Thiền tông Việt Nam cuối TK20
26/07/2016 | Lượt xem: 4649
TỔ HUỆ KHẢ (494-601)
Tại sao nhà Thiền không chấp nhận cái tâm suy nghĩ so tính ấy? Bởi vì, nếu chấp nhận nó làm tâm mình sẽ mắc phải những lầm lỗi như sau:
Khi Tổ Đạt-ma sắp tịch, hỏi lại chỗ sở ngộ của các đồ đệ, đến lượt Huệ Khả, Ngài chỉ bước ra đảnh lễ ba lạy rồi lui. Tổ Đạt-ma nói: “Ông được phần tủy của ta.” Đến chỗ cứu kính không còn ngôn ngữ để trình bày, vì ngôn ngữ là phương tiện tương đối, không thể diễn tả được cái chân thật tuyệt đối. Từ đó ngài Huệ Khả được truyền y bát làm Tổ thứ hai ở Trung Hoa.
TỔ HUỆ NĂNG (638-713)
SƠ TỔ TRÚC LÂM (1258-1308)
Vua Trần Nhân Tông lúc còn làm Thái tử đã thông suốt Thiền tông do sự giáo dục của Tuệ Trung Thượng Sĩ. Sau khi bỏ ngôi đi xuất gia, lấy hiệu là Trúc Lâm Đầu-đà, Ngài hòa hội các phái thiền Tỳ-ni-đa-lưu-chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường đã truyền bá trên đất nước Việt Nam, lập thành phái thiền Trúc Lâm Yên Tử. Đây là phái thiền hoàn toàn Việt Nam. Ở đây chúng tôi chỉ chắt lọc một vài nét nổi bật trong sự chỉ dạy của Ngài để làm tiêu chuẩn, đó là bài kệ Hữu Cú Vô Cú:
Đằng khô thọ đảo
Cơ cá nạp tăng
Chàng đầu khái não.
Hữu cú vô cú
Thể lộ kim phong
Hằng hà sa số
Phạm nhẫn thương phong.
Hữu cú vô cú
Lập tông lập chỉ
Đả ngỏa toản qui
Đăng sơn thiệp thủy.
Hữu cú vô cú
Phi hữu phi vô
Khắc chu cầu kiếm
Sách ký án đồ.
Hữu cú vô cú
Hỗ bất hồi hỗ
Lạp tuyết hài hoa
Thủ chu đãi thố.
Hữu cú vô cú
Tự cổ tự kim
Chấp chỉ vong nguyệt
Bình địa lục trầm.
Hữu cú vô cú
Như thị như thị
Bát tự đả khai
Toàn vô bả tỹ.
Hữu cú vô cú
Cố tả cố hữu
A thích thích địa
Náo quát quát địa.
Hữu cú vô cú
Đao đao phạ phạ
Tiệt đoạn cát đằng
Bỉ thử khoái hoạt.
Câu có câu không
Bìm khô cây ngã
Mấy kẻ nạp tăng
U đầu sứt trán.
Câu có câu không
Thể bày gió thu
Hằng hà sa số
Va đao chạm bén.
Câu có câu không
Lập tông lập chỉ
Đập ngói dùi rùa
Trèo non lội nước.
Câu có câu không
Chẳng có chẳng không
Khắc thuyền mò kiếm
Tìm ngựa bản đồ.
Câu có câu không
Hồi hỗ hay không
Nón tuyết giày hoa
Ôm cây đợi thỏ.
Câu có câu không
Tự xưa tự nay
Nhìn tay quên trăng
Đất bằng chết chìm.
Câu có câu không
Như thế như thế
Chữ bát mở ra
Sao không nắm mũi.
Câu có câu không
Ngó tả ngó hữu
Lau chau mồm mép
Ồn ào náo động.
Câu có câu không
Đau đáu lo sợ
Cắt đứt sắn bìm
Đó đây vui thích.
Lại một bài kệ kết thúc bài phú “Cư Trần Lạc Đạo” của Sơ tổ Trúc Lâm là cô đọng những gì Lục Tổ đã thấy và ứng dụng:
Cơ tắc san hề khốn tắc miên
Gia trung hữu bảo hưu tầm mích
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.
Ở đời vui đạo hãy tùy duyên
Đói đến thì ăn, mệt ngủ liền
Trong nhà có báu, thôi tìm kiếm
Đối cảnh không tâm chớ hỏi Thiền.
Chỉ hai câu chót trong bài kệ cũng đủ kết thúc chỗ sở ngộ và mục tiêu dạy tu hành của Lục Tổ một cách kỳ diệu. Thấy hòn ngọc sẵn có trong nhà, chính là chỗ Lục Tổ thốt lên “đâu ngờ tánh mình vốn tự thanh tịnh…”. Thiền là đối cảnh không tâm thì làm gì có niệm nhiễm, là vô niệm; không tâm thì đâu kẹt cảnh bên ngoài, là lìa tướng tức vô tướng; không tâm thì lấy gì để dính mắc, là vô trụ. Một câu kết này đã bao gồm cả Vô niệm, Vô tướng, Vô trụ hay Tông, Thể, Bản của Lục Tổ dạy. Thiền là đối cảnh không nhiễm, không kẹt, không mắc, chính đây là chủ trương của Lục Tổ. Ngài Trúc Lâm Đầu-đà đã ứng dụng tuyệt vời chỗ thấy của Nhị Tổ, chỗ ngộ và chỗ hành của Lục Tổ. Chúng ta là kẻ hậu học, tự hãnh diện ở Việt Nam xuất phát một phái thiền trọn vẹn mang dấu ấn của chư Tổ tiền bối và dung hội tài tình đường lối tu hành của người xưa làm kim chỉ nam cho hành giả Việt Nam chúng ta.
DUNG HỢP
* Nơi Nhị Tổ chúng tôi ứng dụng pháp an tâm. Nghĩa là biết rõ tâm suy tưởng lâu nay là hư ảo, không để nó đánh lừa, lôi dẫn chúng ta chạy theo trần cảnh, nên nói “Vọng tưởng không theo”. Mỗi khi nó dấy lên đều biết rõ như vậy. Một khi hành giả nhận diện bản chất hư ảo của chúng thì chúng tự biến mất. Khi tọa thiền cũng như lúc tiếp duyên xúc cảnh đều thấy rõ, không lầm chúng. Đến bao giờ được như Nhị Tổ nói “đoạn hết các duyên mà rõ ràng thường biết, nói không thể đến” là đạt kết quả.
* Với Lục Tổ, chúng tôi ứng dụng sáu căn không dính mắc sáu trần làm hướng tiến tu. Đó là câu “bất ưng trụ sắc sanh tâm…” trong kinh Kim Cang được Ngũ Tổ giảng cho Lục Tổ. Nhưng làm sao căn không dính trần? Đương nhiên phải dùng Trí tuệ Bát-nhã quán chiếu, thấy các pháp duyên hợp hư dối như huyễn như hóa. Vì thế trong kinh Pháp Bảo Đàn, sau phẩm Hành Do ban đầu là đến phẩm Bát-nhã. Nhờ Trí tuệ Bát-nhã soi rọi thấy rõ các pháp duyên sanh, không có chủ thể (vô ngã), không cố định (vô thường) nên tâm không nhiễm trước sắc… do đó căn, cảnh không dính mắc nhau. Căn, cảnh không dính mắc nhau là Vô niệm, Vô tướng, Vô trụ, đó là chủ trương của Lục Tổ.
Lại có một cách khác, nếu hành giả kiến tánh như Lục Tổ, hằng sống với Thể tánh bất sanh bất diệt của mình thì còn gì bận bịu với vọng tưởng hư dối, với sáu trần giả hợp. Đi đứng nằm ngồi không lúcchăn trâu, khi trâu mất thì người chăn cũng không còn. Trí dụng hết đối trị, liền hội nhập trí nào rời Tự tánh chính mình. Được thế thì ung dung tự tại, nên nói “đói ăn khát uống”.
* Đến Sơ tổ Trúc Lâm, trong bài kệ “Câu Có Câu Không”, đoạn thứ tư nói “nón tuyết giày hoa, ôm cây đợi thỏ” là tinh thần Bát-nhã của Lục Tổ. Các pháp hư giả như nón tuyết, như đôi giày bằng hoa, tạm có rồi tan mất, mới thấy đẹp rồi héo xàu, có gì lâu bền. Nếu chấp giữ nó là người ngu, như kẻ “ôm cây đợi thỏ”. Toàn thể pháp đối đãi đều không thật, do phương tiện bày lập, giống như dây sắn dây bìm, một phen cắt đứt chúng mới là an vui tự tại. Đấy là tinh thần hai câu kết của bài kệ “cắt đứt sắn bìm, đó đây vui thích”. Vừa dấy niệm là đối đãi, vừa thốt lời là đối đãi, nếu dứt hết đối đãi thì còn niệm nào để khởi, còn lời gì để nói. Đây là hằng sống thật với thiền.
Phần sau ở hai câu kệ “trong nhà có báu thôi tìm kiếm, đối cảnh không tâm chớ hỏi Thiền”, là hình ảnh Lục Tổ thốt lên “đâu ngờ tánh mình vốn tự thanh tịnh…”. Thấu triệt tánh mình như thấy hòn ngọc quí vô giá có sẵn trong nhà, còn gì phải tìm kiếm đâu xa. Thấy tánh mình thanh tịnh, chẳng sanh chẳng diệt, so với thân vô thường tạm bợ và tâm vọng tưởng hư ảo thì thân tâm này còn có giá trị gì. Trong không chấp thân, không chấp vọng tưởng làm mình, ngoài đối cảnh không còn dính mắc, chính đây là chủ yếu của Thiền tông, cũng là cội nguồn của Phật pháp. Ở đây chúng tôi lấy “Đối cảnh không tâm” làm tiêu chuẩn tu hành. Không tâm là không tâm vọng tưởng chạy đuổi theo ngoại trần, chớ chẳng phải không tâm là vô tri vô giác như cây gỗ. Không tâm hư ảo sanh diệt mà vẫn có tâm hằng giác hằng tri, bất sanh bất diệt. Đây là chỗ giải thoát sanh tử của người tu Phật.
Nhị tổ Huệ Khả sau khi ngộ đạo vẫn được Tổ Đạt-ma giới thiệu bốn quyển kinh Lăng-già để ấn tâm. Lục tổ Huệ Năng nghe giảng kinh Kim Cang ngộ đạo. Thế là đủ minh chứng Thiền tông không rời Kinh, vì Thiền là tâm của Phật, Kinh là miệng của Phật. Đức Phật tâm miệng không khác thì Thiền và Giáo làm sao tách rời được. Cho nên chúng tôi chủ trương “Thiền, Giáo đồng hành”.
Để thấy rõ nét lối dung hợp pháp tu qua ba vị Tổ trên, chúng tôi cô đọng lại bằng những lối tu:
1- Biết vọng không theo, vì vọng tưởng là những tâm niệm hư ảo.
2- Đối cảnh không tâm, vì nó là tướng duyên hợp giả dối tạm bợ.
3- Không kẹt hai bên, vì đối đãi là không thật.
4- Hằng sống với cái thật, không theo cái giả, vì giả là luân hồi, thật là giải thoát.
Đây là bốn phương tiện chúng tôi tạm lập để hướng dẫn người tu. Tùy theo căn cơ trình độ nhanh chậm, cao thấp của hành giả mà lối ứng dụng có khác. Cũng có thể bốn lối tu này, hành giả linh động ứng dụng theo thứ tự từ pháp thứ nhất đến pháp thứ tư để tu hành cũng tốt. Những nét cô đọng trên là kết thúc bài này của chúng tôi.
Các bài mới
- Thiền không nặng hình thức tôn giáo - 08/02/2009
- Đặc điểm của Thiền tông - 07/02/2009
- Những bệnh của người tu thiền - 03/02/2009
Các bài đã đăng
Thiền tông
Video giới thiệu
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- 10
- 11
- 12
- 13
- 14
- 15
- 16
- 17
- 18
- 19
- 20
- 21
- 22
- 23
- 24
- 25
- 26
- 27
- 28
- 29
- 30
- 31
- 32
- 33
- 34
- 35
Tìm kiếm
Tin mới
Đọc nhiều
Ảnh đẹp
Lịch
Thống kê truy cập
- Lượt truy cập: 14704
- Online: 11