Mời Tham Dự Khóa Tu Một Ngày Tu An Lạc Tháng 10 - Lễ Tưởng Niệm Phật Hoàng Trần Nhân Tông và Thiền Sư Chân Nguyên
Đặc Điểm Của Thiền Tông Việt Nam
Bế mạc khóa gặp mặt chư Tôn đức Tăng các thiền viện Tông môn Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam khu vực phía Bắc
Các hoạt động tại Khóa gặp mặt Chư Tôn Đức Tăng Các Thiền Viện Trong Tông Môn Thiền Phái Trúc Lâm Khu vực Phía Bắc
Thiền phái Trúc Lâm VN tổ chức khóa gặp mặt, tu học dành cho chư Tăng các thiền viện khu vực phía Bắc
Lễ Giỗ Tổ Bồ Đề Đạt Ma PL.2568-DL.2024 tại TVTL Sùng Phúc
Chuyện Tổ Bồ Đề Đạt Ma
Tiểu Sử Tổ Bồ Đề Đạt Ma
Thiền Tông Là Gì
Thiền Của Đạo Phật
Chủ nhật, 22/12/2024
,
Thiền tông và Kinh điển không hai
29/07/2009 | Lượt xem: 3892
HT Thích Thanh Từ giảng tại TVTL Đà Lạt
Tinh thần Thiền tông là tinh thần trực chỉ, tức chỉ thẳng. Chúng tôi sẽ đối chiếu một vài đoạn trong kinh Kim Cang với tinh thần trực chỉ của Thiền tông để quí vị thấy rõ nó không hai, không khác. Qua đó chúng ta ứng dụng tu và nhận định trở lại lời hướng dẫn của Thiền sư Thần Hội rất phù hợp. Vì vậy bài pháp này đơn giản, ngắn gọn nhưng rất thâm thúy, quí vị ráng tận tâm lắng nghe.
Tinh thần Thiền tông là tinh thần trực chỉ, tức chỉ thẳng. Chúng tôi sẽ đối chiếu một vài đoạn trong kinh Kim Cang với tinh thần trực chỉ của Thiền tông để quí vị thấy rõ nó không hai, không khác. Qua đó chúng ta ứng dụng tu và nhận định trở lại lời hướng dẫn của Thiền sư Thần Hội rất phù hợp. Vì vậy bài pháp này đơn giản, ngắn gọn nhưng rất thâm thúy, quí vị ráng tận tâm lắng nghe.
Chúng ta đọc sách thiền, không ai chẳng thuộc bài kệ:
Bất lập văn tự
Giáo ngoại biệt truyền
Trực chỉ nhân tâm
Kiến tánh thành Phật.
Giáo ngoại biệt truyền
Trực chỉ nhân tâm
Kiến tánh thành Phật.
Chúng tôi cho rằng đây là châm ngôn của nhà thiền. “Bất lập văn tự” tức là lối chỉ dạy của Thiền tông, vì lối chỉ dạy này không kẹt trong văn tự nên gọi là bất lập văn tự. “Giáo ngoại biệt truyền” tức truyền ngoài giáo lý. Nói truyền ngoài vì không nằm trong các bộ kinh Phật dạy, nhưng chỉ thẳng những điểm then chốt cho chúng ta tu nên nói giáo ngoại biệt truyền. “Trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật”, là chỉ thẳng tâm người để họ thấy tánh thành Phật.
Trong bốn câu này, hai câu đầu nói lên ý nghĩa Thiền tông truyền ngoài giáo lý, hai câu sau mới nói thẳng về thiền. Thiền là gì? Là chỉ thẳng tâm người, nhận ra Bản tánh để thấy mình là Phật, nên nói kiến tánh thành Phật. Giá trị ở đây là giá trị chỉ thẳng, chỉ thẳng bằng cách nào?
Trước hết tôi đối chiếu với các pháp môn tu của Phật giáo Việt Nam hiện nay. Như pháp môn Tịnh độ, đức Phật dạy dùng câu niệm Phật “Nam-mô A-di-đà Phật”. Niệm mãi cho tới nhất tâm bất loạn thì khi lâm chung được Phật đón về Cực Lạc. Như vậy giá trị của pháp môn tu Tịnh độ là niệm Phật đến chỗ nhất tâm. Chỗ nhất tâm này với chỗ trực chỉ nhân tâm trong nhà thiền có khác nhau không? Nhà thiền chỉ thẳng tâm mình, đó là tâm bất sanh bất diệt. Nhận được tâm bất sanh bất diệt là nhận được Bản tánh, tu hành thành Phật. Còn bên Tịnh độ dạy niệm Phật đến nhất tâm, tức cũng tới chỗ tâm bất sanh bất diệt. Khi còn niệm là còn sanh diệt, đến chỗ nhất tâm mới bất sanh bất diệt, tâm đó là tâm Phật. Như vậy thiền chỉ thẳng tâm bất sanh bất diệt, còn Tịnh độ phải qua trung gian câu niệm Phật, niệm mãi cho tới nhất tâm. Đó là pháp môn thứ nhất, đối chiếu giữa Tịnh độ với Thiền tông.
Pháp môn thứ hai là Mật tông, pháp này dạy trì thần chú. Bất cứ một câu thần chú nào hành giả tin tưởng linh thiêng, có giá trị nhất thì tụng mãi cho tới tam mật: thân mật, khẩu mật và ý mật. Thân mật bằng cách ngồi bắt ấn, khẩu mật bằng cách tụng câu chú không bị sai sót, ý mật là ý duyên theo câu chú chuyên nhất, không có niệm nào dấy khởi. Được thế đức Phật Đại Nhật sẽ xoa đầu thọ ký. Trong tam mật, chú trọng đến ý mật không còn niệm thứ hai. Như vậy ý mật của Mật tông không khác với tâm bất sanh bất diệt của Thiền tông. Hai pháp Tịnh độ và Mật tông còn qua trung gian câu niệm Phật hay câu thần chú, riêng Thiền tông chỉ thẳng không qua phương tiện nào cả, nhưng kết quả cuối cùng đều gặp nhau.
Đến pháp thứ ba là thiền Nguyên thủy, đa số dùng lối quán chiếu của Tứ niệm xứ: quán thân bất tịnh, thọ là khổ, tâm vô thường, pháp vô ngã. Kiên tâm vào một pháp quán ấy cho tới khi đạt được các tầng thiền định như: Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền, Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi phi tưởng xứ, cuối cùng là Diệt thọ tưởng định hay còn gọi Diệt tận định thì chứng quả A-la-hán. Như vậy Diệt thọ tưởng định là định diệt hết các cảm giác đối với sáu trần. Thọ tức là xúc chạm với ngoại trần có cảm giác vui khổ, tưởng là tâm nghĩ suy ở trong. Đối với cảm giác bên ngoài và tâm nghĩ suy bên trong đều dứt sạch tức là vào được Diệt thọ tưởng định, chứng quả A-la-hán, nhập Niết-bàn vô sanh. Thiền này dễ tu vì có nhiều cấp bậc Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền v.v... Còn Thiền tông thì sao?
Thiền tông không có Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền gì hết, thành ra thấy khó tu vì không có chặng nào để chúng ta dừng chân. Tuy nhiên, hành giả tu theo Thiền tông cũng trải qua các tầng thiền đó. Như Sơ thiền còn gọi là “Ly sanh hỉ lạc”. Ly là lìa ngũ dục nên sanh ra vui thích. Bây giờ chúng ta không nói Sơ thiền, nhưng khi ngồi tâm yên tịnh sáng suốt, đối với các dục lạc thế gian tự thấy nhẹ nhàng không còn vướng bận nữa, lúc đó có vui không? Mình cũng vui nhưng không nói chứng Sơ thiền. Tại sao? Vì ở đây không muốn dùng đến phương tiện, sợ hành giả kẹt trong phương tiện, mà muốn chỉ thẳng chỗ tột cùng. Do Thiền tông không thấy chứng đắc nên việc tu hơi khó, còn thiền Nguyên thủy có từng bậc chứng đắc, thấy dễ tu nhưng không khéo lại dễ mắc kẹt trong chỗ sở đắc. Do kẹt trong sở đắc nên thấy có hơn thua, từ đó sanh phân biệt. Chỉ khi nào tới Diệt thọ tưởng định không còn cảm thọ nơi sáu trần và các tâm tưởng bên trong dứt sạch đó là đến được Niết-bàn vô sanh. Chỗ này đối chiếu với chỗ vô sở đắc của Thiền tông không hai.
Thứ tư là đối chiếu kinh Kim Cang. Trong kinh Kim Cang, ngài Tu-bồ-đề có hai câu hỏi: Thế nào để hàng phục tâm và an trụ tâm? Hàng phục tâm tức là dứt vọng tưởng, an trụ tâm là không dính với sáu trần. Tôi sẽ đối chiếu cho quí vị thấy rõ kinh Kim Cang chỉ thẳng, người tu muốn đến kết quả cứu kính thì phải hàng phục tâm, phải an trụ tâm. Nếu chúng ta hàng phục được tâm thì hết tưởng, an trụ tâm thì hết động, không động không tưởng đó là chỗ tâm bất sanh bất diệt của Thiền tông. Tới đó là Niết-bàn, nhưng khác với Niết-bàn của Nguyên thủy là tu tới Diệt thọ tưởng định mới được. Vì vậy mà hai bên có chỗ sai biệt.
Bây giờ tôi nói “trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật” của nhà thiền đối chiếu với kinh Kim Cang như thế nào? Thiền sư Mãn Giác có làm bài kệ:
Trong bốn câu này, hai câu đầu nói lên ý nghĩa Thiền tông truyền ngoài giáo lý, hai câu sau mới nói thẳng về thiền. Thiền là gì? Là chỉ thẳng tâm người, nhận ra Bản tánh để thấy mình là Phật, nên nói kiến tánh thành Phật. Giá trị ở đây là giá trị chỉ thẳng, chỉ thẳng bằng cách nào?
Trước hết tôi đối chiếu với các pháp môn tu của Phật giáo Việt Nam hiện nay. Như pháp môn Tịnh độ, đức Phật dạy dùng câu niệm Phật “Nam-mô A-di-đà Phật”. Niệm mãi cho tới nhất tâm bất loạn thì khi lâm chung được Phật đón về Cực Lạc. Như vậy giá trị của pháp môn tu Tịnh độ là niệm Phật đến chỗ nhất tâm. Chỗ nhất tâm này với chỗ trực chỉ nhân tâm trong nhà thiền có khác nhau không? Nhà thiền chỉ thẳng tâm mình, đó là tâm bất sanh bất diệt. Nhận được tâm bất sanh bất diệt là nhận được Bản tánh, tu hành thành Phật. Còn bên Tịnh độ dạy niệm Phật đến nhất tâm, tức cũng tới chỗ tâm bất sanh bất diệt. Khi còn niệm là còn sanh diệt, đến chỗ nhất tâm mới bất sanh bất diệt, tâm đó là tâm Phật. Như vậy thiền chỉ thẳng tâm bất sanh bất diệt, còn Tịnh độ phải qua trung gian câu niệm Phật, niệm mãi cho tới nhất tâm. Đó là pháp môn thứ nhất, đối chiếu giữa Tịnh độ với Thiền tông.
Pháp môn thứ hai là Mật tông, pháp này dạy trì thần chú. Bất cứ một câu thần chú nào hành giả tin tưởng linh thiêng, có giá trị nhất thì tụng mãi cho tới tam mật: thân mật, khẩu mật và ý mật. Thân mật bằng cách ngồi bắt ấn, khẩu mật bằng cách tụng câu chú không bị sai sót, ý mật là ý duyên theo câu chú chuyên nhất, không có niệm nào dấy khởi. Được thế đức Phật Đại Nhật sẽ xoa đầu thọ ký. Trong tam mật, chú trọng đến ý mật không còn niệm thứ hai. Như vậy ý mật của Mật tông không khác với tâm bất sanh bất diệt của Thiền tông. Hai pháp Tịnh độ và Mật tông còn qua trung gian câu niệm Phật hay câu thần chú, riêng Thiền tông chỉ thẳng không qua phương tiện nào cả, nhưng kết quả cuối cùng đều gặp nhau.
Đến pháp thứ ba là thiền Nguyên thủy, đa số dùng lối quán chiếu của Tứ niệm xứ: quán thân bất tịnh, thọ là khổ, tâm vô thường, pháp vô ngã. Kiên tâm vào một pháp quán ấy cho tới khi đạt được các tầng thiền định như: Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền, Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi phi tưởng xứ, cuối cùng là Diệt thọ tưởng định hay còn gọi Diệt tận định thì chứng quả A-la-hán. Như vậy Diệt thọ tưởng định là định diệt hết các cảm giác đối với sáu trần. Thọ tức là xúc chạm với ngoại trần có cảm giác vui khổ, tưởng là tâm nghĩ suy ở trong. Đối với cảm giác bên ngoài và tâm nghĩ suy bên trong đều dứt sạch tức là vào được Diệt thọ tưởng định, chứng quả A-la-hán, nhập Niết-bàn vô sanh. Thiền này dễ tu vì có nhiều cấp bậc Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền v.v... Còn Thiền tông thì sao?
Thiền tông không có Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền gì hết, thành ra thấy khó tu vì không có chặng nào để chúng ta dừng chân. Tuy nhiên, hành giả tu theo Thiền tông cũng trải qua các tầng thiền đó. Như Sơ thiền còn gọi là “Ly sanh hỉ lạc”. Ly là lìa ngũ dục nên sanh ra vui thích. Bây giờ chúng ta không nói Sơ thiền, nhưng khi ngồi tâm yên tịnh sáng suốt, đối với các dục lạc thế gian tự thấy nhẹ nhàng không còn vướng bận nữa, lúc đó có vui không? Mình cũng vui nhưng không nói chứng Sơ thiền. Tại sao? Vì ở đây không muốn dùng đến phương tiện, sợ hành giả kẹt trong phương tiện, mà muốn chỉ thẳng chỗ tột cùng. Do Thiền tông không thấy chứng đắc nên việc tu hơi khó, còn thiền Nguyên thủy có từng bậc chứng đắc, thấy dễ tu nhưng không khéo lại dễ mắc kẹt trong chỗ sở đắc. Do kẹt trong sở đắc nên thấy có hơn thua, từ đó sanh phân biệt. Chỉ khi nào tới Diệt thọ tưởng định không còn cảm thọ nơi sáu trần và các tâm tưởng bên trong dứt sạch đó là đến được Niết-bàn vô sanh. Chỗ này đối chiếu với chỗ vô sở đắc của Thiền tông không hai.
Thứ tư là đối chiếu kinh Kim Cang. Trong kinh Kim Cang, ngài Tu-bồ-đề có hai câu hỏi: Thế nào để hàng phục tâm và an trụ tâm? Hàng phục tâm tức là dứt vọng tưởng, an trụ tâm là không dính với sáu trần. Tôi sẽ đối chiếu cho quí vị thấy rõ kinh Kim Cang chỉ thẳng, người tu muốn đến kết quả cứu kính thì phải hàng phục tâm, phải an trụ tâm. Nếu chúng ta hàng phục được tâm thì hết tưởng, an trụ tâm thì hết động, không động không tưởng đó là chỗ tâm bất sanh bất diệt của Thiền tông. Tới đó là Niết-bàn, nhưng khác với Niết-bàn của Nguyên thủy là tu tới Diệt thọ tưởng định mới được. Vì vậy mà hai bên có chỗ sai biệt.
Bây giờ tôi nói “trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật” của nhà thiền đối chiếu với kinh Kim Cang như thế nào? Thiền sư Mãn Giác có làm bài kệ:
Xuân khứ bách hoa lạc,
Xuân đáo bách hoa khai.
Sự trục nhãn tiền quá,
Lão tùng đầu thượng lai.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.
Xuân đáo bách hoa khai.
Sự trục nhãn tiền quá,
Lão tùng đầu thượng lai.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.
“Xuân khứ bách hoa lạc” tức mùa xuân đi thì trăm hoa rụng. “Xuân đáo bách hoa khai”, tức mùa xuân đến thì trăm hoa nở. Thiền sư mượn mùa xuân và những cành hoa để chỉ muôn vật ở trên thế gian này từ cây cối, ngọn núi, cái nhà, con sông... tất cả những gì có hình tướng đều giống như hình ảnh hoa nở, hoa tàn. Xuân đi xuân đến làm cho muôn vật theo đó mà diệt mà sanh; sanh diệt diệt sanh theo thời gian cuốn trôi mãi. Vì vậy muôn vật là hình ảnh vô thường, tạm bợ, không bền lâu, luôn bị thời gian chi phối.
Con người cũng thế: Sự trục nhãn tiền quá, lão tùng đầu thượng lai. “Sự trục nhãn tiền quá”, nghĩa là mọi sự việc trôi qua trước mắt, ở đây muốn nói tất cả những gì có hình tướng đều bị thời gian cuốn trôi hết. “Lão tùng đầu thượng lai”, nhìn lên đầu thấy tóc đã bạc hết rồi. Sự vật, con người tất cả đều bị thời gian cuốn trôi. Đây là luật chung, muôn vật đều vô thường, con người cũng vô thường. Đã là vô thường thì tạm bợ không thật. Thấy được như vậy, rõ ràng không ngờ vực nữa về sự vô thường của các pháp. Nhưng còn sót lại cái gì? Hai câu sau:
Con người cũng thế: Sự trục nhãn tiền quá, lão tùng đầu thượng lai. “Sự trục nhãn tiền quá”, nghĩa là mọi sự việc trôi qua trước mắt, ở đây muốn nói tất cả những gì có hình tướng đều bị thời gian cuốn trôi hết. “Lão tùng đầu thượng lai”, nhìn lên đầu thấy tóc đã bạc hết rồi. Sự vật, con người tất cả đều bị thời gian cuốn trôi. Đây là luật chung, muôn vật đều vô thường, con người cũng vô thường. Đã là vô thường thì tạm bợ không thật. Thấy được như vậy, rõ ràng không ngờ vực nữa về sự vô thường của các pháp. Nhưng còn sót lại cái gì? Hai câu sau:
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.
Đừng bảo rằng mùa xuân qua, tất cả những đóa hoa đều rụng hết. Lấy đâu làm bằng chứng? Đây, đêm qua trước sân chùa vẫn còn một cành mai tươi tắn, đẹp đẽ. Tất cả những đóa hoa kia theo thời tiết sanh diệt, bị cuốn trôi hết nhưng còn một cành mai, giữa thời tiết lạnh lẽo giá rét vẫn nở tươi thắm, nguyên vẹn.
Đóa hoa mai đó chỉ cho cái gì ? Tất cả đều bị vô thường chi phối nhưng lại có một cái vô thường không chi phối được, đó là cái chân thật nơi mỗi chúng ta. Con người, muôn vật về hình tướng đều bị vô thường cuốn hút, nhưng trong đó có một cái tồn tại miên viễn chưa bao giờ vô thường lôi cuốn được. Thiền sư đã thi vị hóa cái đó bằng đóa hoa mai giữa mùa đông. Lời thơ đơn giản mà đẹp đẽ làm sao!
Trong kinh Kim Cang, có đoạn đức Phật dạy rằng: “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng, nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như Lai”, nghĩa là những gì có hình tướng đều hư dối. Tại sao? Vì nó vô thường. Bốn câu thơ đầu đã nói lên ý này của kinh; hoa, người là các thứ có tướng nên bị vô thường cuốn đi. Nếu thấy các tướng ấy không phải tướng là thấy Phật. Vì sao? Vì chúng ta dùng Trí tuệ Bát-nhã soi thấy rõ các pháp thế gian những gì có hình tướng đều duyên hợp hư giả, đều bị vô thường chi phối. Biết rõ nó là hư giả, tạm bợ, là biết được lẽ thật của các pháp. Biết được lẽ thật của các pháp tức là thấy Phật. Thiền sư nói thấy được hoa mai nở giữa mùa đông, còn kinh nói thấy rõ được các tướng không thật, hư dối là thấy Phật. Kinh nói những lời cao siêu giải thoát, còn thơ nói với vẻ mỹ miều văn chương, chớ sự thật đều chỉ chung một chỗ, trọng tâm không hai.
Như vậy một Thiền sư Việt Nam đời Lý diễn đạt có sáu câu thơ thôi mà nói được hết ý của kinh Kim Cang. Đức Lục Tổ ở Trung Hoa ngộ đạo nơi kinh Kim Cang. Khi Ngũ Tổ giảng tới câu làm sao an trụ tâm để được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, Phật dạy: “Bất ưng trụ sắc sanh tâm, bất ưng trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm, ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, nghĩa là người muốn an trụ tâm, được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thì đừng dính mắc chỗ sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Đối với sáu trần không vướng mắc đó là an trụ tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Nghe đến đây Lục Tổ thốt lên: Đâu ngờ tâm mình xưa nay thanh tịnh, đâu ngờ tâm mình bất sanh bất diệt v.v... Tại sao như vậy?
Bởi vì lâu nay chúng ta cứ ngỡ tâm mình là tâm duyên theo cảnh, phân biệt cảnh. Đến khi nghe Phật dạy tâm còn vướng mắc với sáu trần không phải là tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Muốn thấy tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thì phải dừng tâm vướng mắc sáu trần. Tâm không vướng mắc sáu trần mới thật là tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Ngay đó Lục Tổ thấy rõ, khi tâm dính mắc với sáu trần không có, không dấy khởi, lúc đó Tâm chân thật của mình mới hiện bày.
Bây giờ chúng ta thử hai phút thôi không dấy nghĩ một điều gì trên thế gian này hết, lúc đó có biết không? Chúng ta đâu phải vật vô tri, không nghĩ mà ta vẫn biết như thường. Cái biết đó hình dáng ra sao, có động tịnh gì không? Chúng ta cứ cho cái nghĩ mới gọi là biết, đó là tâm mình, nên quên “cái không nghĩ mà hằng biết”. Vì quên như thế nên cứ chạy theo cái biết so đo, tính toán hơn thua, phải quấy, suốt cả ngày điên đảo. Bây giờ dừng tâm chạy theo sáu trần, tự nhiên cái chân thật đang tri đang giác này hiện tiền. Cái đang tri đang giác hiện tiền không tướng mạo, không sanh diệt nên Lục Tổ nói đâu ngờ mình đã sẵn có cái chưa từng sanh diệt, cái hoàn toàn thanh tịnh v.v...
Chúng ta cho rằng lúc không suy nghĩ phân biệt là không có tâm, đó là sự mê lầm muôn đời của con người. Cái chân thật hiện hữu mà mình bỏ quên, chạy theo những lăng xăng điên đảo nên tạo nghiệp sanh tử muôn đời muôn kiếp. Bây giờ biết những lăng xăng điên đảo ấy là hư dối, không thèm chạy theo nó nữa thì thấy Phật ngay. Phật ở đâu? Ở ngay nơi mình. Đây là trực chỉ, tức chỉ thẳng ông Phật nơi mỗi người, chớ không phải niệm Phật hay trì chú mới thấy Phật. Chúng ta không có niệm lăng xăng dấy động, không bị các tưởng, lục trần lôi kéo, yên tịnh trong sáng, hằng giác hằng tri, đó là ông Phật của mình hiện tiền.
Chúng sanh có bệnh nói thẳng thì không quan tâm, nói quanh co vòng vo mới chịu. Vì vậy nghe nói tu chứng được Sơ thiền, Nhị thiền… thì thích vì có chứng đắc, còn chỉ thẳng tâm không có chứng đắc chi cả thì không thích. Nếu đối chiếu giữa thiền Nguyên thủy và kinh Kim Cang thì Diệt thọ tưởng định của thiền Nguyên thủy giống như dứt tưởng là hàng phục tâm, dừng thọ là an trụ tâm của kinh Kim Cang. Tâm không còn hai thứ đó nữa là vô sanh, là Niết-bàn. Như vậy kinh và thiền đâu có khác. Khổ nỗi chúng ta ham Niết-bàn mà không chịu nhận lại tâm hằng hữu bất sanh bất diệt của mình, chạy lăng xăng theo tâm thương ghét, buồn giận, hơn thua, phải quấy… Chắc ai cũng thương, cũng quyến luyến tâm đó nên bỏ không được. Lúc nào cũng suy nghĩ nhiều phân biệt giỏi, cho đó là khôn, còn dừng không suy nghĩ cho là khờ dại. Đây là điều lầm lẫn vô cùng to lớn.
Chúng ta phải ngồi thiền hai tiếng đồng hồ cay đắng để làm gì? Để hàng phục tâm, để an trụ tâm. Hàng phục được nó, an trụ được nó rồi thì ông Phật của mình hiện ra, đây mới là ông Phật thật, chớ còn Phật ở đâu đến thì không thật của mình. Kinh Kim Cang đã chỉ thẳng cho chúng ta lẽ thật đó. Ở Việt Nam, ngài Trần Nhân Tông khi còn làm Thái thượng hoàng, có làm bài phú Cư Trần Lạc Đạo bằng chữ Nôm, bốn câu kệ kết thúc lại viết bằng văn Hán, ở đây tôi chỉ dẫn hai câu chót:
Như vậy một Thiền sư Việt Nam đời Lý diễn đạt có sáu câu thơ thôi mà nói được hết ý của kinh Kim Cang. Đức Lục Tổ ở Trung Hoa ngộ đạo nơi kinh Kim Cang. Khi Ngũ Tổ giảng tới câu làm sao an trụ tâm để được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, Phật dạy: “Bất ưng trụ sắc sanh tâm, bất ưng trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm, ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, nghĩa là người muốn an trụ tâm, được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thì đừng dính mắc chỗ sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Đối với sáu trần không vướng mắc đó là an trụ tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Nghe đến đây Lục Tổ thốt lên: Đâu ngờ tâm mình xưa nay thanh tịnh, đâu ngờ tâm mình bất sanh bất diệt v.v... Tại sao như vậy?
Bởi vì lâu nay chúng ta cứ ngỡ tâm mình là tâm duyên theo cảnh, phân biệt cảnh. Đến khi nghe Phật dạy tâm còn vướng mắc với sáu trần không phải là tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Muốn thấy tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thì phải dừng tâm vướng mắc sáu trần. Tâm không vướng mắc sáu trần mới thật là tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Ngay đó Lục Tổ thấy rõ, khi tâm dính mắc với sáu trần không có, không dấy khởi, lúc đó Tâm chân thật của mình mới hiện bày.
Bây giờ chúng ta thử hai phút thôi không dấy nghĩ một điều gì trên thế gian này hết, lúc đó có biết không? Chúng ta đâu phải vật vô tri, không nghĩ mà ta vẫn biết như thường. Cái biết đó hình dáng ra sao, có động tịnh gì không? Chúng ta cứ cho cái nghĩ mới gọi là biết, đó là tâm mình, nên quên “cái không nghĩ mà hằng biết”. Vì quên như thế nên cứ chạy theo cái biết so đo, tính toán hơn thua, phải quấy, suốt cả ngày điên đảo. Bây giờ dừng tâm chạy theo sáu trần, tự nhiên cái chân thật đang tri đang giác này hiện tiền. Cái đang tri đang giác hiện tiền không tướng mạo, không sanh diệt nên Lục Tổ nói đâu ngờ mình đã sẵn có cái chưa từng sanh diệt, cái hoàn toàn thanh tịnh v.v...
Chúng ta cho rằng lúc không suy nghĩ phân biệt là không có tâm, đó là sự mê lầm muôn đời của con người. Cái chân thật hiện hữu mà mình bỏ quên, chạy theo những lăng xăng điên đảo nên tạo nghiệp sanh tử muôn đời muôn kiếp. Bây giờ biết những lăng xăng điên đảo ấy là hư dối, không thèm chạy theo nó nữa thì thấy Phật ngay. Phật ở đâu? Ở ngay nơi mình. Đây là trực chỉ, tức chỉ thẳng ông Phật nơi mỗi người, chớ không phải niệm Phật hay trì chú mới thấy Phật. Chúng ta không có niệm lăng xăng dấy động, không bị các tưởng, lục trần lôi kéo, yên tịnh trong sáng, hằng giác hằng tri, đó là ông Phật của mình hiện tiền.
Chúng sanh có bệnh nói thẳng thì không quan tâm, nói quanh co vòng vo mới chịu. Vì vậy nghe nói tu chứng được Sơ thiền, Nhị thiền… thì thích vì có chứng đắc, còn chỉ thẳng tâm không có chứng đắc chi cả thì không thích. Nếu đối chiếu giữa thiền Nguyên thủy và kinh Kim Cang thì Diệt thọ tưởng định của thiền Nguyên thủy giống như dứt tưởng là hàng phục tâm, dừng thọ là an trụ tâm của kinh Kim Cang. Tâm không còn hai thứ đó nữa là vô sanh, là Niết-bàn. Như vậy kinh và thiền đâu có khác. Khổ nỗi chúng ta ham Niết-bàn mà không chịu nhận lại tâm hằng hữu bất sanh bất diệt của mình, chạy lăng xăng theo tâm thương ghét, buồn giận, hơn thua, phải quấy… Chắc ai cũng thương, cũng quyến luyến tâm đó nên bỏ không được. Lúc nào cũng suy nghĩ nhiều phân biệt giỏi, cho đó là khôn, còn dừng không suy nghĩ cho là khờ dại. Đây là điều lầm lẫn vô cùng to lớn.
Chúng ta phải ngồi thiền hai tiếng đồng hồ cay đắng để làm gì? Để hàng phục tâm, để an trụ tâm. Hàng phục được nó, an trụ được nó rồi thì ông Phật của mình hiện ra, đây mới là ông Phật thật, chớ còn Phật ở đâu đến thì không thật của mình. Kinh Kim Cang đã chỉ thẳng cho chúng ta lẽ thật đó. Ở Việt Nam, ngài Trần Nhân Tông khi còn làm Thái thượng hoàng, có làm bài phú Cư Trần Lạc Đạo bằng chữ Nôm, bốn câu kệ kết thúc lại viết bằng văn Hán, ở đây tôi chỉ dẫn hai câu chót:
Gia trung hữu bảo hưu tầm mích,
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.
Nghĩa là:
Trong nhà có báu thôi tìm kiếm,
Đối cảnh không tâm chớ hỏi thiền.
Đối cảnh không tâm chớ hỏi thiền.
“Trong nhà có báu” tức trong nhà có ông Phật, có tâm bất sanh bất diệt rồi, đừng tìm kiếm ở đâu hết. Muốn thấy ông Phật đó phải làm sao? “Đối cảnh vô tâm” là đối với sáu trần không chạy theo, không dính mắc, đó là thiền, là cơ hội thấy hòn ngọc báu của mình. Như vậy cái thấy của Ngài có khác gì với cái thấy của Lục Tổ ngày xưa.
Lục Tổ nói đâu ngờ tâm mình xưa nay thanh tịnh, còn ngài Nhân Tông nói hòn ngọc báu có sẵn đừng tìm ở đâu hết, ngay nơi mình nhận lấy. Đó là chỉ thẳng cái chân thật nơi mình, chỉ cần đối cảnh vô tâm là được. Chúng ta thấy con vượn, con khỉ chuyền từ cây này qua cây khác, lăng xăng lộn xộn như vậy là khỏe hay nằm yên dưới gốc cây ngủ là khỏe? Nằm yên dưới gốc cây ngủ khỏe hơn, nhảy chuyền chi cho mệt. Chúng ta cũng vậy, muốn tâm yên lặng thì cứ buông hết, cho nó nằm yên khỏe biết chừng nào. Nhưng mình có chịu thế đâu, cứ nhảy đây chuyền kia, hết cái này tới cái nọ. Có khi nằm ngủ, không ngủ được phải bóp đầu bóp trán, lăn qua trở lại hoài, rốt cuộc tâm càng khuấy động chừng nào thì càng mờ mịt tối tăm chừng ấy. Bây giờ chỉ cần lặng tâm ấy xuống, thì mọi cái hay đẹp, cao siêu sẵn bên trong sẽ phát ra. Nên Tổ nói trong nhà đã có kho báu sẵn, không chịu lấy ra dùng, cứ đi tìm của báu bên ngoài. Ta thích đi học chỗ này chỗ kia, của người khác đem về làm của mình, mà kho báu sẵn trong nhà không chịu khui ra xài. Lượm lặt năm xu bảy tiền xâu thành một xâu rồi hài lòng, còn một tủ vàng ngọc không ngó ngàng tới. Thật đáng tiếc!
Thiền tông chỉ thẳng tủ vàng ngọc của mình hãy mở ra dùng, đừng lượm lặt của ai làm chi. Người ta bỏ có xứng đáng gì mà lại tiếc từng xu từng điếu như thế? Nghe người nào nói câu gì hay liền ghi học, rốt cuộc toàn là đàm dãi của cổ nhân. Chỗ đặc biệt của Thiền tông là chỉ thẳng, mà rất đáng thương người ta thích những cái quanh co, nên chỉ thẳng thấy ngán quá. Vì theo quanh co nên dễ bị lạc, dễ mắc kẹt. Với người biết tu, thật tu, qua lời chỉ thẳng chịu khó nhìn chăm chăm vào, nhất định có ngày sẽ thấy, không nghi ngờ.
Trong kinh Viên Giác mượn ví dụ như đêm mùng bảy mùng tám có trăng, nhưng người ta không thấy. Có kẻ thấy được nói hôm nay có trăng, người không thấy hỏi mặt trăng ở đâu? Nếu nói ở hướng này hướng kia họ không biết, cho nên người thấy nói “hãy theo ngón tay của tôi mà nhìn mặt trăng”. Nếu người mắt sáng tự thấy, khỏi qua ngón tay, còn kẻ không thấy cứ ngỡ mặt trăng ở đầu ngón tay, ngó chăm chăm ngón tay hoài thì không bao giờ thấy được mặt trăng. Cũng vậy, kinh Phật dạy để chúng ta biết đường lối tu, nhưng nhiều người không nương kinh tu mà lấy kinh đọc hoài. Giống như chấp ngón tay cho là mặt trăng, đó là một lầm lẫn lớn. Bởi thế qua trung gian có lợi cũng có hại, vì rất dễ kẹt phương tiện, còn chỉ thẳng thấy được liền thấy, không thấy thì thôi, chớ không kẹt ở phương tiện.
Khi chúng ta đi, đứng, nằm, ngồi, không một niệm chạy theo cảnh, chạy theo người; lúc đó mình đang sống với tâm hiện hữu, chớ không có gì lạ hết. Vì vậy những danh từ thiền sau này người ta hay dùng như hãy sống với cái “hiện là”, cái “đang là”. “Đang là”, “hiện là” là cái gì? Là cái không nghĩ suy gì hết, đi biết đi, ngồi biết ngồi, ăn biết ăn, tất cả hành động đều biết là cái “đang là”, cái “hiện là”. Sống với cái không nghĩ suy dấy động, đó là chúng ta biết sống với cái chân thật, sống được với kho báu nhà mình. Ngược lại, không biết không sống được như vậy là chúng ta đã mất của quí.
Thế nên biết Thiền tông chỉ thẳng, chỗ chỉ thẳng đó đối với kinh điển không khác, không hai. Nhưng vì chúng sanh nhiều bệnh, nghe nói tụng kinh có đầy đủ phước đức nên cứ trì tụng rồi mắc kẹt trong phước đức đó hoài, không chịu nương kinh để thấy cái chân thật sẵn nơi mình. Vì vậy Thiền sư chỉ thẳng qua một câu nói, một bài kệ, người nghe sáng ý nhận biết được chỗ các ngài muốn chỉ. Biết rõ như vậy là thấy được tinh thần thiền không khác với kinh điển Phật dạy.
Khi chúng ta ứng dụng tu có kết quả, qua một câu nói sẽ nhận định rõ ai là người đã thấy, ai là người chưa thấy. Những kẻ nói quanh co tưởng là hay nhưng sự thật không nắm được điều căn bản, không biết được gốc thật của chính mình. Người thấy gốc Phật rồi, lời nói hành động đều chỉ thẳng vào cái đó, không có gì khác hơn. Phật Tổ từ xưa đến nay hiểu nhận được, tu đến nơi đều gặp nhau ở chỗ rốt ráo, không sai khác.
Đó là chỗ căn bản tôi muốn chỉ cho tất cả Tăng Ni, Phật tử. Những gì tôi thấy biết đều chỉ cho quí vị thấy biết và ứng dụng tu, sau này không trách rằng việc tu đơn giản như vậy sao Thầy không chỉ thẳng? Mong tất cả nghe nhận thấu đáo, ứng dụng tu được kết quả viên mãn
Các bài mới
- Ý nghĩa tùy duyên - 21/04/2009
- Chỗ gặp gỡ và không gặp gỡ giữa Thiền tông và Tịnh độ tông - 07/04/2009
- Chánh báo và y báo - 04/12/2008
Các bài đã đăng
Pháp Thoại
Video giới thiệu
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- 10
- 11
- 12
- 13
- 14
- 15
- 16
- 17
- 18
- 19
- 20
- 21
- 22
- 23
- 24
- 25
- 26
- 27
- 28
- 29
- 30
- 31
- 32
- 33
- 34
- 35
Tìm kiếm
Tin mới
Đọc nhiều
Ảnh đẹp
Lịch
Thống kê truy cập
- Lượt truy cập: 05444
- Online: 22