Tập nghiệp

24/09/2009 | Lượt xem: 3815

 

HT Thích Thanh Từ
Trọng tâm bài này tôi nói về nghiệp tập. Nghiệp tập là nói theo chữ Hán, chữ Việt gọi là “tập nghiệp”, do huân tập trở thành nghiệp.
Thiền sư thứ ba ở Trung Quốc là Tổ Tăng Xán. Lúc bị bệnh cùi, mọi người khinh chê xa lánh nên Ngài rất buồn tủi. Nghe Tổ Huệ Khả truyền bá Phật pháp, Ngài tìm tới. Khi gặp Tổ Ngài thưa: “Bạch Hòa thượng, con nghiệp chướng nặng nề nên mang bệnh nan y, xin Hòa thượng dạy con phương pháp sám hối.” Ngài nói rất hiền lành, thật thà. Vì nghe người ta nói do nghiệp chướng sâu dày mới mắc phải bệnh nan y. 

HT Thích Thanh Từ

Trọng tâm bài này tôi nói về nghiệp tập. Nghiệp tập là nói theo chữ Hán, chữ Việt gọi là “tập nghiệp”, do huân tập trở thành nghiệp.Thiền sư thứ ba ở Trung Quốc là Tổ Tăng Xán. Lúc bị bệnh cùi, mọi người khinh chê xa lánh nên Ngài rất buồn tủi. Nghe Tổ Huệ Khả truyền bá Phật pháp, Ngài tìm tới. Khi gặp Tổ Ngài thưa: “Bạch Hòa thượng, con nghiệp chướng nặng nề nên mang bệnh nan y, xin Hòa thượng dạy con phương pháp sám hối.” Ngài nói rất hiền lành, thật thà. Vì nghe người ta nói do nghiệp chướng sâu dày mới mắc phải bệnh nan y. 

 

 

Do đó Ngài cầu Tổ dạy phương pháp sám hối cho tiêu tội, hết bệnh.
Bấy giờ Tổ Huệ Khả cũng dùng thuật của Tổ Đạt-ma, nhìn thẳng vào mặt Tăng Xán bảo: “Đem tội nghiệp ra ta sám cho.” Ngài Tăng Xán quay lại tìm, tìm mãi không thấy tội nghiệp ở đâu nên thưa: “Bạch Hòa thượng, con tìm tội không được.” Tổ bảo: “Ta đã sám hối cho ngươi rồi.” Nghe vậy Ngài biết được đường vào.
Tổ bảo đem tội nghiệp ra Ngài sám cho. Ngài Tăng Xán tìm không thấy tội, làm sao đem được, như vậy Tổ đã sám cho rồi. Biết đường vào là đường đi đâu? Khi Ngài quay lại tìm tội nghiệp mà Ngài cho là thật thì không thấy tăm dạng nó ở đâu. Do thấy nó thật mới sanh ra bệnh hoạn, bây giờ tìm lại không thấy nó nữa. Như vậy tội nghiệp có hay không? Nếu không làm sao mang bệnh? Nếu có thì ở đâu? Đó là một vấn đề thật nan giải.
Nếu chúng ta không đi sâu, không thấy tường tận, nghe Tổ nói như chuyện bâng quơ. Ngài bảo đem tội ra ta sám cho, Tăng Xán thưa tìm tội không được, Tổ bảo “ta đã sám cho ngươi rồi”. Sám bằng cách nào? Từ cái quay lại tìm tội nghiệp không thấy bóng dáng nó ở đâu, nên biết tội nghiệp biến thành không. Tội nghiệp đã không thì hiện tượng quả báo đang chịu đó có thật không? Cũng không thật. Gốc tội vốn không thì tất cả tướng tội theo đó diệt hết. Khi ngài Tăng Xán tìm tội không được, nghe Tổ nói ta đã sám hối cho ông rồi, liền biết được đường vào. Từ đó bệnh hủi lành luôn.
Chúng ta ai đang có bệnh trầm kha ráng tìm xem tội nghiệp ở chỗ nào mà sanh bệnh hoạn như vậy. Tìm không được thì nó sẽ hết, nếu tìm ra nó thế này thế kia thì tội nghiệp chưa hết.
Thế nên trong bài sám hối được kết thúc bởi bốn câu:
Tội tánh bản không, do tâm tạo,
Tâm nhược diệt thời, tội diệt vong.
Tội vong tâm diệt, lưỡng câu không,
Thị tắc danh vi chân sám hối.
“Tội tánh bản không, do tâm tạo.” Tội đâu tự có. Do tâm lành, tâm dữ mới tạo thành tội. Tâm lành dữ không thật thì tội thật không? Tội không thật thì nghiệp báo cũng không thật luôn. Chúng ta thấy có tội nào không từ tâm tạo ra? Ví dụ mình đi đường, không thấy lỡ đạp chết con kiến, tội đó không từ tâm tạo nên sám hối được. Còn tội từ tâm cố ý tạo thì sám hối không được. Phải chuyển tâm tội mới hết.
Phật dạy tội từ tâm sanh, cũng từ tâm diệt. Nếu chúng ta tưởng mình có tội thật, tưởng tâm mình thật, tưởng quả báo nghiệp thật. Một chùm ba thứ: tâm thật, tội thật, quả báo thật nên thọ khổ. Bây giờ quán sát thấy rõ tâm không thật, tội không thật. Từ tâm không thật, tội không thật, quả báo làm sao có thật? Đi từ gốc ra lần tới ngọn, biết gốc không thật thì ngọn cũng không thật. Lành được gốc thì ngọn cũng lành luôn. Nếu gốc bên trong chưa lành, còn nguyên bệnh mà muốn cho ngọn bên ngoài lành, làm sao lành được, làm sao hết bệnh được?
Tội từ tâm tạo thì sám hối phải từ tâm mà sám. Muốn sám hối hết tội nên tìm xem tâm thật hay không? Nếu tâm thật thì tội thật, tội thật thì quả báo mới thật. Bây giờ biết rõ tâm không thật, tội chướng không thật, thì quả báo cũng không thật. Nên nói tánh tội vốn không, bởi tội từ tâm sanh, tâm đã không thì tội đâu có. Tội không thật có, quả báo làm sao thật được.
Ở đây chỉ thẳng chỗ tột cùng, chớ không đi từ tướng bên ngoài. Nói vậy không có nghĩa là bác nhân quả, mà là đi thẳng vào gốc của tội lỗi. Gốc của tội lỗi từ tâm mà có. Tâm tạo tội là tâm gì? Tâm sanh diệt, nghĩ thiện nghĩ ác, nghĩ thương nghĩ ghét. Có thương có ghét nên đối với người mình ghét ta xử xấu, đối với người thương ta xử tốt. Từ tâm phân biệt thiện ác, tội phước đó mà đưa tới quả báo tạo nghiệp. Tạo nghiệp rồi lại tiếp tục chịu quả báo. Cứ thế xoay chuyển mãi không cùng.
Thế nên muốn hết tạo nghiệp trước phải hết cái thấy hai bên. Hiện tại chúng ta thấy mấy bên? - Ba bên. Hai đầu và chính giữa nữa. Nhìn ra thấy ba bên chớ không chỉ hai bên thôi. Chính giữa là mình, bên này là người thương, bên kia là người ghét. Nếu không còn hai bên, thì chính giữa cũng hết luôn. Như vậy tội ngay đó tiêu hết. Như chúng ta ngồi thiền không cho nghĩ bậy tức là dừng nghĩ hai bên. Hai bên dừng được rồi thì cái chân thật mới hiện. Thế nên tìm tội mà biết tội không thật thì nghiệp cũng không thật. Vì vậy khi ngài Tăng Xán biết đường vào rồi liền hết bệnh. Trị bệnh như vậy mới trị tận gốc.
“Tâm nhược diệt thời, tội diệt vong.” Nghĩa là tâm nếu diệt rồi thì tội theo đó cũng mất. Như khi ta oán giận ai, muốn hại kẻ đó. Muốn hại là gì? - Là tâm. Khi muốn hại bằng cách này, cách nọ mà chưa kịp hại, liền thức tỉnh. Bấy giờ tâm muốn hại không còn nữa, vậy tội còn không? Tội theo đó cũng không còn. Nên nói tâm diệt thì tội theo đó diệt.
Vị nào cả ngày thấy rõ tâm không thật, buông xả hết tất cả nghĩ ghét, nghĩ thương, người đó có tội không, sống trong chúng có bị rầy rà không? Chắc không. Ngược lại nếu tâm nghĩ thương, nghĩ ghét ngày càng sâu, trước lún chừng hai phân, dần dần lên năm bảy phân, rồi sâu một tấc, cuối cùng lún tới tim nên nhổ không ra. Rầy đi, rầy lại, nhắc tới, nhắc lui mãi mà nhổ cũng không nổi, là tại lún sâu quá. Cho nên đừng có cột, đừng có trói thêm sâu thì dễ gỡ. Gỡ được tâm đó thì tội hết liền. Thế nên gốc của sự sám hối là phải biết tâm không thật, tội không thật, việc làm kia cũng không thật, nên buông bỏ hết thì tội hết.
Chừng nào “tội vong, tâm diệt, lưỡng câu không”, không thấy tội thật, tâm thật, cả hai đều không, mới là “thị tắc danh vi chân sám hối”, đó chính thật là sám hối. Sám hối như thế mới chí thành, chí thiết. Còn sám hối của chúng ta chỉ là sám hối ngoài miệng, văn sao đọc vậy mà trong tâm không gỡ không chừa. Như vậy chừng nào mới hết tội?
Chúng ta nhìn lại hành động của Thiền sư Tăng Xán. Khi tìm tội không ra Ngài liền biết nó không thật, vì vậy Tổ nói “ta đã sám hối cho ông rồi”. Ngay đó Ngài biết đường vào, tức là biết tìm tội tánh là không. Tội tánh không nên tâm cũng không, đó là Ngài sám hối chân thật. Nhờ thấy đạo, bệnh Ngài được lành. Như vậy đường đi từ Tổ thứ hai sang Tổ thứ ba từ ngữ có khác, nhưng gốc không hai. Vị nào cũng là chỉ thẳng chỗ cuối cùng đó.
Sau này Tổ Tăng Xán có làm bài “Tín Tâm Minh”. Tôi chỉ đọc hai câu đầu, hai câu cuối thôi. Hai câu đầu là:
Chí đạo vô nan,
Duy hiềm giản trạch.
“Chí đạo” là đại đạo, là chỗ tột của đạo, “vô nan” là không khó. Chỗ tột của đạo không khó. “Duy hiềm giản trạch”, nghĩa là chỉ đáng ngại ở chỗ suy gẫm, phân biệt giản trạch. Vì suy gẫm phân biệt là vọng tưởng. Muốn được chỗ chí đạo phải buông bỏ suy gẫm, vọng tưởng. Như vậy khó không? Nếu bảo chúng ta đi bộ lên mây xanh, lấy chí đạo trên đó thì khó thật. Còn đằng này chỉ bảo đừng giản trạch thôi. Thấy là thấy, nghe là nghe, đừng phụ họa thêm bớt tốt xấu, hay dở, thì chí đạo hiện tiền.
Chí đạo tức là Chân tâm. Chỗ tột cùng là đó, không có gì hết, đơn giản vô cùng nên nói không khó. Nhưng khó tại vì mình giản trạch. Chân tâm có sẵn, chỉ vì ta chạy theo vọng tưởng nên không nhận ra. Bây giờ đừng chạy theo vọng tưởng nữa thì Chân tâm hiện tiền, có mất thiếu chỗ nào đâu! Thế nhưng không hiểu sao chúng ta lại không chịu bỏ vọng tưởng? Bởi vì con người quen sống điên đảo rồi. Bởi từ điên đảo nên không thấy được chí đạo.
Tu Thiền, tu Tịnh cốt diệt tâm điên đảo ấy. Niệm Phật tới nhất tâm thì điên đảo đâu còn. Tu Thiền buông sạch hết, không còn một niệm thì tâm điên đảo đâu còn. Như vậy vô niệm tức là chí đạo, chớ không gì khác. Vì chúng ta không đi sâu trong đó, không sống được chỗ đó, nên mất “chí đạo”. Cho nên tu không tìm gì ở đâu xa, mà cứ trở về gốc chí đạo, chớ không chi hết.
Hai câu kết thúc:
Tín tâm bất nhị,
Bất nhị tín tâm.
Tin được Tâm chân thật của mình thì không còn hai. Còn hai là chưa tin được Tâm chân thật của mình. Mở đầu và kết thúc bài “Tín Tâm Minh”, rõ ràng Ngài chỉ thẳng Tâm chân thật rồi, nhưng kẹt là tại chúng ta suy gẫm nhiều quá. Chỉ học bốn câu thôi, ta cũng thấy tường tận những gì các Tổ muốn dạy. Bởi Ngài tìm tâm không được, tìm tội không có, tâm tội đã hết thì đâu còn hai. Như vậy Ngài tin được chỗ chí đạo, thấy rõ chí đạo rồi Ngài được Tổ truyền tâm ấn, tất cả bệnh tật cũng lành hết.
Chuyện dễ như trở bàn tay, không biết tại sao chúng ta tu năm năm mười năm, than thở đủ thứ khó khăn, trầy trật mãi chưa vươn lên được. Chuyện bảo bỏ cái giả đi sẽ thấy cái thật liền, cái thật ấy lại sẵn có, mà không chịu bỏ là khôn hay dại? - Dại, không nghi ngờ gì nữa. Vậy mà ai nói dại liền nổi giận đùng đùng, thành ra dại thêm một lớp nữa. Thật tình như vậy, hết sức giản đơn mà chúng ta không chịu sống, không chịu thấy.
Tại sao khi tìm không ra tội nghiệp của mình, nghe Tổ nói “ta đã sám hối cho ngươi rồi”, ngài Tăng Xán liền thấy lối vào? Do Ngài biết nghiệp đó không thật. Nhưng làm sao biết nó không thật? Đây là nội dung chánh của bài pháp “nghiệp tập” hôm nay.
Chúng ta đi từ nghiệp tập hiện tại trở lui về nghiệp tập quá khứ. Như người nam hồi còn trẻ chưa biết hút thuốc, họ có thèm thuốc không? - Không. Sau đó nếu mỗi ngày họ hút hai điếu, ba điếu chừng năm bảy tháng thành ghiền. Bữa nào không hút thuốc họ nói “tôi ghiền thuốc quá”. Bấy giờ ghiền thuốc trở thành tôi rồi. Hồi đầu chưa hút, thuốc là thuốc, mình là mình, nó không phải là mình. Khi hút lâu thành ghiền, thiếu thuốc nói tôi ghiền thuốc quá làm không nổi, đi không được, gì gì đủ thứ. Như vậy cái ghiền thuốc thành tôi, nghĩa là đắp nghiệp vô thành mình rồi. Người không ghiền thuốc đâu có nói tôi ghiền thuốc quá. Đó là ví dụ thứ nhất.
Ví dụ thứ hai, như người uống rượu. Nếu trước chưa từng uống rượu, thấy rượu họ có ghiền có thèm không? Nhưng khi đã uống năm năm, ba năm, vừa tới tiệc rượu người ta không mời, họ cũng nhào vô uống, vì thèm vì ghiền rượu quá. Tại sao thèm? Vì cho nghiệp uống rượu đó là tôi. Nên biết rượu, thuốc ban đầu không phải là mình, nhưng do ta tập từ một hai ba bốn cho đến trăm ngàn lần, lâu ngày quen thành nghiệp. Thế là chấp nhận nghiệp là mình. Mình có nghiệp ghiền thuốc, ghiền rượu nên thiếu mấy thứ đó chịu không nổi.
Như vậy khổ đau của người ghiền thuốc, ghiền rượu khi không có thuốc rượu do ai đem lại? Không phải trời, không phải Phật, không phải người khác, mà chính họ tạo lấy rồi thọ khổ với nghiệp mình đã tạo. Việc này không thể đổ thừa cho ai được, vì rõ ràng do mình tập làm từ lúc ban đầu. Đổ thừa người này dụ tôi hút thuốc, hay người kia dụ tôi uống rượu, đó là lối đổ thừa bâng quơ. Người ta dụ mà mình không hút thì thôi, không uống thì thôi, có gì thành nghiệp! Nghiệp ghiền rượu, ghiền thuốc là chính mình chủ động tạo. Tạo rồi sau đó khổ, thân sanh bệnh hoạn tâm rối loạn. Đó là tại ai? Tại trời đất chăng?
Bây giờ muốn bỏ nghiệp ấy phải làm sao? Người ấy biết trước kia mình đâu có ghiền rượu, ghiền thuốc, tại tập hút tập uống lâu dần mới thành ghiền. Bây giờ muốn hết ghiền thì tập trở lại, đừng hút đừng uống nữa. Rượu, thuốc tánh nó là không, tập lâu thành thói quen, thành nghiệp. Biết tánh nó là không, đừng theo nữa thì nó hết chớ gì. Thấy thuốc không thèm hút, thấy rượu không thèm uống, lâu ngày hết ghiền. Bởi tánh nó không, đâu phải thật, nó lại ở bên ngoài huân vô thành nghiệp, không phải có sẵn. Như vậy bỏ là dễ, chớ đâu có khó.
Ví dụ thứ ba là hút á phiện, xì ke, ma túy. Có người nào cha mẹ sanh ra đã ghiền á phiện, ma túy không? Không bao giờ có. Nguyên ban đầu nó không có, nhưng do tập hút, ban đầu hút sơ sơ, lâu thành ghiền. Ngày nào không có nó thì ụa mửa, ngã bờ ngã bụi, rất khổ sở. Khổ đó từ đâu mà ra? - Rõ ràng từ mình. Tại mình thích, muốn nếm mùi tứ đổ tường để tỏ ra ta lịch thiệp, cái gì cũng biết. Biết rồi thì thành bệnh, muốn bỏ, bỏ không được, vì đã ghiền.
Mọi khổ đau đều do chính mình chủ động tạo, rồi chịu nó hành phạt, làm cho đau khổ trở lại. Như vậy nghiệp từ ta huân tập, đâu phải ai đem tới cho mình. Nên nói “nghiệp tánh bản không”. Câu này là chân lý. Tánh nó vốn không, nếu tánh có thì mọi người ra đời đều ghiền giống nhau. Nhưng không phải thế, người không tập thì không ghiền, người tập mới ghiền. Do tánh vốn không, nhưng tại tập nên thành nghiệp, vì vậy nói tập nghiệp.
Chúng ta ở chùa có ai dám tập mấy cái nghiệp đó không? Chắc không ai dám. Nếu trước lỡ có, vô đây cũng bắt phải bỏ. Nhờ bắt bỏ nên nghiệp theo đó cũng hết. Bỏ nghiệp xấu thì nó hết, còn mạnh khỏe hơn nữa, chớ chết đâu mà sợ. Vậy ba thứ bệnh ghiền thuốc, ghiền rượu, ghiền á phiện, ma túy gốc đều do mình tập trong hiện đời, chớ không phải ai đem tới. Đó là bệnh thứ nhất, bệnh ghiền.
Bệnh thứ hai là bệnh thích. Trong chúng ta, có ai chẳng thích gì không? Không thích cái này cũng thích cái kia. Ví dụ ở nhà ta ăn uống những món quen miệng, bây giờ ai cho món khác, mình không thích. Cụ thể như Phật tử quen ăn chay, hôm nào đi đâu có người bắt ăn mặn, quí vị liền nói “tôi thích ăn chay”. Như vậy thích ăn chay là tôi. Tôi thích, ăn mặn tôi ăn không được. Cái thích đó do mình mới tập, chớ hồi nhỏ cha mẹ cho ăn gì ăn nấy, đâu biết chay mặn chi. Khi đã tập quen rồi, thay đổi mình không chịu. Rõ ràng thích này thích nọ là cái ta tập.
Trong ăn chay cũng có cái thích, không thích nữa. Như người thích rau luộc, đem món khác không thích. Tại sao? Tại rau luộc hợp với khẩu vị của họ. Người thích đậu hũ, có đậu hũ ăn mới được, không đậu hũ ăn không được. Người thích xào chiên, có xào chiên ăn mới ngon, không xào chiên ăn không ngon. Mỗi người thích mỗi thứ. Cái thích đó tự nó có hay do mình tập? - Do mình tập, lâu ngày thành thói quen. Nói tôi thích cái này, tôi thích cái kia, thành ra cái thích đó là tôi rồi.
Từ cái chưa có mình huân thành có, tạo ra nghiệp, sống bằng nghiệp. Bấy giờ nghiệp thành chủ, còn mình mất tiêu. Tất cả những gì ta nói thích, tôi thích cái này, tôi thích cái kia, đó là thích theo nghiệp nên bị nghiệp hướng dẫn, chớ không phải mình. Ghiền là nghiệp, thích là nghiệp, chớ không phải mình. Như vậy đi sâu trong tâm lý mới thấy ta tạo nghiệp rồi biến nó thành mình, thành cái tôi. Đó là bệnh thứ hai, bệnh thích.
Bệnh thứ ba là phải quấy. Cái phải của nhóm này đối với cái phải của nhóm khác thành ra quấy. Tại sao nói phải? Tại sao nói quấy? Chúng ta thấy phải quấy cũng do huân tập mà ra. Như ở Việt Nam, ông bà cha mẹ dạy con cháu lớn lên có hiếu thảo. Hiếu thảo với cha mẹ thì kính nhường cha mẹ ăn trên ngồi trước, cha mẹ già phải nuôi nấng. Dân tộc Việt Nam đã được huân như vậy. Bây giờ qua Mỹ, tới bữa cơm dọn lên bàn xong xuôi, mấy đứa nhỏ mười hai, mười ba tuổi trèo lên ngồi trước, rồi ba má ông bà tới sau. Như vậy chúng có hiếu không? Nếu ở bên này, con cháu lên bàn kiểu đó thì cha nó tát tai rồi: “Đồ vô lễ, không mời ông bà ngồi trước”. Còn bên kia người ta thấy vậy là tốt. Thế thì cái phải ở Việt Nam với cái phải bên kia giống nhau không? - Hoàn toàn không giống. Nhưng cũng do huân tập thôi, chớ tự nó không có phải quấy như vậy.
Cái phải của tập thể này tuân theo qui chế của nó. Tập thể khác đặt ra qui chế ngược lại, nhưng theo họ là đúng. Khi hai cái phải nghịch nhau đối mặt thì sanh ra ẩu đả. Bởi vậy mới có tập thể này thắng, tập thể kia thua. Nhẹ thì chửi nhau, nặng thì đập nhau. Như các nước Tây phương thường có nhiều đảng. Mỗi đảng có chủ trương khác nhau, chống nhau, mới có chuyện khi tranh cử chửi nhau. Bên này chê bên kia dở để vận động cho đảng mình thắng. Như vậy phải quấy nằm chỗ nào? Đó là nói phải quấy của tập thể, đảng phái.
Xét rộng hơn là tôn giáo này, tôn giáo kia. Bây giờ chúng ta thấy tôn giáo lớn trên thế giới không tôn giáo nào giống tôn giáo nào hết. Riêng Phật giáo, tôi thấy Phật có một câu nói thật tuyệt vời: “Chúng sanh nghiệp tập khác nhau nên họ thích tôn giáo cũng khác nhau.” Bởi vậy trong đạo Phật có vô lượng pháp môn, mà không nói pháp môn nào chánh hết. Lẽ ra Phật dạy một đường thôi, tại sao lại nói vô lượng pháp môn? Bởi Phật thấy tường tận căn cơ của chúng sanh. Kẻ khôn, người dại, kẻ tự chủ, người ỷ lại, đủ hạng. Người thích huyền bí mà nói thực tế thì họ không nghe, nên Phật phải nói vô lượng pháp môn.
Tôi thấy không lẽ mình theo đạo Phật, rồi cứ khen ngợi Phật hoài. Thật tình đối với tôi, đức Phật rất tuyệt vời. Bởi vì Ngài thường dạy, khi chúng ta suy nghĩ điều gì, chỉ nên nói: “đây là suy nghĩ của tôi”, không nên dùng hai chữ phải quấy. Anh suy nghĩ thế đó là suy nghĩ của anh. Mỗi người tùy ý suy nghĩ, không đặt phải quấy thuộc về phần ai. Thật tuyệt! Chúng ta học Phật là học chân lý tuyệt đối, chân lý chung của nhân loại. Cho nên không thể bám chặt vào phải quấy không thật rồi sanh ra cãi vã, hơn thua, thù oán v.v… Đó là nghiệp tập thành ra phải quấy.
Như người tu Thiền thích tự mình phát triển trí tuệ, tự mình dẹp hết phiền não, tự mình giải thoát, chớ không trông cậy vào ai. Nhưng có những người không trông cậy kẻ khác, họ làm không nổi. Do đó Phật dạy pháp môn niệm Phật để được Phật đón về Tây phương. Đừng làm gì hết, cứ tin vào Phật, Phật sẽ đón về bên ấy.
Hoặc đối với những người thích sự linh ứng mầu nhiệm thì Phật dạy tụng thần chú, có chư thiên hộ trì, đủ thứ linh nghiệm. Tụng chú tới tam mật là thân mật, khẩu mật và ý mật thì đức Phật Đại Nhật sẽ xoa đầu thọ ký. Cũng như niệm Phật tới nhất tâm bất loạn thì Phật Di-đà sẽ rước về Cực Lạc. Tu thiền thì phải vô tâm, vô niệm mới thấy cái chân thật hiện tiền. Như vậy do trình độ căn cơ bất đồng nên Phật dạy nhiều pháp môn.
Chúng ta là người giáo hóa, đem Phật pháp truyền bá khắp nơi thì phải biết rõ như vậy. Nếu không, người tu Tịnh độ chê người tu Thiền, người tu Thiền trách người tu Tịnh độ, rồi tu Mật nữa, choảng nhau rối tung lên. Người niệm Phật nói niệm Phật về Cực Lạc, có chỗ nơi đàng hoàng, còn tu Thiền không có chỗ nào về hết, chết đi đâu? Cứ thế mà đặt câu hỏi lung tung với nhau, không hiểu trọng tâm của Phật dạy là vì chúng sanh nhiều bệnh, nhiều nghiệp nên Phật có nhiều phương tiện giáo hóa khác nhau.
Cho tới pháp môn tu Thiền cũng vậy, tùy hoàn cảnh, trình độ Phật dạy khác nhau. Như ngài A-nan đi giáo hóa gặp ông giữ nghĩa địa, xin Ngài dạy pháp tu. Ngài dạy ông quán sổ tức, tức đếm hơi thở. Gặp ông làm lò rèn, Ngài dạy: “quán bất tịnh đi”. Cả hai ông, một người đếm hơi thở một người quán bất tịnh hoài mà không thấy tiến bộ gì hết. Nghe hai ông trình bày, Ngài thắc mắc không hiểu tại sao, nên về hỏi Phật:
- Bạch Thế Tôn, con có dạy hai người đệ tử tu quán sổ tức và quán bất tịnh, nhưng không người nào đạt kết quả hết. Như vậy là sao?
Phật hỏi:
- Người được ông dạy pháp quán bất tịnh làm nghề gì?
- Thưa làm thợ rèn.
- Người được ông dạy pháp quán sổ tức làm nghề gì?
- Thưa giữ nghĩa địa.
Phật nói:
- Tại ông dạy sai, chớ không phải họ tu không có kết quả. Người giữ nghĩa địa thấy thây ma tới hoài thì phải dạy quán bất tịnh, vì họ chứng kiến những cảnh đó nên quán mới sâu, mới thành công. Còn người thợ rèn cứ thổi ra thổi vô khì khịt khì khịt, nên dạy quán sổ tức. Đếm hơi thở hít vô thở ra đều đặn, như chính công việc của họ thì tu dễ thành công hơn.
Nghe Phật nói thế, Ngài tìm tới hai người đệ tử dạy lại cách tu. Thời gian sau hai vị vui mừng báo tin vui với Ngài là chúng con tu có kết quả rồi.
Chúng ta mới thấy pháp tu phải nhịp nhàng theo công việc, theo tập quán của mình thì dễ thành công hơn. Không thể bất kể căn cơ, tập quán của mỗi người, tu sao cũng được. Do Phật biết trình độ, căn cơ, hoàn cảnh của mỗi người nên Ngài dạy không lầm. Vì vậy mười người tu thì mười người ngộ. Còn chúng ta bây giờ cứ nhắm chừng mà dạy, không trúng bệnh nên người ta tu hoài không ngộ gì hết. Lỗi tại mình không biết tùy duyên, tùy căn cơ mà có các phương tiện khác nhau.
Phật biết trình độ chúng sanh sai biệt nên lập nhiều pháp môn sai biệt. Tất cả sự sai biệt đó đều vì đối cơ mà trị bệnh, chớ không phải chân lý tuyệt đối. Người thời nay có tật, tu pháp nào thì cho pháp đó là tuyệt đối. Người tu pháp khác tuy cũng Phật dạy, nhưng mình cho đó chưa phải tuyệt đối, nên sanh bực bội chống đối lung tung. Đó là do trình độ hiểu Phật của chúng ta quá cạn cợt.
Chúng ta tu thiền phải biết đây là pháp trị tất cả tâm bệnh. Tại sao? Như tâm có tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến, đủ thứ phiền não thì có đủ pháp môn để đối trị. Nhưng bây giờ chúng ta thử hỏi phiền não từ đâu mà ra? - Từ tâm vọng tưởng mà ra. Tâm vọng tưởng từ đâu mà ra? - Do đối duyên xúc cảnh phân biệt mà ra. Như vậy dừng ngay tâm vọng tưởng, tức là trị tận gốc rồi. Các bệnh sẽ theo đó mà hết. Chỉ tận gốc rất khó, còn chỉ từng pháp đối cơ dễ hơn. Khi biết được tận gốc rồi chúng ta nhìn ra ngoài thấy rõ lắm, không nghi ngờ gì nữa.
Chỉ tận gốc là, vừa có hai niệm liền thành bệnh. Không có hai niệm thì đâu từng bệnh. Nếu không từng bệnh đâu cần nhiều pháp môn? Hiểu tường tận như thế chúng ta mới thấy cái hay của người tu từ gốc. Không nhận ra như thế, chúng ta chỉ tu ngọn ngành, không tột cùng được cội gốc. Học Phật mà không tìm tới tận gốc thì không bao giờ thấy được lẽ thật.
Thứ tư là bệnh thương ghét. Phải quấy đã làm khổ thiên hạ biết bao nhiêu rồi, bây giờ lại còn thương ghét nữa. Chúng ta thử tìm xem tại sao mình thương, tại sao mình ghét? Có hai lý do. Lý do thứ nhất là do thấy, nghe. Thấy mặt người đó dễ thương nên vừa ý, nghe tiếng người đó dễ nghe nên vừa ý. Thấy vừa ý, nghe vừa ý là thương. Nói vừa ý nhưng lại không biết ý mình làm sao?
Trên đời này không ý ai giống ý ai. Nếu người ta thấy, nghe giống nhau thì chắc có một số người có đôi bạn, còn một số người ở giá luôn. Phải vậy không? Nhờ thấy nghe không giống nhau nên người nào cũng có kẻ vừa ý hết. Người này chê, người khác không chê. Vì vậy trong thế gian ai cũng có đôi bạn được, chớ không bị lẻ loi. Rõ ràng như vậy. Người này khen đẹp vừa ý, nhưng người khác lại chê không vừa ý. Như vậy mỗi người có cái thấy, cái nghe không giống nhau. Bởi thấy nghe không giống nhau nên sự huân tập cũng khác nhau, do đó cái thương ghét cũng khác nhau. Đó là lẽ thường.
Nếu thương, ghét không giống nhau thì mọi người trên đời này, không ai được thương hoàn toàn, cũng không ai bị ghét hoàn toàn. Nếu được đa số thương là tốt lắm, ưu lắm rồi, thiểu số ghét cũng được. Còn người bị đa số ghét, chỉ một vài kẻ thương là dở lắm. Nhưng chúng ta có bệnh nghe ai phê phán liền nổi tức lên. Một trăm người có một người phản đối, còn lại chín mươi chín người đều đồng tình, mình cũng không chịu nữa. Nghĩa là ta đòi phải một trăm phần trăm khen ngợi hết mới được, như vậy là tham quá. Phật nói không có lẽ đó. Sống kiểu đó không bao giờ thấy yên lòng.
Đức Phật ngày xưa còn bị thiên hạ chửi kia mà, làm sao ta được mọi người thương hết? Chỉ một số người bằng lòng là quí rồi. Khi ta biết có một số người không thích mình là chuyện bình thường, thì họ nói gì mình cũng cười thôi, giận làm chi. Giận là ngu, bởi vì mình tham quá. Hiểu như vậy rồi chúng ta sống mới yên ổn nhẹ nhàng, không tham lam quá đáng, nên không khổ.
Nên biết thương ghét cũng là tập nghiệp thôi. Người tập nghiệp nào thì hợp với những người cùng có tập nghiệp ấy. Người ta hay nói bạn đồng nghiệp thường bênh vực nhau, đùm bọc nhau. Vì đồng nghiệp nên dễ thông cảm, dễ thương mến nên họ đùm bọc bênh vực nhau cũng là chuyện hợp lý. Thế nên ai cũng có chỗ sống, có nguồn an ủi hết. Đó là vì nghiệp tập giống nhau nên thương yêu nhau, bảo bọc nhau.
Như cùng làm thầy thuốc, người thầy nào lương thiện thấy những thầy thuốc lương thiện khác liền xem như anh em. Còn kẻ trộm cướp gặp mấy tên trộm cướp cũng vui vẻ thân thiện với nhau. Rõ ràng thương ghét đều từ nghiệp tập mà ra, không phải bỗng dưng có. Còn như hai phái nam nữ thương nhau là do nghiệp tập gì? Do nghiệp tập ái dục nối tiếp dòng giống trên thế gian, chớ không có gì hạnh phúc cả. Song con người vì muốn dòng giống đông, xứ sở nhiều nên tán thán đó là hạnh phúc, để gạt nhau. Trên thực tế vùi đầu vô đó rồi khổ, chớ có hạnh phúc gì đâu.
Người đời do ái mà có chồng vợ, rồi sanh con cái. Có con cái thì thương con cái. Con cái lớn lên lập gia đình sanh con, thì lại thương cháu, cứ thương hoài. Thương cái này chưa rồi, tới thương cái kia, thương cái kia chưa rồi tới thương cái nọ. Cứ thế nối tiếp không cắt được dòng ái. Cho nên người tu cắt gỡ nghiệp tập đó, nên nói tu là thoát ra biển ái, dứt mầm sanh tử. Vì nghiệp tập ấy to lớn như biển vậy.
Mỗi người ra đời đều mang theo một số nghiệp của quá khứ hoặc thuận hoặc nghịch. Nên khi gặp lại nhau, có những thương ghét khác nhau. Lâu nay trong luân lý Việt Nam có nói: “Cha mẹ nào mà không thương con.” Nhưng có những trường hợp ngược lại. Tôi đã nghe một người mẹ kể như thế này. Bà có hai đứa con, đứa thứ nhất đi khỏi thì thôi, nhưng vừa về thấy mặt là bà giận lắm, chẳng việc gì cũng cảm thấy tức giận, bực bội. Chính bà cũng không hiểu tại sao như vậy? Còn đứa thứ hai đi đâu vắng thì bà nhớ, bà trông. Nó về liền mừng rỡ. Bà hỏi tôi tại sao như vậy?
Điều đó thật khó giải thích, nhưng tôi biết rõ ấy là do nghiệp. Bởi vì trong kinh Phật có dạy, người ôm ấp lòng thương hay tâm oán thù ai, khi nhắm mắt sẽ đem theo hai hình ảnh ấy. Vì vậy đời sau gặp lại tiếp tục theo cái thương ghét trước mà đền trả. Người mình thương nhiều là người thân, người mình ghét nhiều là người oán.
Thêm một trường hợp nữa. Vừa rồi có hai vợ chồng nọ tìm gặp tôi, người chồng hỏi: “Thưa Thầy có cha mẹ nào không thương con không?” Tôi nói: “Cha mẹ nào mà không thương con.” Người chồng mới kể lại chuyện của vợ ông. Cha mẹ vợ ở tại Sài Gòn rất giàu, nhưng không biết lý do gì sanh con ra đem bỏ ngoài đường. Người khác thấy tội nghiệp đem về nuôi, sau họ trả lại. Trả lại, cha mẹ vợ cũng đem cho người khác, chớ không nuôi. Lớn lên vợ ông phải ra đường ăn xin, mà cha mẹ cũng không thèm nhìn. Về sau cô bé có chồng, theo chồng qua Mỹ… nghe chồng kể tới đó, cô vợ khóc lu bù. Họ hỏi thế là sao? Tôi trả lời không ra.
Nhưng tôi đoán có lẽ một phần do gia đình vợ ông mê tín, nghe lời mấy gã thầy bói nói cô ta sanh nhằm ngày tháng kỵ với cha mẹ gì đó, nên họ mới đem bỏ. Bởi vậy sự mê tín nguy hiểm vô cùng. Đó là giải thích theo nhân gian, nhưng nhà Phật bảo như vậy âu cũng là do tập nghiệp của cô với gia đình. Đời trước gieo rắc oán thù sao đó, bây giờ vừa gặp lại là phải đền trả quả khổ liền. Đã là tập nghiệp của quá khứ thì hiện tại giải không ra, vì chúng ta không thấy được quá khứ. Đó là nói cha mẹ với con cái có những trường hợp như vậy, nếu tập nghiệp thuận thì gặp lại vui vẻ thương mến, nếu tập nghiệp nghịch gặp lại chỉ khổ thôi.
Tới anh chị em sanh ra, sống chung trong một gia đình cũng vậy. Người thương kẻ này, người ghét kẻ kia, không giống nhau. Mà mức độ thương ghét cũng khác nữa. Đó là máu mủ chung, sống trong một sự giáo dục chung, mà đã khác nhau từ tư tưởng cho đến tình cảm. Thế nên đối với người ngoài chuyện thương ghét không đồng là điều dĩ nhiên thôi, đều do tập nghiệp quá khứ mà ra.
Tập nghiệp quá khứ có những việc không thể hiểu, không thể lường nổi. Thế nên tôi thường nhắc Tăng Ni nuôi con nít phải khéo, nếu không sẽ biến lòng từ bi thành nghiệp tập thương ghét, cột trói mãi từ đời này sang đời khác. Ta xuất gia là từ giã gia đình, cắt ái từ thân, vô lý bây giờ cột lại? Cho nên quí vị phải thận trọng, liệu mình không thể vượt qua được tập nghiệp thì thôi tránh, đừng làm.
Thêm tập nghiệp của mang thân nữa. Chúng ta có đủ phước duyên sanh làm người, hiểu biết rõ ràng, đi đứng tự do v.v… nhưng nếu sanh ra bị những bệnh nan y như bại liệt thì ta có còn muốn sống không? Chỉ mới tưởng tượng thế thôi, mình đã không muốn sống, chết phứt cho rồi. Song ngược lại nếu ta hỏi những người bị bệnh tật ấy, họ muốn sống không thì họ sẽ đáp: muốn sống. Rõ ràng nghiệp phải trả thì phải chịu để trả. Hồi xưa có nhiều người bị bệnh hủi, lẽ ra không muốn sống nhưng họ vẫn sống như thường. Như vậy lỡ mang thân do nghiệp tạo ra, mình phải chịu theo nó, chớ không cưỡng lại được. Đó là nghiệp tập làm người.
Đến nghiệp tập làm các thân khác như bò, heo, chó… Có con nào muốn chết đâu. Hễ có thân thì phải chịu, hài lòng với thân đó để sống, để trả. Chúng ta thấy có những con ngựa phải kéo xe, bị đánh đập đủ thứ hết mà nó có muốn chết đâu, nó cũng muốn sống. Nếu ai muốn hành hình cho nó chết, nó cự lại liền, làm dữ chớ không vừa. Như vậy mới thấy nghiệp tập của chúng sanh khi mang thân rồi, luôn luôn phải đền trả, phải chịu đựng, chớ không muốn bỏ tìm thân khác.
Đến tập nghiệp về nết na tánh tình. Tăng Ni ở trong chúng dễ thấy điều này lắm. Một trăm người là một trăm nết na, một trăm tánh tình, không ai giống ai hết. Cái không giống đó tại cha mẹ dạy hay tại sao? Như trên tôi đã nói anh em sống chung một gia đình, chịu sự giáo dục như nhau còn không thể giống nhau; huống nữa trong chùa cả trăm dòng họ khác nhau. Bây giờ có huấn luyện tới già cũng không giống như thường. Mỗi người mang một tâm tư, một tánh nết khác nhau. Kẻ thông minh, người khờ dại, giáo dục mấy họ cũng mang những nét cơ bản của riêng mỗi người. Như vậy mới thấy tập nghiệp luôn có những sai biệt giữa người này với người khác. Gương mặt khác, hành động khác, tư tưởng khác. Tất cả đều từ tập nghiệp mà ra, chớ không ai huấn luyện được hết.
Khi chúng ta thọ thân là được kết tụ bao nhiêu thứ nghiệp tập cũ và mới. Bởi vậy phăng tìm tội nghiệp không có, tại huân tập mà thành. Tất cả huân tập thành thân đều từ tập nghiệp, mà tập nghiệp không thật nên tất cả thân này cũng không thật. Thấy tột cùng như thế, ta qui tụ muôn ngàn sai biệt về một tánh Không thì không còn hai. Được tới chỗ không hai rồi, giả sử một trăm người có hình dáng, tâm tư, tình cảm khác nhau nhưng đều chung trong cái không hai ấy, đây gọi là đồng một Phật đạo.
Đạo Phật không có hai, vị Phật nào cũng như vị Phật nào. Nhiều người thắc mắc không biết chừng nào đức Phật Di-lặc ra đời? Như trong kinh nói chừng nào giáo pháp của đức Phật Thích-ca không còn ai biết tới, danh từ Tam Bảo không còn ai biết tới, chừng đó đức Phật Di-lặc ra đời. Tại sao vậy? Vì Phật Phật đạo đồng. Đồng nên vị này còn, vị kia ra nữa dư. Tại sao đồng? Bởi vì tu tới chỗ không còn hai niệm khác nhau, đó là Tâm thể như như. Tâm thể như như thì mọi người đều như, ai cũng như ai, có gì khác. Nên biết đạo của chư Phật không khác, chỉ phương tiện truyền bá mới khác. Vì vậy nên nói Phật Phật đạo đồng.
Như trên đã nói thân này đã do tập nghiệp thành, mà tập nghiệp không thật nên rõ ràng thân cũng không thật. Thấy thế là giác ngộ, là thấu suốt. Căn bản tu chính là sự giác ngộ, thấu suốt ấy.
Để kết thúc bài này, tôi dẫn câu chuyện của Tổ Đạo Tín. Lúc mới mười bốn tuổi, ngài Đạo Tín tới gặp Tổ Tăng Xán đảnh lễ thưa: “Kính bạch Hòa thượng, xin Hòa thượng dạy con pháp môn giải thoát.” Tổ nhìn thẳng vào mặt Đạo Tín hỏi: “Ai trói buộc ngươi?” Thưa: “Không ai trói buộc con.” Tổ bảo: “Không ai trói buộc, cầu giải thoát làm gì?” Ngay đó ngài Đạo Tín liền biết đường vào.
Lâu nay chúng ta học kinh, nghe nói nghiệp dẫn mình đi trong sanh tử, như vậy nghiệp là cái trói buộc mình. Nhưng ta thử hỏi lại nghiệp có thật hay không? Nghiệp không thật, nên tìm không thấy, thành ra đâu thể nói nghiệp trói buộc mình. Như vậy cầu giải thoát làm gì? Do trước kia ta hiểu lầm nghiệp là gốc trói buộc mình, bây giờ tìm không ra tức biết nghiệp không thật. Nghiệp không thật nên hết trói buộc, là giải thoát. Đơn giản làm sao!
Như trên đã nói, tất cả đều do nghiệp tập mà thành, nghiệp tập có thật đâu! Nó là cái tạm bợ giả dối do mình tập thành, như vậy ta làm chủ nó chớ không phải nó làm chủ ta. Bây giờ chỉ cần buông hết nghiệp tập là giải thoát sanh tử. Muốn buông hết nghiệp tập thì phải buông cái gốc của nó là suy nghĩ phân biệt, đối đãi. Cho nên hỏi ai trói buộc ngươi, mình tìm đáo để vẫn không thấy. Không có ai trói buộc thì cầu giải thoát làm gì, như vậy là giải thoát rồi. Có trói buộc mới mở, còn không ai trói buộc thì mở cái gì, tự nhiên giải thoát rồi. Vì thế nghe Tổ nói, ngài Đạo Tín thấy được lối vào.
Chư Tổ từ trước đến sau chung một hệ thống hết sức rõ ràng, không có hai đường. Tổ Trúc Lâm Đại Đầu-đà trong bài “Sơn Phòng Mạn Hứng”, đã nói bốn câu hay đáo để:
Thùy phược cánh tương cầu giải thoát,
Bất phàm hà tất mịch thần tiên.
Viên nhàn mã quyện nhân ưng lão,
Y cựu vân trang nhất tháp thiền.
“Thùy phược cánh tương cầu giải thoát” là ai trói lại mong cầu được giải thoát? Ở đây, Ngài lấy ngay ý của Tổ Đạo Tín hỏi Tổ Tăng Xán, ai trói lại đi cầu giải thoát. Tìm cho kỹ thì gốc trói mình là từ nghiệp tập, mà nghiệp tập không thật. Như vậy ai trói buộc mình mà cầu giải thoát?
“Bất phàm hà tất mịch thần tiên” là ta chẳng phải phàm đâu cần cầu thần tiên, cầu thánh, cầu Phật làm gì? Như vậy chúng ta tu cầu thành gì? Chính mình đã là Phật, đã có Tánh giác thì đã là Phật, nhưng Phật nhân chớ không phải Phật quả. Hiện tại vì nghiệp tập nhiều quá nên tuy đã có tánh Phật nhưng chưa thành Phật. Bản tánh mình là Phật rồi thì còn cầu làm Phật chi nữa cho mất công. Hai câu này nói rõ rằng tất cả chúng ta không bị gì trói buộc cả, chẳng qua nghiệp tập hư ảo không thật tạm che khuất tánh Phật. Như vậy tu không phải cầu bên ngoài mà soi lại mình, trở về mình. Thế thôi.
“Viên nhàn mã quyện nhân ưng lão” là con khỉ nhàn, con ngựa mỏi, còn người thì già. Câu này nói rõ tất cả mọi loài trên thế gian này, đều từ sanh lần lần tới lão tử, không loài nào thoát khỏi.
“Y cựu vân trang nhất tháp thiền” là chỉ còn y nguyên ở vân trang một tòa thiền. Mấy thứ kia già hết, chỉ một tòa ngồi thiền không già. Để nói lên mọi sự mọi vật trên thế gian đều bị biến chuyển, vô thường, chỉ cái chân thật nguyên vẹn của chính mình không bao giờ đổi dời, thì làm gì có sanh tử, có sanh già bệnh chết.
Chỉ bốn câu này thôi, chúng ta thấy Ngài đã thấu triệt được lý nghiệp duyên do mình tạo, rồi tự mình khổ. Bây giờ muốn hết khổ, chỉ cần quay lại nhìn tường tận nghiệp không thật, tâm niệm phân biệt không thật thì mọi trói buộc không còn. Chính mình đã có Phật sẵn còn cầu thành tiên thành Phật làm gì nữa. Làm thân người hay thân loài vật đều sống trong cảnh vô thường sanh diệt, chỉ có vô niệm của nhà thiền xưa nay không hai, không đổi.
Như vậy từ Tổ Đạt-ma đến các Tổ Trung Hoa, sang Tổ Việt Nam cái nhìn không khác nhau. Chúng ta thấy rõ tinh thần của người xưa dù ở mỗi hoàn cảnh khác nhau nhưng chỗ ngộ không hai. Vì vậy chúng ta tu, muốn không còn nghiệp tập nữa thì phải trở về được chỗ tột cùng không hai đó, mới chấm dứt luân hồi sanh tử, mới tự tại thoát khỏi mọi buộc ràng.

Do đó Ngài cầu Tổ dạy phương pháp sám hối cho tiêu tội, hết bệnh.

Bấy giờ Tổ Huệ Khả cũng dùng thuật của Tổ Đạt-ma, nhìn thẳng vào mặt Tăng Xán bảo: “Đem tội nghiệp ra ta sám cho.” Ngài Tăng Xán quay lại tìm, tìm mãi không thấy tội nghiệp ở đâu nên thưa: “Bạch Hòa thượng, con tìm tội không được.” Tổ bảo: “Ta đã sám hối cho ngươi rồi.” Nghe vậy Ngài biết được đường vào.

Tổ bảo đem tội nghiệp ra Ngài sám cho. Ngài Tăng Xán tìm không thấy tội, làm sao đem được, như vậy Tổ đã sám cho rồi. Biết đường vào là đường đi đâu? Khi Ngài quay lại tìm tội nghiệp mà Ngài cho là thật thì không thấy tăm dạng nó ở đâu. Do thấy nó thật mới sanh ra bệnh hoạn, bây giờ tìm lại không thấy nó nữa. Như vậy tội nghiệp có hay không? Nếu không làm sao mang bệnh? Nếu có thì ở đâu? Đó là một vấn đề thật nan giải.

Nếu chúng ta không đi sâu, không thấy tường tận, nghe Tổ nói như chuyện bâng quơ. Ngài bảo đem tội ra ta sám cho, Tăng Xán thưa tìm tội không được, Tổ bảo “ta đã sám cho ngươi rồi”. Sám bằng cách nào? Từ cái quay lại tìm tội nghiệp không thấy bóng dáng nó ở đâu, nên biết tội nghiệp biến thành không. Tội nghiệp đã không thì hiện tượng quả báo đang chịu đó có thật không? Cũng không thật. Gốc tội vốn không thì tất cả tướng tội theo đó diệt hết. Khi ngài Tăng Xán tìm tội không được, nghe Tổ nói ta đã sám hối cho ông rồi, liền biết được đường vào. Từ đó bệnh hủi lành luôn.

Chúng ta ai đang có bệnh trầm kha ráng tìm xem tội nghiệp ở chỗ nào mà sanh bệnh hoạn như vậy. Tìm không được thì nó sẽ hết, nếu tìm ra nó thế này thế kia thì tội nghiệp chưa hết.

Thế nên trong bài sám hối được kết thúc bởi bốn câu:

Tội tánh bản không, do tâm tạo,

Tâm nhược diệt thời, tội diệt vong.

Tội vong tâm diệt, lưỡng câu không,

Thị tắc danh vi chân sám hối.

“Tội tánh bản không, do tâm tạo.” Tội đâu tự có. Do tâm lành, tâm dữ mới tạo thành tội. Tâm lành dữ không thật thì tội thật không? Tội không thật thì nghiệp báo cũng không thật luôn. Chúng ta thấy có tội nào không từ tâm tạo ra? Ví dụ mình đi đường, không thấy lỡ đạp chết con kiến, tội đó không từ tâm tạo nên sám hối được. Còn tội từ tâm cố ý tạo thì sám hối không được. Phải chuyển tâm tội mới hết.

Phật dạy tội từ tâm sanh, cũng từ tâm diệt. Nếu chúng ta tưởng mình có tội thật, tưởng tâm mình thật, tưởng quả báo nghiệp thật. Một chùm ba thứ: tâm thật, tội thật, quả báo thật nên thọ khổ. Bây giờ quán sát thấy rõ tâm không thật, tội không thật. Từ tâm không thật, tội không thật, quả báo làm sao có thật? Đi từ gốc ra lần tới ngọn, biết gốc không thật thì ngọn cũng không thật. Lành được gốc thì ngọn cũng lành luôn. Nếu gốc bên trong chưa lành, còn nguyên bệnh mà muốn cho ngọn bên ngoài lành, làm sao lành được, làm sao hết bệnh được?

Tội từ tâm tạo thì sám hối phải từ tâm mà sám. Muốn sám hối hết tội nên tìm xem tâm thật hay không? Nếu tâm thật thì tội thật, tội thật thì quả báo mới thật. Bây giờ biết rõ tâm không thật, tội chướng không thật, thì quả báo cũng không thật. Nên nói tánh tội vốn không, bởi tội từ tâm sanh, tâm đã không thì tội đâu có. Tội không thật có, quả báo làm sao thật được.

Ở đây chỉ thẳng chỗ tột cùng, chớ không đi từ tướng bên ngoài. Nói vậy không có nghĩa là bác nhân quả, mà là đi thẳng vào gốc của tội lỗi. Gốc của tội lỗi từ tâm mà có. Tâm tạo tội là tâm gì? Tâm sanh diệt, nghĩ thiện nghĩ ác, nghĩ thương nghĩ ghét. Có thương có ghét nên đối với người mình ghét ta xử xấu, đối với người thương ta xử tốt. Từ tâm phân biệt thiện ác, tội phước đó mà đưa tới quả báo tạo nghiệp. Tạo nghiệp rồi lại tiếp tục chịu quả báo. Cứ thế xoay chuyển mãi không cùng.

Thế nên muốn hết tạo nghiệp trước phải hết cái thấy hai bên. Hiện tại chúng ta thấy mấy bên? - Ba bên. Hai đầu và chính giữa nữa. Nhìn ra thấy ba bên chớ không chỉ hai bên thôi. Chính giữa là mình, bên này là người thương, bên kia là người ghét. Nếu không còn hai bên, thì chính giữa cũng hết luôn. Như vậy tội ngay đó tiêu hết. Như chúng ta ngồi thiền không cho nghĩ bậy tức là dừng nghĩ hai bên. Hai bên dừng được rồi thì cái chân thật mới hiện. Thế nên tìm tội mà biết tội không thật thì nghiệp cũng không thật. Vì vậy khi ngài Tăng Xán biết đường vào rồi liền hết bệnh. Trị bệnh như vậy mới trị tận gốc.

“Tâm nhược diệt thời, tội diệt vong.” Nghĩa là tâm nếu diệt rồi thì tội theo đó cũng mất. Như khi ta oán giận ai, muốn hại kẻ đó. Muốn hại là gì? - Là tâm. Khi muốn hại bằng cách này, cách nọ mà chưa kịp hại, liền thức tỉnh. Bấy giờ tâm muốn hại không còn nữa, vậy tội còn không? Tội theo đó cũng không còn. Nên nói tâm diệt thì tội theo đó diệt.

Vị nào cả ngày thấy rõ tâm không thật, buông xả hết tất cả nghĩ ghét, nghĩ thương, người đó có tội không, sống trong chúng có bị rầy rà không? Chắc không. Ngược lại nếu tâm nghĩ thương, nghĩ ghét ngày càng sâu, trước lún chừng hai phân, dần dần lên năm bảy phân, rồi sâu một tấc, cuối cùng lún tới tim nên nhổ không ra. Rầy đi, rầy lại, nhắc tới, nhắc lui mãi mà nhổ cũng không nổi, là tại lún sâu quá. Cho nên đừng có cột, đừng có trói thêm sâu thì dễ gỡ. Gỡ được tâm đó thì tội hết liền. Thế nên gốc của sự sám hối là phải biết tâm không thật, tội không thật, việc làm kia cũng không thật, nên buông bỏ hết thì tội hết.

Chừng nào “tội vong, tâm diệt, lưỡng câu không”, không thấy tội thật, tâm thật, cả hai đều không, mới là “thị tắc danh vi chân sám hối”, đó chính thật là sám hối. Sám hối như thế mới chí thành, chí thiết. Còn sám hối của chúng ta chỉ là sám hối ngoài miệng, văn sao đọc vậy mà trong tâm không gỡ không chừa. Như vậy chừng nào mới hết tội?

Chúng ta nhìn lại hành động của Thiền sư Tăng Xán. Khi tìm tội không ra Ngài liền biết nó không thật, vì vậy Tổ nói “ta đã sám hối cho ông rồi”. Ngay đó Ngài biết đường vào, tức là biết tìm tội tánh là không. Tội tánh không nên tâm cũng không, đó là Ngài sám hối chân thật. Nhờ thấy đạo, bệnh Ngài được lành. Như vậy đường đi từ Tổ thứ hai sang Tổ thứ ba từ ngữ có khác, nhưng gốc không hai. Vị nào cũng là chỉ thẳng chỗ cuối cùng đó.

Sau này Tổ Tăng Xán có làm bài “Tín Tâm Minh”. Tôi chỉ đọc hai câu đầu, hai câu cuối thôi. Hai câu đầu là:

Chí đạo vô nan,

Duy hiềm giản trạch.

“Chí đạo” là đại đạo, là chỗ tột của đạo, “vô nan” là không khó. Chỗ tột của đạo không khó. “Duy hiềm giản trạch”, nghĩa là chỉ đáng ngại ở chỗ suy gẫm, phân biệt giản trạch. Vì suy gẫm phân biệt là vọng tưởng. Muốn được chỗ chí đạo phải buông bỏ suy gẫm, vọng tưởng. Như vậy khó không? Nếu bảo chúng ta đi bộ lên mây xanh, lấy chí đạo trên đó thì khó thật. Còn đằng này chỉ bảo đừng giản trạch thôi. Thấy là thấy, nghe là nghe, đừng phụ họa thêm bớt tốt xấu, hay dở, thì chí đạo hiện tiền.

Chí đạo tức là Chân tâm. Chỗ tột cùng là đó, không có gì hết, đơn giản vô cùng nên nói không khó. Nhưng khó tại vì mình giản trạch. Chân tâm có sẵn, chỉ vì ta chạy theo vọng tưởng nên không nhận ra. Bây giờ đừng chạy theo vọng tưởng nữa thì Chân tâm hiện tiền, có mất thiếu chỗ nào đâu! Thế nhưng không hiểu sao chúng ta lại không chịu bỏ vọng tưởng? Bởi vì con người quen sống điên đảo rồi. Bởi từ điên đảo nên không thấy được chí đạo.

Tu Thiền, tu Tịnh cốt diệt tâm điên đảo ấy. Niệm Phật tới nhất tâm thì điên đảo đâu còn. Tu Thiền buông sạch hết, không còn một niệm thì tâm điên đảo đâu còn. Như vậy vô niệm tức là chí đạo, chớ không gì khác. Vì chúng ta không đi sâu trong đó, không sống được chỗ đó, nên mất “chí đạo”. Cho nên tu không tìm gì ở đâu xa, mà cứ trở về gốc chí đạo, chớ không chi hết.

Hai câu kết thúc:

Tín tâm bất nhị,

Bất nhị tín tâm.

Tin được Tâm chân thật của mình thì không còn hai. Còn hai là chưa tin được Tâm chân thật của mình. Mở đầu và kết thúc bài “Tín Tâm Minh”, rõ ràng Ngài chỉ thẳng Tâm chân thật rồi, nhưng kẹt là tại chúng ta suy gẫm nhiều quá. Chỉ học bốn câu thôi, ta cũng thấy tường tận những gì các Tổ muốn dạy. Bởi Ngài tìm tâm không được, tìm tội không có, tâm tội đã hết thì đâu còn hai. Như vậy Ngài tin được chỗ chí đạo, thấy rõ chí đạo rồi Ngài được Tổ truyền tâm ấn, tất cả bệnh tật cũng lành hết.

Chuyện dễ như trở bàn tay, không biết tại sao chúng ta tu năm năm mười năm, than thở đủ thứ khó khăn, trầy trật mãi chưa vươn lên được. Chuyện bảo bỏ cái giả đi sẽ thấy cái thật liền, cái thật ấy lại sẵn có, mà không chịu bỏ là khôn hay dại? - Dại, không nghi ngờ gì nữa. Vậy mà ai nói dại liền nổi giận đùng đùng, thành ra dại thêm một lớp nữa. Thật tình như vậy, hết sức giản đơn mà chúng ta không chịu sống, không chịu thấy.

Tại sao khi tìm không ra tội nghiệp của mình, nghe Tổ nói “ta đã sám hối cho ngươi rồi”, ngài Tăng Xán liền thấy lối vào? Do Ngài biết nghiệp đó không thật. Nhưng làm sao biết nó không thật? Đây là nội dung chánh của bài pháp “nghiệp tập” hôm nay.

Chúng ta đi từ nghiệp tập hiện tại trở lui về nghiệp tập quá khứ. Như người nam hồi còn trẻ chưa biết hút thuốc, họ có thèm thuốc không? - Không. Sau đó nếu mỗi ngày họ hút hai điếu, ba điếu chừng năm bảy tháng thành ghiền. Bữa nào không hút thuốc họ nói “tôi ghiền thuốc quá”. Bấy giờ ghiền thuốc trở thành tôi rồi. Hồi đầu chưa hút, thuốc là thuốc, mình là mình, nó không phải là mình. Khi hút lâu thành ghiền, thiếu thuốc nói tôi ghiền thuốc quá làm không nổi, đi không được, gì gì đủ thứ. Như vậy cái ghiền thuốc thành tôi, nghĩa là đắp nghiệp vô thành mình rồi. Người không ghiền thuốc đâu có nói tôi ghiền thuốc quá. Đó là ví dụ thứ nhất.

Ví dụ thứ hai, như người uống rượu. Nếu trước chưa từng uống rượu, thấy rượu họ có ghiền có thèm không? Nhưng khi đã uống năm năm, ba năm, vừa tới tiệc rượu người ta không mời, họ cũng nhào vô uống, vì thèm vì ghiền rượu quá. Tại sao thèm? Vì cho nghiệp uống rượu đó là tôi. Nên biết rượu, thuốc ban đầu không phải là mình, nhưng do ta tập từ một hai ba bốn cho đến trăm ngàn lần, lâu ngày quen thành nghiệp. Thế là chấp nhận nghiệp là mình. Mình có nghiệp ghiền thuốc, ghiền rượu nên thiếu mấy thứ đó chịu không nổi.

Như vậy khổ đau của người ghiền thuốc, ghiền rượu khi không có thuốc rượu do ai đem lại? Không phải trời, không phải Phật, không phải người khác, mà chính họ tạo lấy rồi thọ khổ với nghiệp mình đã tạo. Việc này không thể đổ thừa cho ai được, vì rõ ràng do mình tập làm từ lúc ban đầu. Đổ thừa người này dụ tôi hút thuốc, hay người kia dụ tôi uống rượu, đó là lối đổ thừa bâng quơ. Người ta dụ mà mình không hút thì thôi, không uống thì thôi, có gì thành nghiệp! Nghiệp ghiền rượu, ghiền thuốc là chính mình chủ động tạo. Tạo rồi sau đó khổ, thân sanh bệnh hoạn tâm rối loạn. Đó là tại ai? Tại trời đất chăng?

Bây giờ muốn bỏ nghiệp ấy phải làm sao? Người ấy biết trước kia mình đâu có ghiền rượu, ghiền thuốc, tại tập hút tập uống lâu dần mới thành ghiền. Bây giờ muốn hết ghiền thì tập trở lại, đừng hút đừng uống nữa. Rượu, thuốc tánh nó là không, tập lâu thành thói quen, thành nghiệp. Biết tánh nó là không, đừng theo nữa thì nó hết chớ gì. Thấy thuốc không thèm hút, thấy rượu không thèm uống, lâu ngày hết ghiền. Bởi tánh nó không, đâu phải thật, nó lại ở bên ngoài huân vô thành nghiệp, không phải có sẵn. Như vậy bỏ là dễ, chớ đâu có khó.

Ví dụ thứ ba là hút á phiện, xì ke, ma túy. Có người nào cha mẹ sanh ra đã ghiền á phiện, ma túy không? Không bao giờ có. Nguyên ban đầu nó không có, nhưng do tập hút, ban đầu hút sơ sơ, lâu thành ghiền. Ngày nào không có nó thì ụa mửa, ngã bờ ngã bụi, rất khổ sở. Khổ đó từ đâu mà ra? - Rõ ràng từ mình. Tại mình thích, muốn nếm mùi tứ đổ tường để tỏ ra ta lịch thiệp, cái gì cũng biết. Biết rồi thì thành bệnh, muốn bỏ, bỏ không được, vì đã ghiền.

Mọi khổ đau đều do chính mình chủ động tạo, rồi chịu nó hành phạt, làm cho đau khổ trở lại. Như vậy nghiệp từ ta huân tập, đâu phải ai đem tới cho mình. Nên nói “nghiệp tánh bản không”. Câu này là chân lý. Tánh nó vốn không, nếu tánh có thì mọi người ra đời đều ghiền giống nhau. Nhưng không phải thế, người không tập thì không ghiền, người tập mới ghiền. Do tánh vốn không, nhưng tại tập nên thành nghiệp, vì vậy nói tập nghiệp.

Chúng ta ở chùa có ai dám tập mấy cái nghiệp đó không? Chắc không ai dám. Nếu trước lỡ có, vô đây cũng bắt phải bỏ. Nhờ bắt bỏ nên nghiệp theo đó cũng hết. Bỏ nghiệp xấu thì nó hết, còn mạnh khỏe hơn nữa, chớ chết đâu mà sợ. Vậy ba thứ bệnh ghiền thuốc, ghiền rượu, ghiền á phiện, ma túy gốc đều do mình tập trong hiện đời, chớ không phải ai đem tới. Đó là bệnh thứ nhất, bệnh ghiền.

Bệnh thứ hai là bệnh thích. Trong chúng ta, có ai chẳng thích gì không? Không thích cái này cũng thích cái kia. Ví dụ ở nhà ta ăn uống những món quen miệng, bây giờ ai cho món khác, mình không thích. Cụ thể như Phật tử quen ăn chay, hôm nào đi đâu có người bắt ăn mặn, quí vị liền nói “tôi thích ăn chay”. Như vậy thích ăn chay là tôi. Tôi thích, ăn mặn tôi ăn không được. Cái thích đó do mình mới tập, chớ hồi nhỏ cha mẹ cho ăn gì ăn nấy, đâu biết chay mặn chi. Khi đã tập quen rồi, thay đổi mình không chịu. Rõ ràng thích này thích nọ là cái ta tập.

Trong ăn chay cũng có cái thích, không thích nữa. Như người thích rau luộc, đem món khác không thích. Tại sao? Tại rau luộc hợp với khẩu vị của họ. Người thích đậu hũ, có đậu hũ ăn mới được, không đậu hũ ăn không được. Người thích xào chiên, có xào chiên ăn mới ngon, không xào chiên ăn không ngon. Mỗi người thích mỗi thứ. Cái thích đó tự nó có hay do mình tập? - Do mình tập, lâu ngày thành thói quen. Nói tôi thích cái này, tôi thích cái kia, thành ra cái thích đó là tôi rồi.

Từ cái chưa có mình huân thành có, tạo ra nghiệp, sống bằng nghiệp. Bấy giờ nghiệp thành chủ, còn mình mất tiêu. Tất cả những gì ta nói thích, tôi thích cái này, tôi thích cái kia, đó là thích theo nghiệp nên bị nghiệp hướng dẫn, chớ không phải mình. Ghiền là nghiệp, thích là nghiệp, chớ không phải mình. Như vậy đi sâu trong tâm lý mới thấy ta tạo nghiệp rồi biến nó thành mình, thành cái tôi. Đó là bệnh thứ hai, bệnh thích.

Bệnh thứ ba là phải quấy. Cái phải của nhóm này đối với cái phải của nhóm khác thành ra quấy. Tại sao nói phải? Tại sao nói quấy? Chúng ta thấy phải quấy cũng do huân tập mà ra. Như ở Việt Nam, ông bà cha mẹ dạy con cháu lớn lên có hiếu thảo. Hiếu thảo với cha mẹ thì kính nhường cha mẹ ăn trên ngồi trước, cha mẹ già phải nuôi nấng. Dân tộc Việt Nam đã được huân như vậy. Bây giờ qua Mỹ, tới bữa cơm dọn lên bàn xong xuôi, mấy đứa nhỏ mười hai, mười ba tuổi trèo lên ngồi trước, rồi ba má ông bà tới sau. Như vậy chúng có hiếu không? Nếu ở bên này, con cháu lên bàn kiểu đó thì cha nó tát tai rồi: “Đồ vô lễ, không mời ông bà ngồi trước”. Còn bên kia người ta thấy vậy là tốt. Thế thì cái phải ở Việt Nam với cái phải bên kia giống nhau không? - Hoàn toàn không giống. Nhưng cũng do huân tập thôi, chớ tự nó không có phải quấy như vậy.

Cái phải của tập thể này tuân theo qui chế của nó. Tập thể khác đặt ra qui chế ngược lại, nhưng theo họ là đúng. Khi hai cái phải nghịch nhau đối mặt thì sanh ra ẩu đả. Bởi vậy mới có tập thể này thắng, tập thể kia thua. Nhẹ thì chửi nhau, nặng thì đập nhau. Như các nước Tây phương thường có nhiều đảng. Mỗi đảng có chủ trương khác nhau, chống nhau, mới có chuyện khi tranh cử chửi nhau. Bên này chê bên kia dở để vận động cho đảng mình thắng. Như vậy phải quấy nằm chỗ nào? Đó là nói phải quấy của tập thể, đảng phái.

Xét rộng hơn là tôn giáo này, tôn giáo kia. Bây giờ chúng ta thấy tôn giáo lớn trên thế giới không tôn giáo nào giống tôn giáo nào hết. Riêng Phật giáo, tôi thấy Phật có một câu nói thật tuyệt vời: “Chúng sanh nghiệp tập khác nhau nên họ thích tôn giáo cũng khác nhau.” Bởi vậy trong đạo Phật có vô lượng pháp môn, mà không nói pháp môn nào chánh hết. Lẽ ra Phật dạy một đường thôi, tại sao lại nói vô lượng pháp môn? Bởi Phật thấy tường tận căn cơ của chúng sanh. Kẻ khôn, người dại, kẻ tự chủ, người ỷ lại, đủ hạng. Người thích huyền bí mà nói thực tế thì họ không nghe, nên Phật phải nói vô lượng pháp môn.

Tôi thấy không lẽ mình theo đạo Phật, rồi cứ khen ngợi Phật hoài. Thật tình đối với tôi, đức Phật rất tuyệt vời. Bởi vì Ngài thường dạy, khi chúng ta suy nghĩ điều gì, chỉ nên nói: “đây là suy nghĩ của tôi”, không nên dùng hai chữ phải quấy. Anh suy nghĩ thế đó là suy nghĩ của anh. Mỗi người tùy ý suy nghĩ, không đặt phải quấy thuộc về phần ai. Thật tuyệt! Chúng ta học Phật là học chân lý tuyệt đối, chân lý chung của nhân loại. Cho nên không thể bám chặt vào phải quấy không thật rồi sanh ra cãi vã, hơn thua, thù oán v.v… Đó là nghiệp tập thành ra phải quấy.

Như người tu Thiền thích tự mình phát triển trí tuệ, tự mình dẹp hết phiền não, tự mình giải thoát, chớ không trông cậy vào ai. Nhưng có những người không trông cậy kẻ khác, họ làm không nổi. Do đó Phật dạy pháp môn niệm Phật để được Phật đón về Tây phương. Đừng làm gì hết, cứ tin vào Phật, Phật sẽ đón về bên ấy.

Hoặc đối với những người thích sự linh ứng mầu nhiệm thì Phật dạy tụng thần chú, có chư thiên hộ trì, đủ thứ linh nghiệm. Tụng chú tới tam mật là thân mật, khẩu mật và ý mật thì đức Phật Đại Nhật sẽ xoa đầu thọ ký. Cũng như niệm Phật tới nhất tâm bất loạn thì Phật Di-đà sẽ rước về Cực Lạc. Tu thiền thì phải vô tâm, vô niệm mới thấy cái chân thật hiện tiền. Như vậy do trình độ căn cơ bất đồng nên Phật dạy nhiều pháp môn.

Chúng ta là người giáo hóa, đem Phật pháp truyền bá khắp nơi thì phải biết rõ như vậy. Nếu không, người tu Tịnh độ chê người tu Thiền, người tu Thiền trách người tu Tịnh độ, rồi tu Mật nữa, choảng nhau rối tung lên. Người niệm Phật nói niệm Phật về Cực Lạc, có chỗ nơi đàng hoàng, còn tu Thiền không có chỗ nào về hết, chết đi đâu? Cứ thế mà đặt câu hỏi lung tung với nhau, không hiểu trọng tâm của Phật dạy là vì chúng sanh nhiều bệnh, nhiều nghiệp nên Phật có nhiều phương tiện giáo hóa khác nhau.

Cho tới pháp môn tu Thiền cũng vậy, tùy hoàn cảnh, trình độ Phật dạy khác nhau. Như ngài A-nan đi giáo hóa gặp ông giữ nghĩa địa, xin Ngài dạy pháp tu. Ngài dạy ông quán sổ tức, tức đếm hơi thở. Gặp ông làm lò rèn, Ngài dạy: “quán bất tịnh đi”. Cả hai ông, một người đếm hơi thở một người quán bất tịnh hoài mà không thấy tiến bộ gì hết. Nghe hai ông trình bày, Ngài thắc mắc không hiểu tại sao, nên về hỏi Phật:

- Bạch Thế Tôn, con có dạy hai người đệ tử tu quán sổ tức và quán bất tịnh, nhưng không người nào đạt kết quả hết. Như vậy là sao?

Phật hỏi:

- Người được ông dạy pháp quán bất tịnh làm nghề gì?

- Thưa làm thợ rèn.

- Người được ông dạy pháp quán sổ tức làm nghề gì?

- Thưa giữ nghĩa địa.

 

Phật nói:

- Tại ông dạy sai, chớ không phải họ tu không có kết quả. Người giữ nghĩa địa thấy thây ma tới hoài thì phải dạy quán bất tịnh, vì họ chứng kiến những cảnh đó nên quán mới sâu, mới thành công. Còn người thợ rèn cứ thổi ra thổi vô khì khịt khì khịt, nên dạy quán sổ tức. Đếm hơi thở hít vô thở ra đều đặn, như chính công việc của họ thì tu dễ thành công hơn.

Nghe Phật nói thế, Ngài tìm tới hai người đệ tử dạy lại cách tu. Thời gian sau hai vị vui mừng báo tin vui với Ngài là chúng con tu có kết quả rồi.

Chúng ta mới thấy pháp tu phải nhịp nhàng theo công việc, theo tập quán của mình thì dễ thành công hơn. Không thể bất kể căn cơ, tập quán của mỗi người, tu sao cũng được. Do Phật biết trình độ, căn cơ, hoàn cảnh của mỗi người nên Ngài dạy không lầm. Vì vậy mười người tu thì mười người ngộ. Còn chúng ta bây giờ cứ nhắm chừng mà dạy, không trúng bệnh nên người ta tu hoài không ngộ gì hết. Lỗi tại mình không biết tùy duyên, tùy căn cơ mà có các phương tiện khác nhau.

Phật biết trình độ chúng sanh sai biệt nên lập nhiều pháp môn sai biệt. Tất cả sự sai biệt đó đều vì đối cơ mà trị bệnh, chớ không phải chân lý tuyệt đối. Người thời nay có tật, tu pháp nào thì cho pháp đó là tuyệt đối. Người tu pháp khác tuy cũng Phật dạy, nhưng mình cho đó chưa phải tuyệt đối, nên sanh bực bội chống đối lung tung. Đó là do trình độ hiểu Phật của chúng ta quá cạn cợt.

Chúng ta tu thiền phải biết đây là pháp trị tất cả tâm bệnh. Tại sao? Như tâm có tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến, đủ thứ phiền não thì có đủ pháp môn để đối trị. Nhưng bây giờ chúng ta thử hỏi phiền não từ đâu mà ra? - Từ tâm vọng tưởng mà ra. Tâm vọng tưởng từ đâu mà ra? - Do đối duyên xúc cảnh phân biệt mà ra. Như vậy dừng ngay tâm vọng tưởng, tức là trị tận gốc rồi. Các bệnh sẽ theo đó mà hết. Chỉ tận gốc rất khó, còn chỉ từng pháp đối cơ dễ hơn. Khi biết được tận gốc rồi chúng ta nhìn ra ngoài thấy rõ lắm, không nghi ngờ gì nữa.

Chỉ tận gốc là, vừa có hai niệm liền thành bệnh. Không có hai niệm thì đâu từng bệnh. Nếu không từng bệnh đâu cần nhiều pháp môn? Hiểu tường tận như thế chúng ta mới thấy cái hay của người tu từ gốc. Không nhận ra như thế, chúng ta chỉ tu ngọn ngành, không tột cùng được cội gốc. Học Phật mà không tìm tới tận gốc thì không bao giờ thấy được lẽ thật.

Thứ tư là bệnh thương ghét. Phải quấy đã làm khổ thiên hạ biết bao nhiêu rồi, bây giờ lại còn thương ghét nữa. Chúng ta thử tìm xem tại sao mình thương, tại sao mình ghét? Có hai lý do. Lý do thứ nhất là do thấy, nghe. Thấy mặt người đó dễ thương nên vừa ý, nghe tiếng người đó dễ nghe nên vừa ý. Thấy vừa ý, nghe vừa ý là thương. Nói vừa ý nhưng lại không biết ý mình làm sao?

 

Trên đời này không ý ai giống ý ai. Nếu người ta thấy, nghe giống nhau thì chắc có một số người có đôi bạn, còn một số người ở giá luôn. Phải vậy không? Nhờ thấy nghe không giống nhau nên người nào cũng có kẻ vừa ý hết. Người này chê, người khác không chê. Vì vậy trong thế gian ai cũng có đôi bạn được, chớ không bị lẻ loi. Rõ ràng như vậy. Người này khen đẹp vừa ý, nhưng người khác lại chê không vừa ý. Như vậy mỗi người có cái thấy, cái nghe không giống nhau. Bởi thấy nghe không giống nhau nên sự huân tập cũng khác nhau, do đó cái thương ghét cũng khác nhau. Đó là lẽ thường.

 

Nếu thương, ghét không giống nhau thì mọi người trên đời này, không ai được thương hoàn toàn, cũng không ai bị ghét hoàn toàn. Nếu được đa số thương là tốt lắm, ưu lắm rồi, thiểu số ghét cũng được. Còn người bị đa số ghét, chỉ một vài kẻ thương là dở lắm. Nhưng chúng ta có bệnh nghe ai phê phán liền nổi tức lên. Một trăm người có một người phản đối, còn lại chín mươi chín người đều đồng tình, mình cũng không chịu nữa. Nghĩa là ta đòi phải một trăm phần trăm khen ngợi hết mới được, như vậy là tham quá. Phật nói không có lẽ đó. Sống kiểu đó không bao giờ thấy yên lòng.

Đức Phật ngày xưa còn bị thiên hạ chửi kia mà, làm sao ta được mọi người thương hết? Chỉ một số người bằng lòng là quí rồi. Khi ta biết có một số người không thích mình là chuyện bình thường, thì họ nói gì mình cũng cười thôi, giận làm chi. Giận là ngu, bởi vì mình tham quá. Hiểu như vậy rồi chúng ta sống mới yên ổn nhẹ nhàng, không tham lam quá đáng, nên không khổ.

Nên biết thương ghét cũng là tập nghiệp thôi. Người tập nghiệp nào thì hợp với những người cùng có tập nghiệp ấy. Người ta hay nói bạn đồng nghiệp thường bênh vực nhau, đùm bọc nhau. Vì đồng nghiệp nên dễ thông cảm, dễ thương mến nên họ đùm bọc bênh vực nhau cũng là chuyện hợp lý. Thế nên ai cũng có chỗ sống, có nguồn an ủi hết. Đó là vì nghiệp tập giống nhau nên thương yêu nhau, bảo bọc nhau.

Như cùng làm thầy thuốc, người thầy nào lương thiện thấy những thầy thuốc lương thiện khác liền xem như anh em. Còn kẻ trộm cướp gặp mấy tên trộm cướp cũng vui vẻ thân thiện với nhau. Rõ ràng thương ghét đều từ nghiệp tập mà ra, không phải bỗng dưng có. Còn như hai phái nam nữ thương nhau là do nghiệp tập gì? Do nghiệp tập ái dục nối tiếp dòng giống trên thế gian, chớ không có gì hạnh phúc cả. Song con người vì muốn dòng giống đông, xứ sở nhiều nên tán thán đó là hạnh phúc, để gạt nhau. Trên thực tế vùi đầu vô đó rồi khổ, chớ có hạnh phúc gì đâu.

Người đời do ái mà có chồng vợ, rồi sanh con cái. Có con cái thì thương con cái. Con cái lớn lên lập gia đình sanh con, thì lại thương cháu, cứ thương hoài. Thương cái này chưa rồi, tới thương cái kia, thương cái kia chưa rồi tới thương cái nọ. Cứ thế nối tiếp không cắt được dòng ái. Cho nên người tu cắt gỡ nghiệp tập đó, nên nói tu là thoát ra biển ái, dứt mầm sanh tử. Vì nghiệp tập ấy to lớn như biển vậy.

Mỗi người ra đời đều mang theo một số nghiệp của quá khứ hoặc thuận hoặc nghịch. Nên khi gặp lại nhau, có những thương ghét khác nhau. Lâu nay trong luân lý Việt Nam có nói: “Cha mẹ nào mà không thương con.” Nhưng có những trường hợp ngược lại. Tôi đã nghe một người mẹ kể như thế này. Bà có hai đứa con, đứa thứ nhất đi khỏi thì thôi, nhưng vừa về thấy mặt là bà giận lắm, chẳng việc gì cũng cảm thấy tức giận, bực bội. Chính bà cũng không hiểu tại sao như vậy? Còn đứa thứ hai đi đâu vắng thì bà nhớ, bà trông. Nó về liền mừng rỡ. Bà hỏi tôi tại sao như vậy?

Điều đó thật khó giải thích, nhưng tôi biết rõ ấy là do nghiệp. Bởi vì trong kinh Phật có dạy, người ôm ấp lòng thương hay tâm oán thù ai, khi nhắm mắt sẽ đem theo hai hình ảnh ấy. Vì vậy đời sau gặp lại tiếp tục theo cái thương ghét trước mà đền trả. Người mình thương nhiều là người thân, người mình ghét nhiều là người oán.

 

Thêm một trường hợp nữa. Vừa rồi có hai vợ chồng nọ tìm gặp tôi, người chồng hỏi: “Thưa Thầy có cha mẹ nào không thương con không?” Tôi nói: “Cha mẹ nào mà không thương con.” Người chồng mới kể lại chuyện của vợ ông. Cha mẹ vợ ở tại Sài Gòn rất giàu, nhưng không biết lý do gì sanh con ra đem bỏ ngoài đường. Người khác thấy tội nghiệp đem về nuôi, sau họ trả lại. Trả lại, cha mẹ vợ cũng đem cho người khác, chớ không nuôi. Lớn lên vợ ông phải ra đường ăn xin, mà cha mẹ cũng không thèm nhìn. Về sau cô bé có chồng, theo chồng qua Mỹ… nghe chồng kể tới đó, cô vợ khóc lu bù. Họ hỏi thế là sao? Tôi trả lời không ra.

Nhưng tôi đoán có lẽ một phần do gia đình vợ ông mê tín, nghe lời mấy gã thầy bói nói cô ta sanh nhằm ngày tháng kỵ với cha mẹ gì đó, nên họ mới đem bỏ. Bởi vậy sự mê tín nguy hiểm vô cùng. Đó là giải thích theo nhân gian, nhưng nhà Phật bảo như vậy âu cũng là do tập nghiệp của cô với gia đình. Đời trước gieo rắc oán thù sao đó, bây giờ vừa gặp lại là phải đền trả quả khổ liền. Đã là tập nghiệp của quá khứ thì hiện tại giải không ra, vì chúng ta không thấy được quá khứ. Đó là nói cha mẹ với con cái có những trường hợp như vậy, nếu tập nghiệp thuận thì gặp lại vui vẻ thương mến, nếu tập nghiệp nghịch gặp lại chỉ khổ thôi.

Tới anh chị em sanh ra, sống chung trong một gia đình cũng vậy. Người thương kẻ này, người ghét kẻ kia, không giống nhau. Mà mức độ thương ghét cũng khác nữa. Đó là máu mủ chung, sống trong một sự giáo dục chung, mà đã khác nhau từ tư tưởng cho đến tình cảm. Thế nên đối với người ngoài chuyện thương ghét không đồng là điều dĩ nhiên thôi, đều do tập nghiệp quá khứ mà ra.

Tập nghiệp quá khứ có những việc không thể hiểu, không thể lường nổi. Thế nên tôi thường nhắc Tăng Ni nuôi con nít phải khéo, nếu không sẽ biến lòng từ bi thành nghiệp tập thương ghét, cột trói mãi từ đời này sang đời khác. Ta xuất gia là từ giã gia đình, cắt ái từ thân, vô lý bây giờ cột lại? Cho nên quí vị phải thận trọng, liệu mình không thể vượt qua được tập nghiệp thì thôi tránh, đừng làm.

Thêm tập nghiệp của mang thân nữa. Chúng ta có đủ phước duyên sanh làm người, hiểu biết rõ ràng, đi đứng tự do v.v… nhưng nếu sanh ra bị những bệnh nan y như bại liệt thì ta có còn muốn sống không? Chỉ mới tưởng tượng thế thôi, mình đã không muốn sống, chết phứt cho rồi. Song ngược lại nếu ta hỏi những người bị bệnh tật ấy, họ muốn sống không thì họ sẽ đáp: muốn sống. Rõ ràng nghiệp phải trả thì phải chịu để trả. Hồi xưa có nhiều người bị bệnh hủi, lẽ ra không muốn sống nhưng họ vẫn sống như thường. Như vậy lỡ mang thân do nghiệp tạo ra, mình phải chịu theo nó, chớ không cưỡng lại được. Đó là nghiệp tập làm người.

Đến nghiệp tập làm các thân khác như bò, heo, chó… Có con nào muốn chết đâu. Hễ có thân thì phải chịu, hài lòng với thân đó để sống, để trả. Chúng ta thấy có những con ngựa phải kéo xe, bị đánh đập đủ thứ hết mà nó có muốn chết đâu, nó cũng muốn sống. Nếu ai muốn hành hình cho nó chết, nó cự lại liền, làm dữ chớ không vừa. Như vậy mới thấy nghiệp tập của chúng sanh khi mang thân rồi, luôn luôn phải đền trả, phải chịu đựng, chớ không muốn bỏ tìm thân khác.

Đến tập nghiệp về nết na tánh tình. Tăng Ni ở trong chúng dễ thấy điều này lắm. Một trăm người là một trăm nết na, một trăm tánh tình, không ai giống ai hết. Cái không giống đó tại cha mẹ dạy hay tại sao? Như trên tôi đã nói anh em sống chung một gia đình, chịu sự giáo dục như nhau còn không thể giống nhau; huống nữa trong chùa cả trăm dòng họ khác nhau. Bây giờ có huấn luyện tới già cũng không giống như thường. Mỗi người mang một tâm tư, một tánh nết khác nhau. Kẻ thông minh, người khờ dại, giáo dục mấy họ cũng mang những nét cơ bản của riêng mỗi người. Như vậy mới thấy tập nghiệp luôn có những sai biệt giữa người này với người khác. Gương mặt khác, hành động khác, tư tưởng khác. Tất cả đều từ tập nghiệp mà ra, chớ không ai huấn luyện được hết.

Khi chúng ta thọ thân là được kết tụ bao nhiêu thứ nghiệp tập cũ và mới. Bởi vậy phăng tìm tội nghiệp không có, tại huân tập mà thành. Tất cả huân tập thành thân đều từ tập nghiệp, mà tập nghiệp không thật nên tất cả thân này cũng không thật. Thấy tột cùng như thế, ta qui tụ muôn ngàn sai biệt về một tánh Không thì không còn hai. Được tới chỗ không hai rồi, giả sử một trăm người có hình dáng, tâm tư, tình cảm khác nhau nhưng đều chung trong cái không hai ấy, đây gọi là đồng một Phật đạo.

Đạo Phật không có hai, vị Phật nào cũng như vị Phật nào. Nhiều người thắc mắc không biết chừng nào đức Phật Di-lặc ra đời? Như trong kinh nói chừng nào giáo pháp của đức Phật Thích-ca không còn ai biết tới, danh từ Tam Bảo không còn ai biết tới, chừng đó đức Phật Di-lặc ra đời. Tại sao vậy? Vì Phật Phật đạo đồng. Đồng nên vị này còn, vị kia ra nữa dư. Tại sao đồng? Bởi vì tu tới chỗ không còn hai niệm khác nhau, đó là Tâm thể như như. Tâm thể như như thì mọi người đều như, ai cũng như ai, có gì khác. Nên biết đạo của chư Phật không khác, chỉ phương tiện truyền bá mới khác. Vì vậy nên nói Phật Phật đạo đồng.

Như trên đã nói thân này đã do tập nghiệp thành, mà tập nghiệp không thật nên rõ ràng thân cũng không thật. Thấy thế là giác ngộ, là thấu suốt. Căn bản tu chính là sự giác ngộ, thấu suốt ấy.

Để kết thúc bài này, tôi dẫn câu chuyện của Tổ Đạo Tín. Lúc mới mười bốn tuổi, ngài Đạo Tín tới gặp Tổ Tăng Xán đảnh lễ thưa: “Kính bạch Hòa thượng, xin Hòa thượng dạy con pháp môn giải thoát.” Tổ nhìn thẳng vào mặt Đạo Tín hỏi: “Ai trói buộc ngươi?” Thưa: “Không ai trói buộc con.” Tổ bảo: “Không ai trói buộc, cầu giải thoát làm gì?” Ngay đó ngài Đạo Tín liền biết đường vào.

Lâu nay chúng ta học kinh, nghe nói nghiệp dẫn mình đi trong sanh tử, như vậy nghiệp là cái trói buộc mình. Nhưng ta thử hỏi lại nghiệp có thật hay không? Nghiệp không thật, nên tìm không thấy, thành ra đâu thể nói nghiệp trói buộc mình. Như vậy cầu giải thoát làm gì? Do trước kia ta hiểu lầm nghiệp là gốc trói buộc mình, bây giờ tìm không ra tức biết nghiệp không thật. Nghiệp không thật nên hết trói buộc, là giải thoát. Đơn giản làm sao!

Như trên đã nói, tất cả đều do nghiệp tập mà thành, nghiệp tập có thật đâu! Nó là cái tạm bợ giả dối do mình tập thành, như vậy ta làm chủ nó chớ không phải nó làm chủ ta. Bây giờ chỉ cần buông hết nghiệp tập là giải thoát sanh tử. Muốn buông hết nghiệp tập thì phải buông cái gốc của nó là suy nghĩ phân biệt, đối đãi. Cho nên hỏi ai trói buộc ngươi, mình tìm đáo để vẫn không thấy. Không có ai trói buộc thì cầu giải thoát làm gì, như vậy là giải thoát rồi. Có trói buộc mới mở, còn không ai trói buộc thì mở cái gì, tự nhiên giải thoát rồi. Vì thế nghe Tổ nói, ngài Đạo Tín thấy được lối vào.

Chư Tổ từ trước đến sau chung một hệ thống hết sức rõ ràng, không có hai đường. Tổ Trúc Lâm Đại Đầu-đà trong bài “Sơn Phòng Mạn Hứng”, đã nói bốn câu hay đáo để:

 

Thùy phược cánh tương cầu giải thoát,

Bất phàm hà tất mịch thần tiên.

Viên nhàn mã quyện nhân ưng lão,

Y cựu vân trang nhất tháp thiền.

“Thùy phược cánh tương cầu giải thoát” là ai trói lại mong cầu được giải thoát? Ở đây, Ngài lấy ngay ý của Tổ Đạo Tín hỏi Tổ Tăng Xán, ai trói lại đi cầu giải thoát. Tìm cho kỹ thì gốc trói mình là từ nghiệp tập, mà nghiệp tập không thật. Như vậy ai trói buộc mình mà cầu giải thoát?

“Bất phàm hà tất mịch thần tiên” là ta chẳng phải phàm đâu cần cầu thần tiên, cầu thánh, cầu Phật làm gì? Như vậy chúng ta tu cầu thành gì? Chính mình đã là Phật, đã có Tánh giác thì đã là Phật, nhưng Phật nhân chớ không phải Phật quả. Hiện tại vì nghiệp tập nhiều quá nên tuy đã có tánh Phật nhưng chưa thành Phật. Bản tánh mình là Phật rồi thì còn cầu làm Phật chi nữa cho mất công. Hai câu này nói rõ rằng tất cả chúng ta không bị gì trói buộc cả, chẳng qua nghiệp tập hư ảo không thật tạm che khuất tánh Phật. Như vậy tu không phải cầu bên ngoài mà soi lại mình, trở về mình. Thế hôi.

“Viên nhàn mã quyện nhân ưng lão” là con khỉ nhàn, con ngựa mỏi, còn người thì già. Câu này nói rõ tất cả mọi loài trên thế gian này, đều từ sanh lần lần tới lão tử, không loài nào thoát khỏi.

 

“Y cựu vân trang nhất tháp thiền” là chỉ còn y nguyên ở vân trang một tòa thiền. Mấy thứ kia già hết, chỉ một tòa ngồi thiền không già. Để nói lên mọi sự mọi vật trên thế gian đều bị biến chuyển, vô thường, chỉ cái chân thật nguyên vẹn của chính mình không bao giờ đổi dời, thì làm gì có sanh tử, có sanh già bệnh chết.

Chỉ bốn câu này thôi, chúng ta thấy Ngài đã thấu triệt được lý nghiệp duyên do mình tạo, rồi tự mình khổ. Bây giờ muốn hết khổ, chỉ cần quay lại nhìn tường tận nghiệp không thật, tâm niệm phân biệt không thật thì mọi trói buộc không còn. Chính mình đã có Phật sẵn còn cầu thành tiên thành Phật làm gì nữa. Làm thân người hay thân loài vật đều sống trong cảnh vô thường sanh diệt, chỉ có vô niệm của nhà thiền xưa nay không hai, không đổi.

Như vậy từ Tổ Đạt-ma đến các Tổ Trung Hoa, sang Tổ Việt Nam cái nhìn không khác nhau. Chúng ta thấy rõ tinh thần của người xưa dù ở mỗi hoàn cảnh khác nhau nhưng chỗ ngộ không hai. Vì vậy chúng ta tu, muốn không còn nghiệp tập nữa thì phải trở về được chỗ tột cùng không hai đó, mới chấm dứt luân hồi sanh tử, mới tự tại thoát khỏi mọi buộc ràng.

 

Các bài mới

Các bài đã đăng

Chuyên đề

adv3

Video giới thiệu

Tập:
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
  • 9
  • 10
  • 11
  • 12
  • 13
  • 14
  • 15
  • 16
  • 17
  • 18
  • 19
  • 20
  • 21
  • 22
  • 23
  • 24
  • 25
  • 26
  • 27
  • 28
  • 29
  • 30
  • 31
  • 32
  • 33
  • 34
  • 35

Tìm kiếm

Tin mới

Đọc nhiều

Ảnh đẹp

Ảnh đẹp
Ảnh đẹp
Ảnh đẹp
Ảnh đẹp
Ảnh đẹp

Lịch

Thống kê truy cập

  • Lượt truy cập: 89404
  • Online: 19