Sự sai biệt giữa Phật học và Khoa học
09/10/2015 | Lượt xem: 4983
HT Thích Thanh TừĐề tài chúng tôi sẽ trình bày hôm nay là "Sự sai biệt giữa Phật học và khoa học". Có thể quí vị cho rằng ai không biết Phật học và khoa học sai biệt. Nhưng sai biệt ở điểm nào, sâu cạn ra sao lại là một vấn đề cần phải thảo luận cho rõ ràng. Để từ đó chúng ta thấy được nếu biết ứng dụng khoa học, Phật học vào cuộc sống sẽ có những lợi ích thế nào.HT Thích Thanh Từ
Đề tài chúng tôi sẽ trình bày hôm nay là "Sự sai biệt giữa Phật học và khoa học". Có thể quí vị cho rằng ai không biết Phật học và khoa học sai biệt. Nhưng sai biệt ở điểm nào, sâu cạn ra sao lại là một vấn đề cần phải thảo luận cho rõ ràng. Để từ đó chúng ta thấy được nếu biết ứng dụng khoa học, Phật học vào cuộc sống sẽ có những lợi ích thế nào.
Có nhiều vị nghiên cứu khoa học mà thiếu phần tìm hiểu Phật học, nên họ nói Phật học có vẻ tiêu cực yếm thế. Số người thấy khoa học lúc nào cũng nghiên cứu, phát minh những điều lợi ích cho nhân loại, còn Phật học không có gì kỳ đặc, do đó họ hiểu lầm Phật học tiêu cực. Ngược lại cũng có một số vị bênh vực Phật học bằng cách chứng minh rằng Phật học cũng là khoa học. Như vậy hai cái nhìn đó khiến cho chúng ta khó biết rõ sự sai biệt của nó như thế nào. Ở đây tôi nói thứ tự sự sai biệt đó theo cái nhìn của chúng tôi.Sai biệt thứ nhất là sai biệt trên mục đích. Mục đích của khoa học là phục vụ con người bằng mọi phương tiện, đem lại sự no ấm sung mãn về vật chất. Cụ thể chúng ta thấy, tổ tiên mình ngày xưa gần xa gì cũng đi bộ hoặc đi thuyền. Ngày nay khoa học phát triển dần dần, con người đi xe rồi tiến lên tới phi cơ. Thời gian ngày xưa đi đứng nhọc nhằn, lâu lắc mười phần trăm phần, bây giờ rút lại còn một hai phần. Như vậy, nhờ tiến bộ của khoa học thời gian được rút ngắn, đem nhiều lợi ích lớn cho con người.Kế đến, ngày xưa sự sống yếu kém, thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu vật chất. Ngày nay khoa học đã tạo điều kiện, phát minh những thứ cần thiết cho con người đỡ thiếu thốn. Chúng ta làm ít mà được nhiều, thời gian rút ngắn mà kết quả bằng hoặc hơn ngày xưa. Vì thế khoa học hiện nay được xem là vạn năng. Đó là cái nhìn của những nhà nghiên cứu về khoa học.Còn mục đích của Phật học thì thế nào? Nói tới mục đích của Phật học, nhiều người còn phân vân chưa hiểu. Phật học đưa chúng ta tới đâu, có lợi ích gì cho con người. Về điểm này đa số còn ngờ chưa thấu suốt. Muốn nói tới mục đích của Phật học, tôi dẫn sử đức Phật Thích-ca khi còn làm Thái tử. Ngài dạo bốn cửa thành thấy cảnh sanh già bệnh chết, trong lòng băn khoăn thắc mắc mãi: “Con người từ đâu đến? Khi chết sẽ đi về đâu? Muốn ra khỏi sự sanh tử đó phải làm thế nào?” Đó là ba câu hỏi Ngài đã cưu mang trước khi đi tu.Câu hỏi thứ nhất là, nhìn vào hình thức vật chất của con người, trước khi cha mẹ chưa sanh ta từ đâu đến? Lúc đó ta là vật chất hay tâm linh? Câu hỏi thứ hai, sau khi chết ta còn hay mất? Nếu còn thì đi đâu? Câu hỏi thứ ba, người tu hành muốn ra khỏi vòng sanh tử đó phải làm sao? Cái ra khỏi vòng sanh tử là vật chất hay tâm linh? Đó là ba vấn đề, mà tất cả những ai khi muốn nghiên cứu đạo Phật, phải phăng tìm tận nguồn gốc.Ba câu hỏi trên đều nhắm thẳng vào tâm linh của con người. Bởi vì khi chưa có Sắc thân này thì đâu có vật chất, cho nên trước khi có thân là phần tâm linh. Sau khi thân này hoại đi thì thân vật chất không còn nữa, nên phần còn lại cũng thuộc về tâm linh. Muốn ra khỏi vòng sanh tử tức là thoát khỏi sự vay mượn thể xác vật chất, đây cũng lại là tâm linh. Như vậy mục đích của đạo Phật giúp chúng sanh tìm cho ra cái lâu nay luôn thuộc về mình nhưng ta lại khó nhận khó thấy, vì nó vô hình. Nó chính là phần tâm linh.Từ ba thắc mắc trên, Thái tử Tất-đạt-đa quyết chí đi xuất gia tu hành để giải quyết cho xong ba vấn đề ấy. Như vậy, mục đích đức Phật đi tu là để giải quyết vấn đề con người, con người cốt lõi bên trong chớ không phải con người vật chất. Con người vật chất ai cũng thấy, cũng biết nhưng cái cốt lõi trước khi có thân này và sau khi bỏ thân này, chúng ta thế nào? Làm sao ra khỏi vòng sanh tử? Đây mới là vấn đề trọng yếu.Nói rõ hơn, mục đích của khoa học là phục vụ con người về vật chất, về thể xác. Mục đích của Phật học là phăng tìm cho ra cái tâm sẵn có từ xưa nay của con người hay của muôn loài. Tâm linh đó biến chuyển như thế nào, đưa đẩy chúng ta tới đâu. Vấn đề này quá ư siêu thoát, không hình tướng, không tăm dạng nên muốn suy tìm thật hết sức khó khăn. Khi thành đạo viên mãn đức Phật thấu triệt được ba vấn đề trên, gọi là chứng Tam minh, Ngài hoàn toàn giải thoát sanh tử, không gì có thể buộc ràng nữa.Nhà Phật thường nói tới thế giới và con người. Thế giới là y báo, con người là chánh báo, tức con người là chủ, thế giới là phụ thuộc. Quí vị có đồng ý như vậy không? Ngày nay người ta ưng làm cho thế giới tan nát thì nó tan nát ngay. Rõ ràng con người là chủ tạo tác mọi thứ. Người đời cứ chạy theo nhu cầu của thể xác, mà bộ chỉ huy của thể xác này là phần tâm linh. Có nghĩ mới nói, có nghĩ mới làm nên, ý nghĩ là bộ chỉ huy. Chúng ta thấy như thân này tự hoạt động, sự thật đều do tâm linh chỉ huy tất cả. Nếu tâm linh sáng suốt thì chỉ huy tốt, tâm linh mờ tối thì chỉ huy sai lầm.Khoa học lo cho phần xác thịt, còn Phật học phăng tìm cho ra nguồn gốc quan trọng của tâm linh, để điều khiển chỉ huy phần thể xác tốt đẹp. Đó là nói tổng quát hai cái khác giữa khoa học và Phật học. Đi sâu hơn, chúng ta thấy khoa học càng tiến, nhân loại càng thụ hưởng vật chất sung mãn thì con người càng lo sợ. Nhiều người đặt câu hỏi “không biết ngày mai loài người sẽ như thế nào”. Bởi vì trước bước tiến như vũ bão của khoa học, lỡ những người có trọng trách lớn, quyền thế cao trong khoa học mà nóng giận, oán thù thì nhân loại sẽ ra sao? Chắc loài người hồi hộp từng cơn. Khoa học làm cho con người được sung mãn vật chất, khoa học cũng làm cho con người lo sợ không yên. Như vậy ưu và khuyết của khoa học tồn tại song hành.Phật học chỉ nhắm thẳng xây dựng phần tâm linh của con người. Phần tâm linh ít ai thấy, ít ai biết nhưng nó làm chủ, sai khiến chúng ta. Bởi nhắm thẳng vào chỗ đó, nên bước đầu của đạo Phật là xây dựng cho con người có trí tuệ dẹp bỏ tham sân si. Bỏ được tham sân si rồi, lòng từ bi phát sanh có đầy đủ tình thương cứu giúp những kẻ đau khổ, hoàn toàn không có tâm niệm hại người hay báo thù trả oán cũ. Người có trí tuệ sáng suốt có thể nghèo khổ, nhưng luôn sống vui vì không còn tham sân si. Gia đình Phật tử hiểu đạo có thể nghèo mà hạnh phúc, vì mọi người biết thương yêu chia sẻ cho nhau, tình gia đình rất đầm ấm. Rõ ràng nếu tâm linh sáng suốt chúng ta không sống tệ với nhau, chỉ khi tâm linh mờ tối u ám con người mới làm khổ nhau. Như vậy đạo Phật đem lại cho con người một trí tuệ sáng suốt, một nguồn yêu thương vô bờ.Đạo Phật không dừng lại ở chỗ đó mà còn tiến sâu hơn, giúp tất cả chúng sanh thoát khỏi dòng trầm luân sanh tử. Câu hỏi thứ ba đức Phật muốn giải quyết, đó chính là làm sao đưa mình và mọi người ra khỏi sanh tử, danh từ chuyên môn nhà Phật gọi là “giải thoát sanh tử”. Các triết gia thường dùng từ “vĩnh hằng” tức còn mãi, không đổi thay. Đi tìm một con đường đưa mọi người tới an vui hạnh phúc vĩnh viễn, không còn sanh tử nữa, việc đó lớn hay nhỏ? Dễ tìm, dễ thấy không?Người học Phật ngày nay nhìn hơi cạn cợt, cứ nghĩ tu theo Phật để tâm mình yên một chút, biết thương người một chút, cúng Phật mong đời sau được sung sướng hơn đời này một chút. Chỉ lo chừng ấy thôi. Đó không phải là mục tiêu đức Thích-ca nhắm tới. Mục tiêu của Ngài là làm sao đưa con người tới chỗ giải thoát sanh tử.Đức Phật ôm ấp trong lòng ba hoài nghi trên nên Ngài tìm đến các vị tu thiền ngoại đạo ở Ấn Độ. Ban đầu, Ngài tu pháp Tứ thiền chứng được Tứ thiền. Tới đây chưa giải quyết được các nghi vấn của mình, Ngài từ giã đi. Đến những vị thầy khác dạy tu Tứ không, Ngài tu một thời gian chứng được Phi phi tưởng xứ, nhưng cũng không giải quyết được ba vấn đề trên.Cuối cùng Ngài tới cội bồ-đề trải tòa ngồi, thệ rằng: “Ta ngồi dưới cội cây này nếu không giác ngộ viên mãn, thà xương tan thịt nát quyết không rời khỏi chỗ này.” Với quyết tâm đó Ngài thiền định tới đêm thứ bốn mươi chín từ canh một đến canh hai chứng được Túc mạng minh, từ canh hai tới canh ba Ngài chứng được Thiên nhãn minh, từ canh ba tới đầu canh năm Ngài chứng được Lậu tận minh. Thế là ba vấn đề từng thắc mắc ôm ấp bấy lâu, tới đây bùng vỡ, Ngài hoàn toàn giác ngộ viên mãn, giải thoát sanh tử.Phật nói trong hư không này có ba cõi Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới. Dục giới chúng ta đang ở đây đã là nhiều hành tinh lắm rồi. Sắc giới của những vị tu thiền định được sanh lên, rồi tới Vô sắc giới của các vị tu Tứ không nữa. Ngày nay khoa học tìm được bao nhiêu hành tinh trong bầu vũ trụ? Dục giới tìm còn chưa hết, nói gì tới Sắc giới và Vô sắc giới, thì thôi chưa ngó tới.Những gì Phật thấy Phật nói đều do Ngài tu mà sáng ra, chớ không phải do học mà được. Bởi chứng được vô số kiếp về trước, nên Ngài biết rõ chúng sanh đi trong luân hồi sanh tử, không phải chết là hết. Có vô số kiếp về trước và vô số kiếp về sau, cứ thế mà đi trong sanh tử, không phải một đời, hai đời. Đó là lý luân hồi. Chúng ta không phải chết rồi hết mà sanh đây sanh kia tùy theo nghiệp mình đã gây tạo.Do chứng Thiên nhãn minh, Ngài thấy con người khi nhắm mắt theo nghiệp dẫn vào trong lục đạo. Phật nói: “Ta thấy chúng sanh đi trong lục đạo luân hồi do nghiệp dẫn, như người đứng trên lầu cao nhìn xuống ngã tư đường, thấy kẻ qua người lại rõ ràng.” Như vậy, nghiệp do Ngài thấy được, chớ không phải suy lý mà ra. Nghiệp đó, chúng ta tạo rồi nó có sức mạnh dẫn ta đi nơi này, nơi kia trong vòng sanh tử không cùng.Xưa kia đọc truyện Tàu, chúng ta thấy các ông tiên tu hành trên núi đắc đạo. Họ nhìn người này người nọ thấy có hắc khí, nói không tốt phải thọ khổ, còn ai có vầng sáng là người tốt, có phước, sẽ làm việc lớn v.v… đó là gì? Là hiện tướng của nghiệp. Cho nên tượng Phật, tượng Bồ-tát thường có hào quang để nói lên ánh sáng của Tự tâm. Tâm lành thì hiện tướng lành, tâm dữ thì hiện tướng dữ. Con mắt thịt của chúng ta rất hạn chế, những gì có tướng mới thấy, không tướng thì không thể thấy được, chớ không phải không có các hiện tượng trên.Tất cả chúng ta đều hiện tướng nghiệp, nhưng vì không biết nên gặp cảnh ta nghi ngờ. Có người vừa nhìn mình thấy cảm mến, có người mới liếc qua mình thấy dễ sợ. Tại sao? Đó là hiện tướng của nghiệp. Người hiện tướng hiền lành là do đời trước biết tu, biết làm lành lánh dữ nên đời này ai thấy cũng thương mến. Người hiện tướng hung dữ là do đời trước không tu, chuyên làm ác nên đời này nhìn thấy ai cũng sợ, muốn lẩn tránh. Thế gian không biết cứ phân bì, nói sao người đó làm gì cũng được, ai cũng thương cũng giúp đỡ, còn có người làm gì cũng thất bại, đi tới đâu cũng bị từ chối. Vì vậy họ cho rằng xã hội bất công. Tại xã hội bất công hay tại mình? Bản thân chúng ta chưa làm được việc tốt cho ai mà đòi người ta mến thương, như vậy đâu có hợp lý. Nhưng ở đời luôn luôn đổ thừa cho xã hội, mà không thấy lỗi nơi mình.Đức Phật khi chứng được Tam minh, Ngài có đủ Lục thông, Tứ vô sở úy, Thập bát bất cộng v.v... bao nhiêu thần thông diệu dụng đều có đủ. Rõ ràng Ngài không học với ai, chỉ tâm lóng lặng phát ra ánh sáng, tự thấy tự biết. Cho nên trong kinh nói “ta giác ngộ không có thầy”. Cái biết ấy sẵn có nơi mình, khi nào mọi vọng tưởng lắng xuống hết thì nó hiện bày. Đó là chỗ thiết yếu mà đạo Phật muốn chỉ dạy.Ngày nay người tu Phật dễ thỏa mãn, hài lòng với chút ít việc bên ngoài. Xây dựng được cái chùa kha khá, có một số bổn đạo là đủ rồi, Phật sự vuông tròn rồi. Không ngờ rằng như thế chỉ là việc tí hon, chẳng ra chi. Tu Phật không phải để được những thứ nhỏ đó mà là phải giác ngộ. Tu mà không giác ngộ thì chưa xứng đáng là đệ tử Phật. Vì Phật là bậc giác ngộ, chúng ta theo Phật là đi con đường Phật đi. Nếu chúng ta không đi đúng đường hướng Phật dạy thì không thể gọi là học Phật tu Phật.Sau khi giác ngộ rồi, đức Phật theo lời nài nỉ của chư thiên, Ngài lập phương tiện giáo hóa cho chúng sanh. Hai chữ phương tiện, chúng ta phải nắm cho thật vững. Ai cũng nói lời Phật là chân lý, như pháp Tứ đế gọi là bốn chân lý. Chân lý thì đâu phải phương tiện. Song trong kinh Kim Cang Phật nói: “Pháp của Phật như chiếc bè đưa người qua sông.” Qua sông rồi thì chiếc bè phải bỏ. Có ai khờ dại qua sông rồi còn vác chiếc bè theo đâu. Như vậy pháp của Phật là phương tiện đưa người qua sông.Trong kinh Viên Giác Phật nói: “Giáo pháp của ta giống như ngón tay chỉ mặt trăng.” Mặt trăng ở trên kia, người bạn đứng gần không thấy. Muốn bạn thấy, ta lấy tay chỉ mặt trăng. Nương theo đầu ngón tay để thấy mặt trăng ở trên trời, chớ không phải mặt trăng ở tại đầu ngón tay. Ngón tay chỉ cho người ta thấy mặt trăng, chớ ngón tay không phải là mặt trăng. Khi thấy mặt trăng rồi, ngón tay còn có nghĩa không? - Vô nghĩa. Như vậy rõ ràng pháp của Phật là phương tiện. Chỗ khác nói “Phật tùy bệnh dữ dược”, tức Phật tùy bệnh mà cho thuốc. Pháp của Phật là những phương thuốc, ai có bệnh gì Phật tùy theo bệnh đó mà cho thuốc. Bệnh lành thì thuốc phải bỏ. Nếu bệnh đã lành mà uống thuốc hoài thì sẽ bệnh trở lại hoặc biến thành bệnh khác.Pháp của Phật giảng trong kinh điển là phương tiện. Chúng ta ngày nay tu theo Phật, không chịu tìm giác ngộ nơi mình mà cứ bám vào kinh điển. Sáng tụng kinh, chiều tụng kinh rồi nói tôi tu đã đủ. Tụng kinh mà không biết ứng dụng lời Phật dạy để chuyển nghiệp thì tụng có ích gì? Quí Phật tử ham tụng kinh là tốt, nhưng phải biết tụng để làm gì. Chiếc bè rất cần cho chúng ta qua sông, nhưng nó không phải là bờ. Nó chỉ đưa mình một chặng để ta lên tới bờ thôi.Lời Phật dạy là vàng ngọc, Phật tử tụng thuộc lòng kinh này, kinh kia mà không giác ngộ thì chưa thể hài lòng được. Dễ thuộc nhất như Bát-nhã Tâm Kinh, Phật tử nào cũng thuộc. Thuộc thì thuộc, mà có hành không? Chỉ một câu đầu thôi “Quán Tự Tại Bồ-tát, hành thâm Bát-nhã ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách”. Bồ-tát Quán Tự Tại khi thực hành sâu Trí tuệ Bát-nhã rồi, soi thấy năm uẩn đều không, liền qua hết khổ nạn. Quí vị đọc chừng bao nhiêu lần, khổ nạn còn hay hết? Khổ nạn vẫn là khổ nạn, qua không được.Lời Phật là chân lý, là lẽ thật, tại sao quí vị tụng thuộc lòng bao nhiêu năm rồi vẫn không hết khổ. Lỗi tại ai? Tại Phật dạy không đúng hay tại chúng ta làm không đúng? Đó là điều chúng ta phải thấy cho rõ. Phật dạy không sai, Ngài dạy chiếu kiến ngũ uẩn giai không, chớ không bảo đọc tụng ngũ uẩn. Đọc tụng ngũ uẩn khác, chiếu kiến ngũ uẩn khác. Chiếu là soi, kiến là thấy. Soi thấy năm uẩn không thật thì khổ ách nào cũng qua hết. Còn tụng mà thấy thật bon làm sao qua được, nên khổ ách hoài.Ngài Thái Hư dùng ví dụ rất hay để nói về việc này. Như người muốn qua sông, trước hết phải có thuyền. Xuống thuyền rồi phải bơi chèo mới tới bờ. Tới bờ rồi mới lên bờ, đó là thành công việc qua sông. Nếu ai có thuyền, xuống thuyền rồi mà ngồi ỳ hoài không chịu bơi chèo thì chừng nào qua tới bờ? Chắc ngàn năm. Cũng thế, Bát-nhã chia ra ba thứ: một là Văn tự Bát-nhã, hai là Chiếu kiến Bát nhã, ba là Thật tướng Bát-nhã. Văn tự Bát-nhã dụ như con thuyền. Quí Phật tử đang học Văn tự Bát-nhã là đã xuống thuyền. Nhưng xuống mà ngồi đó thì cứ ngồi hoài, ngày nào đêm nào cũng bao nhiêu đó, không đổi thay tí nào hết, thử hỏi chừng nào qua sông. Trong kinh bảo “chiếu kiến ngũ uẩn giai không”, đâu phải ngồi đọc văn tự mà được. Chiếu kiến là xem xét kỹ thân này không thật mới qua hết khổ ách.Thân này do tứ đại hòa hợp. Chất cứng là đất, ướt là nước, động là gió, ấm là lửa. Đã từ bốn thứ hòa hợp lại thành, chúng ta thầm biết nó không thật nhưng không dám nói. Vì sợ nói giả lỡ mai kia ai thử mình chịu không nổi. Duyên hợp không thật nên nói Tánh không, duyên hợp giả có. Chữ tánh là sẵn. Ví dụ chiếc đồng hồ trước khi anh thợ ráp các bộ phận lại thì nó là không. Không ráp lại thành đồng hồ, chớ nếu đã có thì ráp lại không được. Do không nên ráp lại thành đồng hồ. Bây giờ nếu anh thợ mở ra từng bộ phận thì đồng hồ cũng thành không. Những gì do duyên hợp mà có thì trước đó đều là không, nên nói Tánh không, duyên hợp tạm có, duyên tan trở về không.Cũng thế, thân chúng ta trước khi cha mẹ chưa sanh không có, đợi duyên hợp mới có. Rồi tới ngày nào thở khì ra không hít lại thì nát thành không. Tất cả pháp từ Tánh không duyên hợp giả có. Nếu chúng ta biết rõ như thế thì vượt qua khỏi rất nhiều khổ ách. Thấy thân này duyên hợp giả có nên ai mắng nặng nhẹ gì mình cũng chẳng nao núng. Thân này không thật huống nữa lời nói, thành ra mình cười thôi. Chiếu kiến ngũ uẩn thấy rõ Sắc uẩn không thật thì qua biết bao nhiêu khổ nạn.Như vậy, muốn qua khổ nạn phải chiếu kiến Bát-nhã, nhưng Phật tử chỉ thích chặng đầu thôi. Chặng thứ hai không thực hành mà muốn đi tới kết quả ở chặng thứ ba. Ngồi hoài trên thuyền không chịu bơi, đòi tới bờ bên kia, chuyện đó thật là ngớ ngẩn. Chúng ta đọc kinh Phật phải biết quán chiếu đúng như thật mới được giác ngộ, mới hết khổ. Còn không biết quán chiếu, đọc bao nhiêu cũng không hết khổ. Đó là lẽ thật.Phật dạy chúng ta tiêu diệt ba thứ độc là tham, sân, si. Phật chê chúng độc hại mà đệ tử Ngài cứ giữ hoài không chịu bỏ, như vậy có trung thành với Phật chưa? Trước hết là trách người xuất gia. Đầu tròn, áo vuông, mặc áo nhuộm, ăn chay trường, bước được một bước khá dài rồi, chỉ còn bỏ tham sân si nữa thôi thì thánh thiện biết mấy. Đã đầu tròn, áo vuông, ăn chay mà không bỏ tham sân si thì tiến nhiều ít? Chỉ có hình thức thôi, chớ sự thật không tiến bao nhiêu.Trong nhà Phật nói tham sân si là ba con rắn độc. Có lần Phật hỏi các thầy Tỳ-kheo: “Này các Tỳ-kheo, nếu có ba con rắn độc ở trong thất các ông, các ông ngủ yên không?” Các thầy thưa: “Bạch Thế Tôn, chúng con ngủ không yên.” Phật hỏi: “Các thầy làm sao ngủ yên?” Các thầy thưa: “Bạch Thế Tôn, muốn ngủ yên chúng con phải đuổi ba con rắn độc ấy ra khỏi thất.” Giả sử còn một con ngủ cũng không yên nữa. Như vậy, chư Tăng Ni ở chùa, muốn yên tốt thì phải đuổi hết ba con rắn độc. Thế mà có người không chịu đuổi, còn muốn nuôi lớn nữa chứ! Thật là đáng trách. Ở trong chùa từ Trụ trì trở xuống đều bỏ được tham sân si thì chùa đó có thịnh không? Dĩ nhiên là thịnh rồi. Nhiều chùa than sao Phật tử đi chùa kia nhiều mà chùa mình ít, rồi buồn trách Phật tử không công bằng. Nhưng biết đâu, tại chùa mình rắn độc nhiều quá, người ta thấy hoảng sợ nên chạy hết.Tu giai đoạn đầu đã thấy được những lợi ích thiết thực. Nếu qua giai đoạn thứ hai, tìm được cái chân thật vĩnh hằng nơi mình thì lợi ích vô kể, không sao so sánh nổi. Trong kinh Phật dạy như người tu Tịnh độ niệm Phật từ một ngày, hai ngày, ba ngày, tới bảy ngày nhất tâm bất loạn, khi nhắm mắt Phật Di-đà hiện ở trước. Nhất tâm bất loạn là sao? Là chỉ còn một cái biết không dấy động. Tâm là cái biết. Người tu thiền Phật dạy phải được định. Định là sao? Tâm lăng xăng loạn tưởng lặng hết thì định. Có định mới đến Niết-bàn vô sanh. Chỗ cứu kính ấy tu pháp môn nào cũng đi tới hết.Kinh Kim Cang Phật nói: “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng. Nhược kiến chư tướng phi tướng, tức kiến Như Lai.” Phàm cái gì có tướng đều giả dối. Nếu thấy tướng biết rõ nó giả dối là thấy Phật. Nhưng đó là thấy Phật nào, ở đâu? Đạo Phật không những chỉ dạy chúng ta trở thành một con người tốt, sau khi mất thân này được sanh về cõi lành thôi, đạo Phật còn chỉ cho chúng ta thấy, con người có khả năng đi tới giải thoát sanh tử, sống với cái vĩnh hằng của mình. Ngoài hai thứ tạm bợ là thân tâm sanh diệt, ai cũng có cái chân thật mà chúng ta quên. Đó chính là ông Phật của mình.Đa số chúng ta chỉ biết thân và tâm lăng xăng thôi, còn cái hằng hữu không vắng thiếu lúc nào lại quên mất, nên Phật chê mình mê muội hay vô minh. Vì cái giả ta cho là thật, cái thật lại bỏ mất. Bây giờ làm sao để thấy được cái thật? Chỗ này tối quan trọng trong nhà Phật. Tôi xin trở lại ý ban đầu.Khi đức Phật thành đạo rồi, Ngài không muốn đi thuyết pháp mà lại muốn nhập Niết-bàn. Chư thiên hỏi Ngài sao không đi thuyết pháp? Ngài trả lời: “Vì chỗ ta thấy, nói chúng sanh không hiểu, cho nên ta muốn nhập Niết-bàn.” Sau đó theo lời thỉnh cầu tha thiết của chư thiên, đức Phật đã dùng phương tiện giáo hóa chúng sanh. Tất cả những bài pháp Ngài nói ra như Tứ đế, Thập nhị nhân duyên… đều là phương tiện. Chỉ đến khi ở hội Linh Sơn, chúng tụ họp đông đảo, Phật yên lặng đưa cành hoa sen lên, rồi nhìn từng người. Đại chúng đều ngơ ngác không hiểu gì hết. Tới Ca-diếp, Ngài nhìn Phật mỉm cười, Phật liền tuyên bố: “Ta có chánh pháp nhãn tạng, Niết-bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng, nay trao cho Ca-diếp.” Ngay đó mới là lúc mãn nguyện của đức Phật, Ngài chỉ ra được cái lâu nay muốn chỉ mà chưa chỉ được. Cả hội chúng, trong đó nhiều vị chứng A-la-hán rồi, cũng không hiểu Phật muốn chỉ gì. Nhưng thật sự giây phút ấy mới thâm diệu làm sao!Trong kinh Lăng Nghiêm, đức Phật đưa tay lên hỏi A-nan: “Ông thấy không?” Ngài A-nan thưa: “Bạch Thế Tôn, thấy.” Phật để tay xuống hỏi: “Ông thấy không?” Ngài A-nan thưa: “Con không thấy.” Đức Phật liền quở: “Ông là người quên mình theo vật.” Lỗi tại chỗ nào? Cái gì là mình mà quên? Cái gì là vật? Cánh tay đưa lên để xuống là vật. Cái hay thấy cánh tay đưa lên để xuống là cái của mình. Đưa tay lên thấy thì lý đáng nói thấy cái tay đưa lên. Tay để xuống lý đáng nói thấy cái tay để xuống. Cái tay khi có khi không, còn cái thấy trước sau như một. Nếu không có cái thấy, làm sao biết tay để xuống. Nhưng vì chúng ta quen, con mắt chạy theo cảnh, lỗ tai chạy theo tiếng, cứ như vậy mà cho có cảnh, có tiếng là có thấy, có nghe. Nếu không tiếng, không cảnh thì không thấy, không nghe. Như vậy có phải chúng ta biết cái bên ngoài mà không biết cái thật của mình không?Chúng sanh có bệnh vừa thấy liền khởi phân biệt. Ví dụ thấy bình hoa thì khen đẹp quá hoặc chê xấu quá. Thấy bình hoa liền thêm niệm phân biệt đẹp xấu nên quên mất cái thấy ban đầu. Cái thấy ban đầu không hình tướng, không phân biệt, thấy là thấy, nhưng chúng ta không dừng ở đó, mà nhảy qua cái thứ hai liền. Như thấy người đi ngang thì thấy là thấy thôi. Đằng này vừa thấy đi ngang liền chê xấu, khen đẹp. Cứ theo cái xấu đẹp mà quên cái hay thấy. Chặng đầu đó rất thật mà chúng ta không chịu nhớ, chỉ nhớ chặng thứ hai thứ ba. Nhớ chặng thứ hai, thứ ba thì khen chê theo sau, từ đó sanh phiền não. Đẹp thì dễ thương, xấu thì dễ ghét. Nếu thấy người đi qua thấy là thấy, người đi lại cũng thấy là thấy, không thêm đẹp xấu thì có thương ghét không? Không có thương ghét. Cả ngày thấy nghe tất cả mà tâm không khởi niệm thương ghét là tu giỏi.Tu là phải thấy đúng như thật. Đức Phật muốn chỉ cái thật cho chúng ta, ai cũng có. Cái thấy cái nghe, quí vị có thiếu không? Nếu thiếu chắc không tới hội trường này được, đâu thấy đường đi, đâu nghe giảng được. Song khổ nỗi chúng ta thấy nghe rồi sanh phân biệt, mà không nhớ cái luôn luôn hiện hữu bên mình. Cho nên niệm Phật để nhất tâm, là dừng tâm phân biệt hơn thua, phải quấy, tốt xấu. Thiền định để dẹp hết những tâm lăng xăng loạn động thì cái chân thật hiện ra. Đó là Cực Lạc, là Niết-bàn không sanh không diệt, đâu còn khổ nữa.Sở dĩ trong nhà thiền nói như có cái gì bí mật, vì cái đó không giải thích được. Vừa giải thích là suy nghĩ, mà suy nghĩ là trật rồi. Chỉ ngay đó nghe nhận thì đúng, còn suy nghĩ thì trật tuốt. Đạo Phật chỉ chúng ta một cái vĩnh hằng ngay nơi mình. Cái vĩnh hằng ấy hiện hữu trong tất cả mọi lúc mọi nơi. Nếu người nào khéo sẽ dễ dàng nhận ra. Như khi ngồi chơi, trong đầu trống rỗng không nghĩ gì, nghe gió thổi, chim kêu, thấy lá rụng.., lúc đó có mình hay không? Nếu không có thì ai biết gió thổi, chim kêu, lá rụng. Biết gió thổi, chim kêu, lá rụng là mình hiện tiền. Rõ ràng không có suy nghĩ, Tâm chân thật hiện tiền, chớ đâu phải không ngơ.Ngài Thần Hội dùng ví dụ rất hay. Như nhìn vào gương chúng ta thấy bóng người, bóng vật, lúc đó quên gương. Chừng nào không có bóng người bóng vật, ta thấy mặt gương rõ ràng. Cũng vậy, Tâm thể chúng ta trùm hết, nhưng vì mình theo bóng nên quên Tâm thể. Gương dụ cho Tâm thể chân thật, bóng dụ cho người cảnh không thật. Khi chúng ta theo bóng thì quên gương, chừng nào bóng hết thì gương hiện đầy đủ. Cũng vậy, tâm mình không còn một niệm lăng xăng, lúc đó cái chân thật bất sanh bất diệt hiện tiền.Đạo Phật chẳng những dạy chúng ta tu để đời sau hưởng phước lành, đời này được an vui hạnh phúc, đạo Phật còn dạy chúng ta tu để đi tới chỗ vượt ngoài sanh tử. Cái đó hiện giờ chúng ta đang có. Tất cả quí vị có cái chân thật miên viễn mà quên, cứ theo tâm sanh diệt, nghĩ tốt nghĩ xấu, nghĩ hơn nghĩ thua, tạo nghiệp lành nghiệp dữ đi trong luân hồi sanh tử. Vì vậy Phật nói rất đáng thương. Phật thương mình, còn mình lại không thương mình!Chúng ta nghiệm kỹ mới thấy con đường của Phật dạy vượt ngoài thường tình. Ngài bảo chúng ta quay lại tìm nơi mình, tin chắc nơi mình có ông Phật thật, chớ không tìm kiếm ở đâu, không lệ thuộc vào ai hết. Đó là quyền tự do tuyệt đối của đạo Phật. Chúng ta có quyền làm Phật mà cũng có quyền làm chúng sanh. Tùy mình thôi. Quí vị muốn được quyền làm Phật hay quyền làm chúng sanh? Ai cũng muốn làm Phật nhưng hành động thì theo chúng sanh, khó ở chỗ đó.Như vậy, đối chiếu giữa Phật học với khoa học chúng ta rút ra được một kết luận cụ thể. Khoa học cốt tạo ra phần vật chất để phục vụ cho con người có cuộc sống đầy đủ tiện nghi. Song vật chất được rồi cũng mất, tốt rồi cũng xấu. Còn Phật học chỉ thẳng cho chúng ta tìm ra con người chân thật muôn đời để vĩnh viễn thoát ly sanh tử, chấm dứt khổ đau. Đạo Phật không phải chỉ dạy con người tu hành hiền lành để đời sau hưởng phước, đó là việc nhỏ thôi. Mục đích lớn là phải được giải thoát sanh tử. Đây chính là gốc của đạo Phật. Chúng ta tu để đi đến giải thoát, giác ngộ rõ thân này không thật, tâm lăng xăng hư ảo, mình còn có cái thật cần phải nhận ra nó, sống với nó. Như vậy mới thật là người tu Phật đến nơi đến chốn.
Có nhiều vị nghiên cứu khoa học mà thiếu phần tìm hiểu Phật học, nên họ nói Phật học có vẻ tiêu cực yếm thế. Số người thấy khoa học lúc nào cũng nghiên cứu, phát minh những điều lợi ích cho nhân loại, còn Phật học không có gì kỳ đặc, do đó họ hiểu lầm Phật học tiêu cực. Ngược lại cũng có một số vị bênh vực Phật học bằng cách chứng minh rằng Phật học cũng là khoa học. Như vậy hai cái nhìn đó khiến cho chúng ta khó biết rõ sự sai biệt của nó như thế nào. Ở đây tôi nói thứ tự sự sai biệt đó theo cái nhìn của chúng tôi.
Sai biệt thứ nhất là sai biệt trên mục đích. Mục đích của khoa học là phục vụ con người bằng mọi phương tiện, đem lại sự no ấm sung mãn về vật chất. Cụ thể chúng ta thấy, tổ tiên mình ngày xưa gần xa gì cũng đi bộ hoặc đi thuyền. Ngày nay khoa học phát triển dần dần, con người đi xe rồi tiến lên tới phi cơ. Thời gian ngày xưa đi đứng nhọc nhằn, lâu lắc mười phần trăm phần, bây giờ rút lại còn một hai phần. Như vậy, nhờ tiến bộ của khoa học thời gian được rút ngắn, đem nhiều lợi ích lớn cho con người.
Kế đến, ngày xưa sự sống yếu kém, thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu vật chất. Ngày nay khoa học đã tạo điều kiện, phát minh những thứ cần thiết cho con người đỡ thiếu thốn. Chúng ta làm ít mà được nhiều, thời gian rút ngắn mà kết quả bằng hoặc hơn ngày xưa. Vì thế khoa học hiện nay được xem là vạn năng. Đó là cái nhìn của những nhà nghiên cứu về khoa học.
Còn mục đích của Phật học thì thế nào? Nói tới mục đích của Phật học, nhiều người còn phân vân chưa hiểu. Phật học đưa chúng ta tới đâu, có lợi ích gì cho con người. Về điểm này đa số còn ngờ chưa thấu suốt. Muốn nói tới mục đích của Phật học, tôi dẫn sử đức Phật Thích-ca khi còn làm Thái tử. Ngài dạo bốn cửa thành thấy cảnh sanh già bệnh chết, trong lòng băn khoăn thắc mắc mãi: “Con người từ đâu đến? Khi chết sẽ đi về đâu? Muốn ra khỏi sự sanh tử đó phải làm thế nào?” Đó là ba câu hỏi Ngài đã cưu mang trước khi đi tu.
Câu hỏi thứ nhất là, nhìn vào hình thức vật chất của con người, trước khi cha mẹ chưa sanh ta từ đâu đến? Lúc đó ta là vật chất hay tâm linh? Câu hỏi thứ hai, sau khi chết ta còn hay mất? Nếu còn thì đi đâu? Câu hỏi thứ ba, người tu hành muốn ra khỏi vòng sanh tử đó phải làm sao? Cái ra khỏi vòng sanh tử là vật chất hay tâm linh? Đó là ba vấn đề, mà tất cả những ai khi muốn nghiên cứu đạo Phật, phải phăng tìm tận nguồn gốc.
Ba câu hỏi trên đều nhắm thẳng vào tâm linh của con người. Bởi vì khi chưa có Sắc thân này thì đâu có vật chất, cho nên trước khi có thân là phần tâm linh. Sau khi thân này hoại đi thì thân vật chất không còn nữa, nên phần còn lại cũng thuộc về tâm linh. Muốn ra khỏi vòng sanh tử tức là thoát khỏi sự vay mượn thể xác vật chất, đây cũng lại là tâm linh. Như vậy mục đích của đạo Phật giúp chúng sanh tìm cho ra cái lâu nay luôn thuộc về mình nhưng ta lại khó nhận khó thấy, vì nó vô hình. Nó chính là phần tâm linh.
Từ ba thắc mắc trên, Thái tử Tất-đạt-đa quyết chí đi xuất gia tu hành để giải quyết cho xong ba vấn đề ấy. Như vậy, mục đích đức Phật đi tu là để giải quyết vấn đề con người, con người cốt lõi bên trong chớ không phải con người vật chất. Con người vật chất ai cũng thấy, cũng biết nhưng cái cốt lõi trước khi có thân này và sau khi bỏ thân này, chúng ta thế nào? Làm sao ra khỏi vòng sanh tử? Đây mới là vấn đề trọng yếu.
Nói rõ hơn, mục đích của khoa học là phục vụ con người về vật chất, về thể xác. Mục đích của Phật học là phăng tìm cho ra cái tâm sẵn có từ xưa nay của con người hay của muôn loài. Tâm linh đó biến chuyển như thế nào, đưa đẩy chúng ta tới đâu. Vấn đề này quá ư siêu thoát, không hình tướng, không tăm dạng nên muốn suy tìm thật hết sức khó khăn. Khi thành đạo viên mãn đức Phật thấu triệt được ba vấn đề trên, gọi là chứng Tam minh, Ngài hoàn toàn giải thoát sanh tử, không gì có thể buộc ràng nữa.
Nhà Phật thường nói tới thế giới và con người. Thế giới là y báo, con người là chánh báo, tức con người là chủ, thế giới là phụ thuộc. Quí vị có đồng ý như vậy không? Ngày nay người ta ưng làm cho thế giới tan nát thì nó tan nát ngay. Rõ ràng con người là chủ tạo tác mọi thứ. Người đời cứ chạy theo nhu cầu của thể xác, mà bộ chỉ huy của thể xác này là phần tâm linh. Có nghĩ mới nói, có nghĩ mới làm nên, ý nghĩ là bộ chỉ huy. Chúng ta thấy như thân này tự hoạt động, sự thật đều do tâm linh chỉ huy tất cả. Nếu tâm linh sáng suốt thì chỉ huy tốt, tâm linh mờ tối thì chỉ huy sai lầm.
Khoa học lo cho phần xác thịt, còn Phật học phăng tìm cho ra nguồn gốc quan trọng của tâm linh, để điều khiển chỉ huy phần thể xác tốt đẹp. Đó là nói tổng quát hai cái khác giữa khoa học và Phật học. Đi sâu hơn, chúng ta thấy khoa học càng tiến, nhân loại càng thụ hưởng vật chất sung mãn thì con người càng lo sợ. Nhiều người đặt câu hỏi “không biết ngày mai loài người sẽ như thế nào”. Bởi vì trước bước tiến như vũ bão của khoa học, lỡ những người có trọng trách lớn, quyền thế cao trong khoa học mà nóng giận, oán thù thì nhân loại sẽ ra sao? Chắc loài người hồi hộp từng cơn. Khoa học làm cho con người được sung mãn vật chất, khoa học cũng làm cho con người lo sợ không yên. Như vậy ưu và khuyết của khoa học tồn tại song hành.
Phật học chỉ nhắm thẳng xây dựng phần tâm linh của con người. Phần tâm linh ít ai thấy, ít ai biết nhưng nó làm chủ, sai khiến chúng ta. Bởi nhắm thẳng vào chỗ đó, nên bước đầu của đạo Phật là xây dựng cho con người có trí tuệ dẹp bỏ tham sân si. Bỏ được tham sân si rồi, lòng từ bi phát sanh có đầy đủ tình thương cứu giúp những kẻ đau khổ, hoàn toàn không có tâm niệm hại người hay báo thù trả oán cũ. Người có trí tuệ sáng suốt có thể nghèo khổ, nhưng luôn sống vui vì không còn tham sân si. Gia đình Phật tử hiểu đạo có thể nghèo mà hạnh phúc, vì mọi người biết thương yêu chia sẻ cho nhau, tình gia đình rất đầm ấm. Rõ ràng nếu tâm linh sáng suốt chúng ta không sống tệ với nhau, chỉ khi tâm linh mờ tối u ám con người mới làm khổ nhau. Như vậy đạo Phật đem lại cho con người một trí tuệ sáng suốt, một nguồn yêu thương vô bờ.
Đạo Phật không dừng lại ở chỗ đó mà còn tiến sâu hơn, giúp tất cả chúng sanh thoát khỏi dòng trầm luân sanh tử. Câu hỏi thứ ba đức Phật muốn giải quyết, đó chính là làm sao đưa mình và mọi người ra khỏi sanh tử, danh từ chuyên môn nhà Phật gọi là “giải thoát sanh tử”. Các triết gia thường dùng từ “vĩnh hằng” tức còn mãi, không đổi thay. Đi tìm một con đường đưa mọi người tới an vui hạnh phúc vĩnh viễn, không còn sanh tử nữa, việc đó lớn hay nhỏ? Dễ tìm, dễ thấy không?
Người học Phật ngày nay nhìn hơi cạn cợt, cứ nghĩ tu theo Phật để tâm mình yên một chút, biết thương người một chút, cúng Phật mong đời sau được sung sướng hơn đời này một chút. Chỉ lo chừng ấy thôi. Đó không phải là mục tiêu đức Thích-ca nhắm tới. Mục tiêu của Ngài là làm sao đưa con người tới chỗ giải thoát sanh tử.
Đức Phật ôm ấp trong lòng ba hoài nghi trên nên Ngài tìm đến các vị tu thiền ngoại đạo ở Ấn Độ. Ban đầu, Ngài tu pháp Tứ thiền chứng được Tứ thiền. Tới đây chưa giải quyết được các nghi vấn của mình, Ngài từ giã đi. Đến những vị thầy khác dạy tu Tứ không, Ngài tu một thời gian chứng được Phi phi tưởng xứ, nhưng cũng không giải quyết được ba vấn đề trên.
Cuối cùng Ngài tới cội bồ-đề trải tòa ngồi, thệ rằng: “Ta ngồi dưới cội cây này nếu không giác ngộ viên mãn, thà xương tan thịt nát quyết không rời khỏi chỗ này.” Với quyết tâm đó Ngài thiền định tới đêm thứ bốn mươi chín từ canh một đến canh hai chứng được Túc mạng minh, từ canh hai tới canh ba Ngài chứng được Thiên nhãn minh, từ canh ba tới đầu canh năm Ngài chứng được Lậu tận minh. Thế là ba vấn đề từng thắc mắc ôm ấp bấy lâu, tới đây bùng vỡ, Ngài hoàn toàn giác ngộ viên mãn, giải thoát sanh tử.
Phật nói trong hư không này có ba cõi Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới. Dục giới chúng ta đang ở đây đã là nhiều hành tinh lắm rồi. Sắc giới của những vị tu thiền định được sanh lên, rồi tới Vô sắc giới của các vị tu Tứ không nữa. Ngày nay khoa học tìm được bao nhiêu hành tinh trong bầu vũ trụ? Dục giới tìm còn chưa hết, nói gì tới Sắc giới và Vô sắc giới, thì thôi chưa ngó tới.
Những gì Phật thấy Phật nói đều do Ngài tu mà sáng ra, chớ không phải do học mà được. Bởi chứng được vô số kiếp về trước, nên Ngài biết rõ chúng sanh đi trong luân hồi sanh tử, không phải chết là hết. Có vô số kiếp về trước và vô số kiếp về sau, cứ thế mà đi trong sanh tử, không phải một đời, hai đời. Đó là lý luân hồi. Chúng ta không phải chết rồi hết mà sanh đây sanh kia tùy theo nghiệp mình đã gây tạo.
Do chứng Thiên nhãn minh, Ngài thấy con người khi nhắm mắt theo nghiệp dẫn vào trong lục đạo. Phật nói: “Ta thấy chúng sanh đi trong lục đạo luân hồi do nghiệp dẫn, như người đứng trên lầu cao nhìn xuống ngã tư đường, thấy kẻ qua người lại rõ ràng.” Như vậy, nghiệp do Ngài thấy được, chớ không phải suy lý mà ra. Nghiệp đó, chúng ta tạo rồi nó có sức mạnh dẫn ta đi nơi này, nơi kia trong vòng sanh tử không cùng.
Xưa kia đọc truyện Tàu, chúng ta thấy các ông tiên tu hành trên núi đắc đạo. Họ nhìn người này người nọ thấy có hắc khí, nói không tốt phải thọ khổ, còn ai có vầng sáng là người tốt, có phước, sẽ làm việc lớn v.v… đó là gì? Là hiện tướng của nghiệp. Cho nên tượng Phật, tượng Bồ-tát thường có hào quang để nói lên ánh sáng của Tự tâm. Tâm lành thì hiện tướng lành, tâm dữ thì hiện tướng dữ. Con mắt thịt của chúng ta rất hạn chế, những gì có tướng mới thấy, không tướng thì không thể thấy được, chớ không phải không có các hiện tượng trên.
Tất cả chúng ta đều hiện tướng nghiệp, nhưng vì không biết nên gặp cảnh ta nghi ngờ. Có người vừa nhìn mình thấy cảm mến, có người mới liếc qua mình thấy dễ sợ. Tại sao? Đó là hiện tướng của nghiệp. Người hiện tướng hiền lành là do đời trước biết tu, biết làm lành lánh dữ nên đời này ai thấy cũng thương mến. Người hiện tướng hung dữ là do đời trước không tu, chuyên làm ác nên đời này nhìn thấy ai cũng sợ, muốn lẩn tránh. Thế gian không biết cứ phân bì, nói sao người đó làm gì cũng được, ai cũng thương cũng giúp đỡ, còn có người làm gì cũng thất bại, đi tới đâu cũng bị từ chối. Vì vậy họ cho rằng xã hội bất công. Tại xã hội bất công hay tại mình? Bản thân chúng ta chưa làm được việc tốt cho ai mà đòi người ta mến thương, như vậy đâu có hợp lý. Nhưng ở đời luôn luôn đổ thừa cho xã hội, mà không thấy lỗi nơi mình.
Đức Phật khi chứng được Tam minh, Ngài có đủ Lục thông, Tứ vô sở úy, Thập bát bất cộng v.v... bao nhiêu thần thông diệu dụng đều có đủ. Rõ ràng Ngài không học với ai, chỉ tâm lóng lặng phát ra ánh sáng, tự thấy tự biết. Cho nên trong kinh nói “ta giác ngộ không có thầy”. Cái biết ấy sẵn có nơi mình, khi nào mọi vọng tưởng lắng xuống hết thì nó hiện bày. Đó là chỗ thiết yếu mà đạo Phật muốn chỉ dạy.
Ngày nay người tu Phật dễ thỏa mãn, hài lòng với chút ít việc bên ngoài. Xây dựng được cái chùa kha khá, có một số bổn đạo là đủ rồi, Phật sự vuông tròn rồi. Không ngờ rằng như thế chỉ là việc tí hon, chẳng ra chi. Tu Phật không phải để được những thứ nhỏ đó mà là phải giác ngộ. Tu mà không giác ngộ thì chưa xứng đáng là đệ tử Phật. Vì Phật là bậc giác ngộ, chúng ta theo Phật là đi con đường Phật đi. Nếu chúng ta không đi đúng đường hướng Phật dạy thì không thể gọi là học Phật tu Phật.
Sau khi giác ngộ rồi, đức Phật theo lời nài nỉ của chư thiên, Ngài lập phương tiện giáo hóa cho chúng sanh. Hai chữ phương tiện, chúng ta phải nắm cho thật vững. Ai cũng nói lời Phật là chân lý, như pháp Tứ đế gọi là bốn chân lý. Chân lý thì đâu phải phương tiện. Song trong kinh Kim Cang Phật nói: “Pháp của Phật như chiếc bè đưa người qua sông.” Qua sông rồi thì chiếc bè phải bỏ. Có ai khờ dại qua sông rồi còn vác chiếc bè theo đâu. Như vậy pháp của Phật là phương tiện đưa người qua sông.
Trong kinh Viên Giác Phật nói: “Giáo pháp của ta giống như ngón tay chỉ mặt trăng.” Mặt trăng ở trên kia, người bạn đứng gần không thấy. Muốn bạn thấy, ta lấy tay chỉ mặt trăng. Nương theo đầu ngón tay để thấy mặt trăng ở trên trời, chớ không phải mặt trăng ở tại đầu ngón tay. Ngón tay chỉ cho người ta thấy mặt trăng, chớ ngón tay không phải là mặt trăng. Khi thấy mặt trăng rồi, ngón tay còn có nghĩa không? - Vô nghĩa. Như vậy rõ ràng pháp của Phật là phương tiện. Chỗ khác nói “Phật tùy bệnh dữ dược”, tức Phật tùy bệnh mà cho thuốc. Pháp của Phật là những phương thuốc, ai có bệnh gì Phật tùy theo bệnh đó mà cho thuốc. Bệnh lành thì thuốc phải bỏ. Nếu bệnh đã lành mà uống thuốc hoài thì sẽ bệnh trở lại hoặc biến thành bệnh khác.
Pháp của Phật giảng trong kinh điển là phương tiện. Chúng ta ngày nay tu theo Phật, không chịu tìm giác ngộ nơi mình mà cứ bám vào kinh điển. Sáng tụng kinh, chiều tụng kinh rồi nói tôi tu đã đủ. Tụng kinh mà không biết ứng dụng lời Phật dạy để chuyển nghiệp thì tụng có ích gì? Quí Phật tử ham tụng kinh là tốt, nhưng phải biết tụng để làm gì. Chiếc bè rất cần cho chúng ta qua sông, nhưng nó không phải là bờ. Nó chỉ đưa mình một chặng để ta lên tới bờ thôi.
Lời Phật dạy là vàng ngọc, Phật tử tụng thuộc lòng kinh này, kinh kia mà không giác ngộ thì chưa thể hài lòng được. Dễ thuộc nhất như Bát-nhã Tâm Kinh, Phật tử nào cũng thuộc. Thuộc thì thuộc, mà có hành không? Chỉ một câu đầu thôi “Quán Tự Tại Bồ-tát, hành thâm Bát-nhã ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách”. Bồ-tát Quán Tự Tại khi thực hành sâu Trí tuệ Bát-nhã rồi, soi thấy năm uẩn đều không, liền qua hết khổ nạn. Quí vị đọc chừng bao nhiêu lần, khổ nạn còn hay hết? Khổ nạn vẫn là khổ nạn, qua không được.
Lời Phật là chân lý, là lẽ thật, tại sao quí vị tụng thuộc lòng bao nhiêu năm rồi vẫn không hết khổ. Lỗi tại ai? Tại Phật dạy không đúng hay tại chúng ta làm không đúng? Đó là điều chúng ta phải thấy cho rõ. Phật dạy không sai, Ngài dạy chiếu kiến ngũ uẩn giai không, chớ không bảo đọc tụng ngũ uẩn. Đọc tụng ngũ uẩn khác, chiếu kiến ngũ uẩn khác. Chiếu là soi, kiến là thấy. Soi thấy năm uẩn không thật thì khổ ách nào cũng qua hết. Còn tụng mà thấy thật bon làm sao qua được, nên khổ ách hoài.
Ngài Thái Hư dùng ví dụ rất hay để nói về việc này. Như người muốn qua sông, trước hết phải có thuyền. Xuống thuyền rồi phải bơi chèo mới tới bờ. Tới bờ rồi mới lên bờ, đó là thành công việc qua sông. Nếu ai có thuyền, xuống thuyền rồi mà ngồi ỳ hoài không chịu bơi chèo thì chừng nào qua tới bờ? Chắc ngàn năm. Cũng thế, Bát-nhã chia ra ba thứ: một là Văn tự Bát-nhã, hai là Chiếu kiến Bát nhã, ba là Thật tướng Bát-nhã. Văn tự Bát-nhã dụ như con thuyền. Quí Phật tử đang học Văn tự Bát-nhã là đã xuống thuyền. Nhưng xuống mà ngồi đó thì cứ ngồi hoài, ngày nào đêm nào cũng bao nhiêu đó, không đổi thay tí nào hết, thử hỏi chừng nào qua sông. Trong kinh bảo “chiếu kiến ngũ uẩn giai không”, đâu phải ngồi đọc văn tự mà được. Chiếu kiến là xem xét kỹ thân này không thật mới qua hết khổ ách.
Thân này do tứ đại hòa hợp. Chất cứng là đất, ướt là nước, động là gió, ấm là lửa. Đã từ bốn thứ hòa hợp lại thành, chúng ta thầm biết nó không thật nhưng không dám nói. Vì sợ nói giả lỡ mai kia ai thử mình chịu không nổi. Duyên hợp không thật nên nói Tánh không, duyên hợp giả có. Chữ tánh là sẵn. Ví dụ chiếc đồng hồ trước khi anh thợ ráp các bộ phận lại thì nó là không. Không ráp lại thành đồng hồ, chớ nếu đã có thì ráp lại không được. Do không nên ráp lại thành đồng hồ. Bây giờ nếu anh thợ mở ra từng bộ phận thì đồng hồ cũng thành không. Những gì do duyên hợp mà có thì trước đó đều là không, nên nói Tánh không, duyên hợp tạm có, duyên tan trở về không.
Cũng thế, thân chúng ta trước khi cha mẹ chưa sanh không có, đợi duyên hợp mới có. Rồi tới ngày nào thở khì ra không hít lại thì nát thành không. Tất cả pháp từ Tánh không duyên hợp giả có. Nếu chúng ta biết rõ như thế thì vượt qua khỏi rất nhiều khổ ách. Thấy thân này duyên hợp giả có nên ai mắng nặng nhẹ gì mình cũng chẳng nao núng. Thân này không thật huống nữa lời nói, thành ra mình cười thôi. Chiếu kiến ngũ uẩn thấy rõ Sắc uẩn không thật thì qua biết bao nhiêu khổ nạn.
Như vậy, muốn qua khổ nạn phải chiếu kiến Bát-nhã, nhưng Phật tử chỉ thích chặng đầu thôi. Chặng thứ hai không thực hành mà muốn đi tới kết quả ở chặng thứ ba. Ngồi hoài trên thuyền không chịu bơi, đòi tới bờ bên kia, chuyện đó thật là ngớ ngẩn. Chúng ta đọc kinh Phật phải biết quán chiếu đúng như thật mới được giác ngộ, mới hết khổ. Còn không biết quán chiếu, đọc bao nhiêu cũng không hết khổ. Đó là lẽ thật.
Phật dạy chúng ta tiêu diệt ba thứ độc là tham, sân, si. Phật chê chúng độc hại mà đệ tử Ngài cứ giữ hoài không chịu bỏ, như vậy có trung thành với Phật chưa? Trước hết là trách người xuất gia. Đầu tròn, áo vuông, mặc áo nhuộm, ăn chay trường, bước được một bước khá dài rồi, chỉ còn bỏ tham sân si nữa thôi thì thánh thiện biết mấy. Đã đầu tròn, áo vuông, ăn chay mà không bỏ tham sân si thì tiến nhiều ít? Chỉ có hình thức thôi, chớ sự thật không tiến bao nhiêu.
Trong nhà Phật nói tham sân si là ba con rắn độc. Có lần Phật hỏi các thầy Tỳ-kheo: “Này các Tỳ-kheo, nếu có ba con rắn độc ở trong thất các ông, các ông ngủ yên không?” Các thầy thưa: “Bạch Thế Tôn, chúng con ngủ không yên.” Phật hỏi: “Các thầy làm sao ngủ yên?” Các thầy thưa: “Bạch Thế Tôn, muốn ngủ yên chúng con phải đuổi ba con rắn độc ấy ra khỏi thất.” Giả sử còn một con ngủ cũng không yên nữa. Như vậy, chư Tăng Ni ở chùa, muốn yên tốt thì phải đuổi hết ba con rắn độc. Thế mà có người không chịu đuổi, còn muốn nuôi lớn nữa chứ! Thật là đáng trách. Ở trong chùa từ Trụ trì trở xuống đều bỏ được tham sân si thì chùa đó có thịnh không? Dĩ nhiên là thịnh rồi. Nhiều chùa than sao Phật tử đi chùa kia nhiều mà chùa mình ít, rồi buồn trách Phật tử không công bằng. Nhưng biết đâu, tại chùa mình rắn độc nhiều quá, người ta thấy hoảng sợ nên chạy hết.
Tu giai đoạn đầu đã thấy được những lợi ích thiết thực. Nếu qua giai đoạn thứ hai, tìm được cái chân thật vĩnh hằng nơi mình thì lợi ích vô kể, không sao so sánh nổi. Trong kinh Phật dạy như người tu Tịnh độ niệm Phật từ một ngày, hai ngày, ba ngày, tới bảy ngày nhất tâm bất loạn, khi nhắm mắt Phật Di-đà hiện ở trước. Nhất tâm bất loạn là sao? Là chỉ còn một cái biết không dấy động. Tâm là cái biết. Người tu thiền Phật dạy phải được định. Định là sao? Tâm lăng xăng loạn tưởng lặng hết thì định. Có định mới đến Niết-bàn vô sanh. Chỗ cứu kính ấy tu pháp môn nào cũng đi tới hết.
Kinh Kim Cang Phật nói: “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng. Nhược kiến chư tướng phi tướng, tức kiến Như Lai.” Phàm cái gì có tướng đều giả dối. Nếu thấy tướng biết rõ nó giả dối là thấy Phật. Nhưng đó là thấy Phật nào, ở đâu? Đạo Phật không những chỉ dạy chúng ta trở thành một con người tốt, sau khi mất thân này được sanh về cõi lành thôi, đạo Phật còn chỉ cho chúng ta thấy, con người có khả năng đi tới giải thoát sanh tử, sống với cái vĩnh hằng của mình. Ngoài hai thứ tạm bợ là thân tâm sanh diệt, ai cũng có cái chân thật mà chúng ta quên. Đó chính là ông Phật của mình.
Đa số chúng ta chỉ biết thân và tâm lăng xăng thôi, còn cái hằng hữu không vắng thiếu lúc nào lại quên mất, nên Phật chê mình mê muội hay vô minh. Vì cái giả ta cho là thật, cái thật lại bỏ mất. Bây giờ làm sao để thấy được cái thật? Chỗ này tối quan trọng trong nhà Phật. Tôi xin trở lại ý ban đầu.
Khi đức Phật thành đạo rồi, Ngài không muốn đi thuyết pháp mà lại muốn nhập Niết-bàn. Chư thiên hỏi Ngài sao không đi thuyết pháp? Ngài trả lời: “Vì chỗ ta thấy, nói chúng sanh không hiểu, cho nên ta muốn nhập Niết-bàn.” Sau đó theo lời thỉnh cầu tha thiết của chư thiên, đức Phật đã dùng phương tiện giáo hóa chúng sanh. Tất cả những bài pháp Ngài nói ra như Tứ đế, Thập nhị nhân duyên… đều là phương tiện. Chỉ đến khi ở hội Linh Sơn, chúng tụ họp đông đảo, Phật yên lặng đưa cành hoa sen lên, rồi nhìn từng người. Đại chúng đều ngơ ngác không hiểu gì hết. Tới Ca-diếp, Ngài nhìn Phật mỉm cười, Phật liền tuyên bố: “Ta có chánh pháp nhãn tạng, Niết-bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng, nay trao cho Ca-diếp.” Ngay đó mới là lúc mãn nguyện của đức Phật, Ngài chỉ ra được cái lâu nay muốn chỉ mà chưa chỉ được. Cả hội chúng, trong đó nhiều vị chứng A-la-hán rồi, cũng không hiểu Phật muốn chỉ gì. Nhưng thật sự giây phút ấy mới thâm diệu làm sao!
Trong kinh Lăng Nghiêm, đức Phật đưa tay lên hỏi A-nan: “Ông thấy không?” Ngài A-nan thưa: “Bạch Thế Tôn, thấy.” Phật để tay xuống hỏi: “Ông thấy không?” Ngài A-nan thưa: “Con không thấy.” Đức Phật liền quở: “Ông là người quên mình theo vật.” Lỗi tại chỗ nào? Cái gì là mình mà quên? Cái gì là vật? Cánh tay đưa lên để xuống là vật. Cái hay thấy cánh tay đưa lên để xuống là cái của mình. Đưa tay lên thấy thì lý đáng nói thấy cái tay đưa lên. Tay để xuống lý đáng nói thấy cái tay để xuống. Cái tay khi có khi không, còn cái thấy trước sau như một. Nếu không có cái thấy, làm sao biết tay để xuống. Nhưng vì chúng ta quen, con mắt chạy theo cảnh, lỗ tai chạy theo tiếng, cứ như vậy mà cho có cảnh, có tiếng là có thấy, có nghe. Nếu không tiếng, không cảnh thì không thấy, không nghe. Như vậy có phải chúng ta biết cái bên ngoài mà không biết cái thật của mình không?
Chúng sanh có bệnh vừa thấy liền khởi phân biệt. Ví dụ thấy bình hoa thì khen đẹp quá hoặc chê xấu quá. Thấy bình hoa liền thêm niệm phân biệt đẹp xấu nên quên mất cái thấy ban đầu. Cái thấy ban đầu không hình tướng, không phân biệt, thấy là thấy, nhưng chúng ta không dừng ở đó, mà nhảy qua cái thứ hai liền. Như thấy người đi ngang thì thấy là thấy thôi. Đằng này vừa thấy đi ngang liền chê xấu, khen đẹp. Cứ theo cái xấu đẹp mà quên cái hay thấy. Chặng đầu đó rất thật mà chúng ta không chịu nhớ, chỉ nhớ chặng thứ hai thứ ba. Nhớ chặng thứ hai, thứ ba thì khen chê theo sau, từ đó sanh phiền não. Đẹp thì dễ thương, xấu thì dễ ghét. Nếu thấy người đi qua thấy là thấy, người đi lại cũng thấy là thấy, không thêm đẹp xấu thì có thương ghét không? Không có thương ghét. Cả ngày thấy nghe tất cả mà tâm không khởi niệm thương ghét là tu giỏi.
Tu là phải thấy đúng như thật. Đức Phật muốn chỉ cái thật cho chúng ta, ai cũng có. Cái thấy cái nghe, quí vị có thiếu không? Nếu thiếu chắc không tới hội trường này được, đâu thấy đường đi, đâu nghe giảng được. Song khổ nỗi chúng ta thấy nghe rồi sanh phân biệt, mà không nhớ cái luôn luôn hiện hữu bên mình. Cho nên niệm Phật để nhất tâm, là dừng tâm phân biệt hơn thua, phải quấy, tốt xấu. Thiền định để dẹp hết những tâm lăng xăng loạn động thì cái chân thật hiện ra. Đó là Cực Lạc, là Niết-bàn không sanh không diệt, đâu còn khổ nữa.
Sở dĩ trong nhà thiền nói như có cái gì bí mật, vì cái đó không giải thích được. Vừa giải thích là suy nghĩ, mà suy nghĩ là trật rồi. Chỉ ngay đó nghe nhận thì đúng, còn suy nghĩ thì trật tuốt. Đạo Phật chỉ chúng ta một cái vĩnh hằng ngay nơi mình. Cái vĩnh hằng ấy hiện hữu trong tất cả mọi lúc mọi nơi. Nếu người nào khéo sẽ dễ dàng nhận ra. Như khi ngồi chơi, trong đầu trống rỗng không nghĩ gì, nghe gió thổi, chim kêu, thấy lá rụng.., lúc đó có mình hay không? Nếu không có thì ai biết gió thổi, chim kêu, lá rụng. Biết gió thổi, chim kêu, lá rụng là mình hiện tiền. Rõ ràng không có suy nghĩ, Tâm chân thật hiện tiền, chớ đâu phải không ngơ.
Ngài Thần Hội dùng ví dụ rất hay. Như nhìn vào gương chúng ta thấy bóng người, bóng vật, lúc đó quên gương. Chừng nào không có bóng người bóng vật, ta thấy mặt gương rõ ràng. Cũng vậy, Tâm thể chúng ta trùm hết, nhưng vì mình theo bóng nên quên Tâm thể. Gương dụ cho Tâm thể chân thật, bóng dụ cho người cảnh không thật. Khi chúng ta theo bóng thì quên gương, chừng nào bóng hết thì gương hiện đầy đủ. Cũng vậy, tâm mình không còn một niệm lăng xăng, lúc đó cái chân thật bất sanh bất diệt hiện tiền.
Đạo Phật chẳng những dạy chúng ta tu để đời sau hưởng phước lành, đời này được an vui hạnh phúc, đạo Phật còn dạy chúng ta tu để đi tới chỗ vượt ngoài sanh tử. Cái đó hiện giờ chúng ta đang có. Tất cả quí vị có cái chân thật miên viễn mà quên, cứ theo tâm sanh diệt, nghĩ tốt nghĩ xấu, nghĩ hơn nghĩ thua, tạo nghiệp lành nghiệp dữ đi trong luân hồi sanh tử. Vì vậy Phật nói rất đáng thương. Phật thương mình, còn mình lại không thương mình!
Chúng ta nghiệm kỹ mới thấy con đường của Phật dạy vượt ngoài thường tình. Ngài bảo chúng ta quay lại tìm nơi mình, tin chắc nơi mình có ông Phật thật, chớ không tìm kiếm ở đâu, không lệ thuộc vào ai hết. Đó là quyền tự do tuyệt đối của đạo Phật. Chúng ta có quyền làm Phật mà cũng có quyền làm chúng sanh. Tùy mình thôi. Quí vị muốn được quyền làm Phật hay quyền làm chúng sanh? Ai cũng muốn làm Phật nhưng hành động thì theo chúng sanh, khó ở chỗ đó.
Như vậy, đối chiếu giữa Phật học với khoa học chúng ta rút ra được một kết luận cụ thể. Khoa học cốt tạo ra phần vật chất để phục vụ cho con người có cuộc sống đầy đủ tiện nghi. Song vật chất được rồi cũng mất, tốt rồi cũng xấu. Còn Phật học chỉ thẳng cho chúng ta tìm ra con người chân thật muôn đời để vĩnh viễn thoát ly sanh tử, chấm dứt khổ đau. Đạo Phật không phải chỉ dạy con người tu hành hiền lành để đời sau hưởng phước, đó là việc nhỏ thôi. Mục đích lớn là phải được giải thoát sanh tử. Đây chính là gốc của đạo Phật. Chúng ta tu để đi đến giải thoát, giác ngộ rõ thân này không thật, tâm lăng xăng hư ảo, mình còn có cái thật cần phải nhận ra nó, sống với nó. Như vậy mới thật là người tu Phật đến nơi đến chốn.
Các bài mới
- Đức Phật là bậc Thầy của các nhà khoa học - 24/03/2011
Các bài đã đăng
Đạo phật với đời sống
Video giới thiệu
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- 10
- 11
- 12
- 13
- 14
- 15
- 16
- 17
- 18
- 19
- 20
- 21
- 22
- 23
- 24
- 25
- 26
- 27
- 28
- 29
- 30
- 31
- 32
- 33
- 34
- 35
Tìm kiếm
Tin mới
Đọc nhiều
Ảnh đẹp
Lịch
Thống kê truy cập
- Lượt truy cập: 90877
- Online: 20