TÂM THIỀN CỦA SƠ TỔ TRÚC LÂM

03/09/2009 | Lượt xem: 5895

I. THIỀN LÀ TÊN KHÁC CỦA TÂM :

Thiền là ở nơi tâm không có trong kinh điển, sách vỡ, ngôn ngữ, chữ nghĩa vô tri. Người tu thiền là cốt sáng tâm, cũng chính tâm mới ngộ được thiền, ngoài tâm mà tìm thiền thì không thể có thiền chân thật. Do đó chư vị Tổ Sư Thiền Tông đều là những vị sáng tâm, chưa sáng tâm thì chưa vào được cửa Tổ.


TÂM THIỀN
CỦA SƠ TỔ TRÚC LÂM
I. THIỀN LÀ TÊN KHÁC CỦA TÂM :
Thiền là ở nơi tâm không có trong kinh điển, sách vỡ, ngôn ngữ, chữ nghĩa vô tri. Người tu thiền là cốt sáng tâm, cũng chính tâm mới ngộ được thiền, ngoài tâm mà tìm thiền thì không thể có thiền chân thật. Do đó chư vị Tổ Sư Thiền Tông đều là những vị sáng tâm, chưa sáng tâm thì chưa vào được cửa Tổ.
Tổ Tỳ Ni Đa Lưu Chi, vị Tổ đầu tiên mang Thiền tông vào đất Việt, Ngài đã phó chúc cho đệ tử đắc pháp là Pháp Hiền tại chùa Pháp Vân : “Tâm ấn của chư Phật không có lừa dối, tròn đồng thái hư, không thiếu không dư, không đi, không lại, không được không mất, chẳng một, chẳng khác, chẳng thường chẳng đoạn ; vốn không có chỗ sanh, cũng không có chỗ diệt, cũng chẳng lìa mà cũng chẳng phải chẳng xa lìa, vì đối với vọng duyên mà giả lập tên ấy thôi. Bởi thế, chư Phật trong ba đời cũng như thế, nhiều đời Tổ sư cũng do như thế mà được, ta cũng do như thế mà được, ngươi cũng do như thế mà được, cho đến hữu tình, vô tình cũng do như thế mà được”.
Ngài xác định rõ ràng, tâm ấn của chư Phật không nằm ở cái tên giả lập đó, ba đời chư Phật, nhiều đời Tổ sư cũng chỉ một tâm này, ta cũng vậy, ông cũng vậy, cho đến tất cả mọi loài đều không ngoài tâm ấy.
Dòng Thiền Trúc Tâm ra đời tại Yên Tử, Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông làm Sơ Tổ, cũng ngộ được tâm thiền ấy mà truyền lại cho đời. Ngài lập dòng thiền này, không phải chỉ lập trên hình thức tổ chức, trên ngôn từ mà chính bằng tâm thiền chân thật của chính mình. Chính đó là sức sống, là mạch nguồn để dòng thiền được sống còn.
II. ĐỐI DIỆN HIỆN TIỀN :
Trong bài Phú Cư Trần Lạc Đạo, Trúc Lâm Điều Ngự đã từng thổ lộ :
“Biết đào hồng, hay liễu lục, thiên hạ năng mấy chủ tri âm.Nguyệt bạc, vừng xanh, soi mọi chỗ thiền hà lai láng” 
Chính ngay chỗ đào hồng trước mắt, ngay liễu lục đang thấy đó, biết rõ ràng mà không mê, không lầm với nó, đó là Thiền rồi chứ gì nữa. Nhưng chỗ này có mấy người thông cảm, cùng hiểu được nhau ? Hầu hết chỉ nhớ biết đào hồng, nhớ biết liễu lục thôi, mà quên hẳn ánh sáng kia, thì làm sao tri âm được ?
Đó là chỗ kinh Lăng Nghiêm nói : “Căn bản Bồ đề Niết bàn tức là cái thức tinh nguyên minh của ông, nó hay sinh ra các duyên mà bị các duyên bỏ sót nó, do vì các duyên bỏ sót nó nên đành chịu luân hồi, uổng trôi vào các thú”
  Nghĩa là, chính cái biết đang hiện hữu sáng ngời đây, nó hay sanh ra các duyên, tức nó biết, biết cái này, biết cái nọ, biết đào hồng, biết liễu lục…, nhưng tiếc thay, lại bị các duyên bỏ sót nó, đồng hóa nó với các duyên, do đó đành chịu luân hồi, trôi nổi theo các trần, theo đào hồng, theo liễu lục…Vua Trần Thái Tông bảo là :
Lang thang làm khách phong trần mãi, 
Ngày cách quê hương muôn dặm trình.
(Vĩnh vi lãng đãng phong trần khách,
Nhật viễngia hương vạn lý trình ).
Quả thật, Điều Ngự không dùng lời lẽ văn chương hoa mỹ, mà dùng tiếng nói nôm na, bình dân trong cuộc sống hàng ngày, nhưng ngầm nói lên được ý thiền sâu xa, đó mới là thiền.
Khi thấu suốt chỗ này, thì trăng sáng, bầu trời xanh đều hiển bày tâm thiền sáng ngời ra đó ! Trước mắt không còn cái gì che mờ được nữa. Tâm thiền của Ngài quả là sáng ngời tỏ rõ !
Rồi bài kệ cuối  Cư Trần Lạc Đạo, Ngài nói :
Cư trần lạc đạo thả tùy duyên,
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên.
Gia trung hữu bảo hưu tầm mích,
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.
***
Ở đời vui đạo hãy tùy duyên,
Đói đến thì ăn, mệt ngủ liền.
Trong nhà có báu thôi tìm kiếm,
Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền.
Tâm thiền sáng ngời thể hiện ngay trong cuộc sống hàng ngày, không phải tìm kiếm đâu xa. Đói ăn, mệt ngủ nơi mọi sinh hoạt hằng ngày ăn, mặc, ngủ nghỉ mà làm với tâm hồn nhiên, trong sáng, không sanh tâm theo duyên, theo cảnh :  ăn không sanh tâm ăn, mặc không sanh tâm mặc, chính đó ánh sáng thiền hiện tiền rồi. Đó là của báu ngay trong nhà mình, lại phải chạy tìm ở đâu khác ?
II. TÂM THÔNG LÌA ĐỐI ĐÃI :
1/ Tâm thông :
Thiền sư luôn luôn phải suốt được tâm. Tâm thông thì thấy nghe, tiếp vật được sáng tỏ, không ngại.
Có vị Tăng hỏi Điều Ngự :
- Đại Tôn Đức khổ nhọc tu hành, đã trãi qua nhiều năm. Đối với sáu thông của Phật, Ngài đã được mấy thông ?
Điều Ngự đáp :
- Cũng được sáu thông.
- Năm thông kia xin gác lại, thế nào là tha tâm thông ?
- Đầy cả quốc độ , có bao nhiêu thứ tâm, Như Lai đều biết, Như Lai đều thấy.
Tức là tất cả chúng sanh nhiều vô số, trong đó có bao nhiêu thứ tâm, Như Lai đều biết hết, thấy hết, không sót một tâm nào. Cũng như Ngài Lâm Tế bảo : “Như có Văn Thù , Phổ Hiền đến, vừa mở miệng : thưa Hòa thượng ! Tôi đã sớm biết rồi”
Làm sao biết ? Đây là tâm thiền hằng sáng tỏ, nên có điều gì hiện lên đều nhận biết ngay, không lầm. Ông vừa mở miệng là có tâm rồi, mà có tâm tức đều biết không phải tâm Như Lai. Đó là tâm động niệm, thuộc trong ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai, là tâm sinh diệt. Cho nên chúng sanh có bao nhiêu thứ tâm, nhiều như bụi, cũng biết rõ, đồng một tâm sinh diệt đó thôi, không lầm lẫn.
2/ Lìa đối đải :
Tâm thiền của Thiền sư là trước khi động niệm, trước khi có ngôn ngữ, nên nó lìa các phân biệt đối đải thuộc thức tình sinh diệt. Người còn kẹt trong tình phân biệt đối đãi là còn ở ngoài cửa thiền.
Có vị Tăng hỏi Điều Ngự :
- Thế nào là pháp thân thanh tịnh ?
Ngài đáp :
- Chén mạ vàng đựng phân sư tử,
Người đen đúa vác bó hương thơm.
      ***
( Kim tạc lạc trung sư tử thỉ,
Thiết côn lôn thượng chá cô ban )
Pháp thân thanh tịnh là chỉ cho tâm thể vô tướng, lìa mọi đối đải, không sinh, không diệt nơi mỗi người. Muốn nhận được pháp thân, phải lìa niệm hai bên đối đải.
Trong câu đáp của Điều Ngự : chén mạ vàng là quí, là sạch ; phân sư tử là nhơ, là tiện ; người đen đúa là xấu, là nhơ ; hương thơm là sạch, là tốt - tức ngay đó quên bặt niệm nhơ-sạch, quý-tiện đối đải, chính đó là pháp thân thanh tịnh chớ gì. Đó là Ngài muốn chỉ thẳng ngay tâm ông đang đối diện đây, không giải thích dài dòng theo sách vỡ. Pháp thân ấy chính đang ở trong ông thôi. Rõ ràng tâm Ngài đã vượt lên niệm nhơ sạch mới thấy được chỗ đó, và tâm thiền nơi Ngài phải là sáng ngời luôn hiện tiền mới đáp được nhanh mà sâu sắc như thế.
Tâm thiền ấy cũng vượt lên cả hai bên có không mà người đời luôn mắc kẹt trong đó.
Có vị Tăng hỏi Điều Ngự :
-Câu có, câu không như bìm nương cây, khi ấy thế nào ?
Điều Ngự bèn nói bài kệ, lược dẫn :
Câu có câu không,
Bìm khô cây ngã.
Mấy kẻ nạp tăng,
U đầu sứt trán.
Câu có câu không,
Tự xưa tự nay
Chấp tay quên trăng
Đất bằng chết chìm
***
( Hữu cú vô cú
Đằng khô thọ đảo
Kỷ cá nạp tăng 
Chàng đầu khái não.
Hữu cú vô cú,
Tự cổ tự kim
Chấp chỉ vong nguyệt
Bình địa lục trầm )
Đây là gốc từ câu chuyện Sơ Sơn đến Qui Sơn-Đại An hỏi :
- Được nghe thầy nói “Câu có câu không như bìm leo cây, chợt khi cây ngã bìm khô thì thế nào ?
Đại An cười to ha hả. Sơ Sơn thưa :
- Con từ bốn ngàn dặm mang khăn gói đến đây, sao Hòa thượng lại đùa như thế ?
Đại An bảo :
- Thị giả ! Hãy lấy tiền trả tiền giày cỏ cho Thượng tọa này.
Sư lại dặn : 
- Về sau có con rồng một mắt sẽ vì ông nói phá.
Sau này, Sơ Sơn đến Minh Chiêu thuật lại việc trên, Minh Chiêu bảo :
- Qui Sơn đáng gọi là đầu chánh đuôi chánh, chỉ là chẳng gặp tri âm. 
Sơ Sơn hỏi :
- Cây ngã bìm khô, câu về đâu ?
Minh Chiêu đáp :
- Nụ cười Qui Sơn càng thêm tươi.
Sơ Sơn tỉnh ngộ nói :
- Té ra trong nụ cười Qui Sơn có đao.
Minh Chiêu vốn chột một mắt, đúng như lời Qui Sơn nói ở trước.
Trong đây, ông tăng dẫn lại ý đó để hỏi. Điều Ngự chỉ ra : câu có câu không là lời nói hai bên, giống như giây sắn, dây bìm nương cây mà leo lên cao, tự nó không có điểm tựa. Khi cây ngã, đổ xuống, dây bìm cũng bị héo khô theo, lúc đó mình lấy gì để hiểu ? Biết bao kẻ học Tăng hiểu thiền không vượt qua được chỗ này, tức bị u đầu sứt trán với nó. Từ xưa đến nay người học cứ bám theo nó, như kẻ chấp ngón tay chỉ cho là trăng thật, có khác nào đang ở trên đất bằng mà chết chìm, thật là đau !
Đây phải là tâm thiền đang hiện hữu sáng ngời, vừa rơi có, không liền bị khuất ngay. Cuối cùng đến lúc ra đi, Sơ Tổ Trúc Lâm đã thể hiện tâm thiền vững chãi, chủ động giờ ra đi, giống như sắp xếp việc nhà hằng ngày. Đúng là một bậc nói được làm được mà hàng con cháu chúng ta sau này phải hết lòng học theo.
IV. TÓM KẾT:
Thiền sư là người ra đi không để lại dấu vết, Trúc Lâm Điều Ngự là bậc Thiền Tổ, thì Ngài ra đi há có dấu vết để lại cho chúng ta nắm bắt sao ? Vậy hôm nay chúng ta bàn về Ngài là bàn cái gì ? Tâm Thiền của Ngài có thật ở trong những lời bàn ấy chăng ? Sức sống chân thật kia đâu thể đóng khung nó vào trong mấy trang giấy, mấy dòng chữ vô tri này. Do nhu cầu tìm hiểu trong thời hiện tại, chúng tôi phải tạm mượn dấu vết ngôn từ để ngầm chỉ ra một ít lẽ thật nơi Ngài mà cùng tham cứu. Tuy nhiên, điểm trọng yếu không thể quên là : Ngài đã đi qua rồi, không còn ở trong dấu vết ấy !

Tổ Tỳ Ni Đa Lưu Chi, vị Tổ đầu tiên mang Thiền tông vào đất Việt, Ngài đã phó chúc cho đệ tử đắc pháp là Pháp Hiền tại chùa Pháp Vân : “Tâm ấn của chư Phật không có lừa dối, tròn đồng thái hư, không thiếu không dư, không đi, không lại, không được không mất, chẳng một, chẳng khác, chẳng thường chẳng đoạn ; vốn không có chỗ sanh, cũng không có chỗ diệt, cũng chẳng lìa mà cũng chẳng phải chẳng xa lìa, vì đối với vọng duyên mà giả lập tên ấy thôi. Bởi thế, chư Phật trong ba đời cũng như thế, nhiều đời Tổ sư cũng do như thế mà được, ta cũng do như thế mà được, ngươi cũng do như thế mà được, cho đến hữu tình, vô tình cũng do như thế mà được”.

Ngài xác định rõ ràng, tâm ấn của chư Phật không nằm ở cái tên giả lập đó, ba đời chư Phật, nhiều đời Tổ sư cũng chỉ một tâm này, ta cũng vậy, ông cũng vậy, cho đến tất cả mọi loài đều không ngoài tâm ấy.

Dòng Thiền Trúc Tâm ra đời tại Yên Tử, Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông làm Sơ Tổ, cũng ngộ được tâm thiền ấy mà truyền lại cho đời. Ngài lập dòng thiền này, không phải chỉ lập trên hình thức tổ chức, trên ngôn từ mà chính bằng tâm thiền chân thật của chính mình. Chính đó là sức sống, là mạch nguồn để dòng thiền được sống còn.


II. ĐỐI DIỆN HIỆN TIỀN :


Trong bài Phú Cư Trần Lạc Đạo, Trúc Lâm Điều Ngự đã từng thổ lộ :

“Biết đào hồng, hay liễu lục, thiên hạ năng mấy chủ tri âm.Nguyệt bạc, vừng xanh, soi mọi chỗ thiền hà lai láng” 

Chính ngay chỗ đào hồng trước mắt, ngay liễu lục đang thấy đó, biết rõ ràng mà không mê, không lầm với nó, đó là Thiền rồi chứ gì nữa. Nhưng chỗ này có mấy người thông cảm, cùng hiểu được nhau ? Hầu hết chỉ nhớ biết đào hồng, nhớ biết liễu lục thôi, mà quên hẳn ánh sáng kia, thì làm sao tri âm được ?

Đó là chỗ kinh Lăng Nghiêm nói : “Căn bản Bồ đề Niết bàn tức là cái thức tinh nguyên minh của ông, nó hay sinh ra các duyên mà bị các duyên bỏ sót nó, do vì các duyên bỏ sót nó nên đành chịu luân hồi, uổng trôi vào các thú”

  Nghĩa là, chính cái biết đang hiện hữu sáng ngời đây, nó hay sanh ra các duyên, tức nó biết, biết cái này, biết cái nọ, biết đào hồng, biết liễu lục…, nhưng tiếc thay, lại bị các duyên bỏ sót nó, đồng hóa nó với các duyên, do đó đành chịu luân hồi, trôi nổi theo các trần, theo đào hồng, theo liễu lục…Vua Trần Thái Tông bảo là :

Lang thang làm khách phong trần mãi, 

Ngày cách quê hương muôn dặm trình.

(Vĩnh vi lãng đãng phong trần khách,

Nhật viễngia hương vạn lý trình ).


Quả thật, Điều Ngự không dùng lời lẽ văn chương hoa mỹ, mà dùng tiếng nói nôm na, bình dân trong cuộc sống hàng ngày, nhưng ngầm nói lên được ý thiền sâu xa, đó mới là thiền.

Khi thấu suốt chỗ này, thì trăng sáng, bầu trời xanh đều hiển bày tâm thiền sáng ngời ra đó ! Trước mắt không còn cái gì che mờ được nữa. Tâm thiền của Ngài quả là sáng ngời tỏ rõ !

Rồi bài kệ cuối  Cư Trần Lạc Đạo, Ngài nói :


Cư trần lạc đạo thả tùy duyên,

Cơ tắc xan hề khốn tắc miên.

Gia trung hữu bảo hưu tầm mích,

Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.

***

Ở đời vui đạo hãy tùy duyên,

Đói đến thì ăn, mệt ngủ liền.

Trong nhà có báu thôi tìm kiếm,

Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền.


Tâm thiền sáng ngời thể hiện ngay trong cuộc sống hàng ngày, không phải tìm kiếm đâu xa. Đói ăn, mệt ngủ nơi mọi sinh hoạt hằng ngày ăn, mặc, ngủ nghỉ mà làm với tâm hồn nhiên, trong sáng, không sanh tâm theo duyên, theo cảnh :  ăn không sanh tâm ăn, mặc không sanh tâm mặc, chính đó ánh sáng thiền hiện tiền rồi. Đó là của báu ngay trong nhà mình, lại phải chạy tìm ở đâu khác ?


II. TÂM THÔNG LÌA ĐỐI ĐÃI :


1/ Tâm thông :

Thiền sư luôn luôn phải suốt được tâm. Tâm thông thì thấy nghe, tiếp vật được sáng tỏ, không ngại.

Có vị Tăng hỏi Điều Ngự :

- Đại Tôn Đức khổ nhọc tu hành, đã trãi qua nhiều năm. Đối với sáu thông của Phật, Ngài đã được mấy thông ?

Điều Ngự đáp :

- Cũng được sáu thông.

- Năm thông kia xin gác lại, thế nào là tha tâm thông ?

- Đầy cả quốc độ , có bao nhiêu thứ tâm, Như Lai đều biết, Như Lai đều thấy.

Tức là tất cả chúng sanh nhiều vô số, trong đó có bao nhiêu thứ tâm, Như Lai đều biết hết, thấy hết, không sót một tâm nào. Cũng như Ngài Lâm Tế bảo : “Như có Văn Thù , Phổ Hiền đến, vừa mở miệng : thưa Hòa thượng ! Tôi đã sớm biết rồi”

Làm sao biết ? Đây là tâm thiền hằng sáng tỏ, nên có điều gì hiện lên đều nhận biết ngay, không lầm. Ông vừa mở miệng là có tâm rồi, mà có tâm tức đều biết không phải tâm Như Lai. Đó là tâm động niệm, thuộc trong ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai, là tâm sinh diệt. Cho nên chúng sanh có bao nhiêu thứ tâm, nhiều như bụi, cũng biết rõ, đồng một tâm sinh diệt đó thôi, không lầm lẫn.

2/ Lìa đối đãi :

Tâm thiền của Thiền sư là trước khi động niệm, trước khi có ngôn ngữ, nên nó lìa các phân biệt đối đải thuộc thức tình sinh diệt. Người còn kẹt trong tình phân biệt đối đãi là còn ở ngoài cửa thiền.

Có vị Tăng hỏi Điều Ngự :

- Thế nào là pháp thân thanh tịnh ?

Ngài đáp :

- Chén mạ vàng đựng phân sư tử,

Người đen đúa vác bó hương thơm.

      ***

( Kim tạc lạc trung sư tử thỉ,

Thiết côn lôn thượng chá cô ban )

Pháp thân thanh tịnh là chỉ cho tâm thể vô tướng, lìa mọi đối đải, không sinh, không diệt nơi mỗi người. Muốn nhận được pháp thân, phải lìa niệm hai bên đối đải.

Trong câu đáp của Điều Ngự : chén mạ vàng là quí, là sạch ; phân sư tử là nhơ, là tiện ; người đen đúa là xấu, là nhơ ; hương thơm là sạch, là tốt - tức ngay đó quên bặt niệm nhơ-sạch, quý-tiện đối đải, chính đó là pháp thân thanh tịnh chớ gì. Đó là Ngài muốn chỉ thẳng ngay tâm ông đang đối diện đây, không giải thích dài dòng theo sách vỡ. Pháp thân ấy chính đang ở trong ông thôi. Rõ ràng tâm Ngài đã vượt lên niệm nhơ sạch mới thấy được chỗ đó, và tâm thiền nơi Ngài phải là sáng ngời luôn hiện tiền mới đáp được nhanh mà sâu sắc như thế.

Tâm thiền ấy cũng vượt lên cả hai bên có không mà người đời luôn mắc kẹt trong đó.

Có vị Tăng hỏi Điều Ngự :

-Câu có, câu không như bìm nương cây, khi ấy thế nào ?

Điều Ngự bèn nói bài kệ, lược dẫn :

Câu có câu không,

Bìm khô cây ngã.

Mấy kẻ nạp tăng,

U đầu sứt trán.

Câu có câu không,

Tự xưa tự nay

Chấp tay quên trăng

Đất bằng chết chìm

***

( Hữu cú vô cú

Đằng khô thọ đảo

Kỷ cá nạp tăng 

Chàng đầu khái não.

Hữu cú vô cú,

Tự cổ tự kim

Chấp chỉ vong nguyệt

Bình địa lục trầm )

Đây là gốc từ câu chuyện Sơ Sơn đến Qui Sơn-Đại An hỏi :

- Được nghe thầy nói “Câu có câu không như bìm leo cây, chợt khi cây ngã bìm khô thì thế nào ?

Đại An cười to ha hả. Sơ Sơn thưa :

- Con từ bốn ngàn dặm mang khăn gói đến đây, sao Hòa thượng lại đùa như thế ?

Đại An bảo :

- Thị giả ! Hãy lấy tiền trả tiền giày cỏ cho Thượng tọa này.

Sư lại dặn : 

- Về sau có con rồng một mắt sẽ vì ông nói phá.

Sau này, Sơ Sơn đến Minh Chiêu thuật lại việc trên, Minh Chiêu bảo :

- Qui Sơn đáng gọi là đầu chánh đuôi chánh, chỉ là chẳng gặp tri âm. 

Sơ Sơn hỏi :

- Cây ngã bìm khô, câu về đâu ?

Minh Chiêu đáp :

- Nụ cười Qui Sơn càng thêm tươi.

Sơ Sơn tỉnh ngộ nói :

- Té ra trong nụ cười Qui Sơn có đao.

Minh Chiêu vốn chột một mắt, đúng như lời Qui Sơn nói ở trước.

Trong đây, ông tăng dẫn lại ý đó để hỏi. Điều Ngự chỉ ra : câu có câu không là lời nói hai bên, giống như giây sắn, dây bìm nương cây mà leo lên cao, tự nó không có điểm tựa. Khi cây ngã, đổ xuống, dây bìm cũng bị héo khô theo, lúc đó mình lấy gì để hiểu ? Biết bao kẻ học Tăng hiểu thiền không vượt qua được chỗ này, tức bị u đầu sứt trán với nó. Từ xưa đến nay người học cứ bám theo nó, như kẻ chấp ngón tay chỉ cho là trăng thật, có khác nào đang ở trên đất bằng mà chết chìm, thật là đau !

Đây phải là tâm thiền đang hiện hữu sáng ngời, vừa rơi có, không liền bị khuất ngay. Cuối cùng đến lúc ra đi, Sơ Tổ Trúc Lâm đã thể hiện tâm thiền vững chãi, chủ động giờ ra đi, giống như sắp xếp việc nhà hằng ngày. Đúng là một bậc nói được làm được mà hàng con cháu chúng ta sau này phải hết lòng học theo.


III. TÓM KẾT:

Thiền sư là người ra đi không để lại dấu vết, Trúc Lâm Điều Ngự là bậc Thiền Tổ, thì Ngài ra đi há có dấu vết để lại cho chúng ta nắm bắt sao ? Vậy hôm nay chúng ta bàn về Ngài là bàn cái gì ? Tâm Thiền của Ngài có thật ở trong những lời bàn ấy chăng ? Sức sống chân thật kia đâu thể đóng khung nó vào trong mấy trang giấy, mấy dòng chữ vô tri này. Do nhu cầu tìm hiểu trong thời hiện tại, chúng tôi phải tạm mượn dấu vết ngôn từ để ngầm chỉ ra một ít lẽ thật nơi Ngài mà cùng tham cứu. Tuy nhiên, điểm trọng yếu không thể quên là : Ngài đã đi qua rồi, không còn ở trong dấu vết ấy !

TT.Thích Thông Phương

 

Các bài đã đăng

Giới thiệu

adv3

Video giới thiệu

Tập:
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
  • 9
  • 10
  • 11
  • 12
  • 13
  • 14
  • 15
  • 16
  • 17
  • 18
  • 19
  • 20
  • 21
  • 22
  • 23
  • 24
  • 25
  • 26
  • 27
  • 28
  • 29
  • 30
  • 31
  • 32
  • 33
  • 34
  • 35

Tìm kiếm

Đọc nhiều

Ảnh đẹp

Ảnh đẹp
Ảnh đẹp
Ảnh đẹp
Ảnh đẹp
Ảnh đẹp

Lịch

Thống kê truy cập

  • Lượt truy cập: 89971
  • Online: 30