì dẫn tới đánh nhau là chuyện dĩ nhiên thôi. Rõ ràng có chấp là có khổ, chấp thân hay chấp tâm gì cũng thế. Khổ đó khổ vô cùng chớ không phải thường.

 

Thọ, tưởng, hành, thức cũng thuộc về tâm. Thọ là cảm giác vui buồn, thích hay không thích… Tưởng là tâm tưởng. Hành là suy tư. Thức là phân biệt. Tuy có bốn nhưng nói gọn hơn là những suy tư phân biệt của mình. Những suy tư này không phải là chân lý, nó chỉ đúng ở khía cạnh hoặc trường hợp nào thôi. Vì vậy nó không thật, không cố định. Đức Phật dạy: “Người tôn trọng chân lý là khi nghĩ điều gì, thì nói đây là cái nghĩ của tôi.” Đừng thêm chữ đúng. Không có chữ đúng thì không cãi nhau, bởi vì ai cũng có quyền nghĩ riêng của mình. Hiểu như vậy là tôn trọng chân lý. Nếu ta nói đúng mà người không nghe thì mình phản bác lại. Đó là bệnh độc tài.

Sắc uẩn và tâm uẩn, chúng ta biết hai thứ này không thật là độ tất cả khổ ách rồi. Vì vậy lời Phật là lời vàng. Chỉ một câu nếu chúng ta khéo tìm hiểu thấu đáo, ứng dụng tu hành thì sẽ vượt qua hết các khổ nạn. Người học đạo phải có cái nhìn tường tận, chớ không phải đọc thuộc lòng lời Phật dạy là đủ. Nhìn tường tận rồi ứng dụng trong cuộc sống mới là tu. Như thấy thân không thật, tâm suy nghĩ không thật nên hết khổ. Đó là ta đã sống an lành tự tại vì không giành giật nhau trên vật chất, không độc tài trên tinh thần.

Đạo Phật đặc biệt ở điểm dạy chúng ta tu, chớ không bắt chúng ta phải tin theo. Điều này hết sức rõ ràng. Như khi quí thầy giải thích năm giới rồi hỏi lại Phật tử, giới thứ nhất suốt đời không được sát sanh, Phật tử giữ được không? Nếu giữ được, quí vị tự nói “dạ, con giữ được”. Nếu giữ chưa được thì làm thinh, Phật không bắt buộc chi cả. Vì lợi ích cho chúng ta Phật phương tiện chế ra các giới luật như vậy, chớ không phải ta giữ giới cho Phật. Hiểu thế mới thấy giá trị của đạo Phật.

Từ Tánh không Phật nói sáu căn, sáu trần, sáu thức cũng đều do duyên hợp, Tánh không. Đến các giáo lý quan trọng như pháp Tứ đế, Thập nhị nhân duyên, kinh điển Nguyên thủy xem là chân lý, nhưng với con mắt Bát-nhã cũng là Tánh không duyên hợp. Khi xưa tôi hơi khó xử về điểm này. Các pháp thế gian duyên hợp hư giả thì đúng, còn giáo lý của Phật là lời vàng ngọc mà giả sao? Nhưng bây giờ tôi mới thấy hay, vì Phật nói pháp Phật dạy như ngón tay chỉ mặt trăng hay thuốc để trị bệnh cho người. Bệnh do uống thuốc mà lành, nếu bệnh không thật thì khi bệnh lành rồi, thuốc cũng phải bỏ. Nếu ai lành bệnh mà cứ tiếp tục uống thuốc hoài thì sẽ thành bệnh nữa. Nên biết bệnh hết thì thuốc cũng phải bỏ, bệnh giả thì thuốc cũng không thật.

Từ đó tôi mới thấm thía điều trong kinh kể lại. Khi Phật ngồi dưới cội bồ-đề được giác ngộ, lẽ ra Ngài đi giáo hóa ngay, nhưng đức Phật cứ trù trừ mãi, không muốn thuyết pháp. Đợi đến lúc chư thiên năm lần bảy lượt thỉnh cầu, Ngài mới dùng phương tiện giáo hóa. Qua đó để thấy chỗ chân thật không phải dễ chỉ cho mọi người, mà phải dùng phương tiện giúp người nghe hiểu, ứng dụng tu từ từ mới thấy đạo. Cho nên Tứ đế, Thập nhị nhân duyên là phương tiện của Phật dạy. Đã là phương tiện thì đâu phải chân thật, nhưng nhờ đó chúng sanh bớt bệnh, dần dần mới khỏe mạnh hẳn. Nhờ theo lời chỉ dạy của Phật chúng ta biết được lẽ thật, tu hành mới hết khổ. Hết khổ rồi thì pháp cũng bỏ luôn, cũng như bệnh nhân lành bệnh thì thuốc cũng phải ngưng.

Còn một điểm đặc biệt nữa trong kinh Bát-nhã, nếu người đọc không khéo sẽ thấy mâu thuẫn: “dĩ vô sở đắc cố, Bồ-đề-tát-đỏa y Bát-nhã ba-la-mật-đa cố, tâm vô quái ngại v.v..”, vì không có sở đắc nên tâm Bồ-tát không ngăn ngại, vì không ngăn ngại nên không sợ hãi, xa hẳn điên đảo mộng tưởng đạt đến cứu kính Niết-bàn. Chư Phật ba đời cũng nhờ Bát-nhã mà được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Vô sở đắc, tại sao lại đắc? Nếu đọc suông ta sẽ thấy nó mâu thuẫn, nhưng đọc kỹ mới thấy cái hay lạ lùng đó. Khi chúng ta đã bỏ hết những cố chấp về thân, về tâm rồi thì không còn sở đắc. Sở dĩ nói vô sở đắc là vì những mê lầm đã dẹp hết, dẹp luôn cả pháp nữa, tất cả các thứ đều không thể được. Tâm ta lúc đó không còn dính chấp thứ gì hết, rỗng rang tự tại. Người đời cứ sợ không chấp thân, không chấp tâm lấy gì để sống. Nhưng sự thật không phải vậy. Khi không chấp tất cả thì Tâm chân thật của mình hiện tiền. Tâm chân thật hiện tiền này đưa ta tới giác ngộ viên mãn, thành Phật, nên nói được. Được mà không có gì để được cả. Đây chính là chỗ sâu xa vi diệu của Bát-nhã vậy.

Bởi chúng ta mê chấp thân, mê chấp tâm lăng xăng vọng tưởng nên quên mất cái chân thật của chính mình. Khi ruồng dẹp hết hai thứ chấp đó thì cái chân thật hiển lộ ra. Vì nó đã sẵn trong ta từ xưa đến nay nên nói được không đúng. Cho nên Phật nói tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Vì chấp lầm thân tâm nên ta không nhận ra, khi hết chấp thì tánh Phật hiện ra. Bồ-tát nương nơi đó mà xa rời những sợ sệt, những khủng bố, đến được cứu kính Niết-bàn. Ba đời chư Phật cũng nhờ trí tuệ đó mà đến chỗ giác ngộ viên mãn gọi là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Như vậy Phật nhờ Trí tuệ Bát-nhã, ban đầu dẹp phá được các thứ chấp, sau mới thành Phật. Bồ-tát cũng thế. Tu một bài kinh Bát-nhã đủ cho chúng ta giải thoát rồi. Các Tổ luôn luôn thấy nó quan trọng vậy, nên tụng kinh gì không bỏ qua Bát-nhã. Nhưng tội cho chúng ta tụng mà không thấy được điều này. Tụng cả năm này tháng kia mà không phá được chút chấp nào hết, vì vậy việc tu không tiến. Nếu tiến được chúng ta đã hết khổ lâu rồi. Giống như mấy đứa học trò, học bài xong trả bài cho cô giáo là xem như tròn bổn phận, không biết học như thế là học cho mình. Chúng ta cũng vậy, đọc kinh cho Phật nghe, còn mình thì không chịu tu tập gì cả.

Sống giữa đời này không giành giật về vật chất, không chấp nê về tinh thần, thì đời còn gì là khổ, quả vị Phật cách đâu bao xa. Vì vậy Phật nói chúng sanh mê lầm thật đáng thương. Trong kinh có câu này: “Cái khổ của địa ngục bị thiêu đốt chưa phải là khổ. Cái khổ làm ngạ quỉ đói khát cũng chưa phải là khổ. Cái khổ làm súc sanh kéo cày, kéo xe cũng chưa phải là khổ. Chỉ si mê không biết lối đi mới thật là khổ.” Ở trong địa ngục dù bao nhiêu kiếp cũng có ngày mãn, được trở lại làm người. Ngạ quỉ, súc sanh cũng vậy, trả hết nghiệp cũng được trở lại làm người. Còn si mê cứ lẩn quẩn không có ngày cùng. Đó là cái đau khổ nhất mà chúng sanh không thấy, thật là đáng thương.

Cho nên hiểu Phật pháp rồi, chúng ta nhìn lại thật là đáng thương cho mình. Người xưng hùng xưng bá chỗ này chỗ kia, cũng là những người đáng thương thôi, chớ còn không có gì thật hết. Như vậy hai đoạn đường, đoạn đường đầu tu theo Phật để được an lành trong đời này và đời sau, đoạn đường thứ hai tu theo Phật để thấu triệt lẽ thật, chúng ta dễ ra khỏi vòng sanh tử. Đó là Trí tuệ Bát-nhã.

Như vậy trí tuệ thế gian với trí tuệ của Phật khác nhau xa hay gần? - Rất xa. Nếu ai cũng học được Phật và có trí tuệ như vậy thì thế gian này không còn khổ nữa, mọi người thương nhau không hết, có đâu giành giật. Vì vậy đạo Phật là đạo của từ bi và trí tuệ, chúng ta trải lòng thương tất cả và an ủi chúng sanh cùng trong cõi khổ của mình. Ta tự tu tập và giúp cho mọi người cùng tu tập bớt khổ, tỉnh sáng không còn lầm mê nữa. Đó là mục đích chủ yếu của đạo Phật.

 

 

Các bài đã đăng

Pháp Thoại

adv3

Video giới thiệu

Tập:
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
  • 9
  • 10
  • 11
  • 12
  • 13
  • 14
  • 15
  • 16
  • 17
  • 18
  • 19
  • 20
  • 21
  • 22
  • 23
  • 24
  • 25
  • 26
  • 27
  • 28
  • 29
  • 30
  • 31
  • 32
  • 33
  • 34
  • 35

Tìm kiếm

Tin mới

Đọc nhiều

Ảnh đẹp

Ảnh đẹp
Ảnh đẹp
Ảnh đẹp
Ảnh đẹp
Ảnh đẹp

Lịch

Thống kê truy cập

  • Lượt truy cập: 84471
  • Online: 48