Tổ Sư Thiền và lời dạy của Chư Tổ - Lời mở
22/05/2017 | Lượt xem: 5128
Đạo Phật có mặt trên cõi đời từ năm 594 trước Dương Lịch ở đất nước Ấn Độ. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là Thỉ Tổ. Ngài truyền pháp cho Tôn giả Ma Ha Ca Diếp làm Tổ thứ nhất. Và Tổ Ma Ha Ca Diếp truyền cho Tôn giả A Nan làm Tổ thứ hai. Tổ A Nan lại truyền cho Tôn giả Thương Na Hòa Tu làm Tổ thứ ba. Thế rồi Tổ Thương Na Hòa Tu lại truyền cho tôn giả Ưu Ba Cúc Đa làm Tổ thứ tư. Tổ Ưu Ba Cúc Đa lại có Phật tử là Vua A Dục (Asoka) lại truyền rộng Phật Pháp ra ngoài nước Ấn Độ. Thời điểm này Đạo Phật được truyền vào Việt Nam. Đây là thời đại của vua Hùng Vương thứ 18, là thế kỷ thứ 3 trước Dương Lịch.
Trong thời điểm này thì Tổ Ưu Ba Cúc Đa lại truyền cho Tôn giả Đề Ca Đa làm Tổ thứ năm ở Ấn Độ. Và rồi dòng Thiền này được truyền cho tới đời thứ 28 trên đất nước Ấn Độ. Vị Tổ thứ 28 là Tổ Bồ Đề Đạt Ma. Vị Tổ này vượt biển sang Trung Hoa (năm 520) để truyền pháp cho Tôn giả Huệ Khả làm Tổ thứ 29. Dòng Thiền pháp này được truyền cho tới Tôn giả Tỳ Ni Đa Lưu Chi là Tổ đời thứ 31 và là đời thứ tư của Trung Hoa. Vị Tổ Tỳ Ni Đa Lưu Chi sang Việt Nam vào năm 580. Ngài truyền pháp Thiền cho phương Bắc Việt Nam.
Thiền pháp ở Trung Hoa truyền cho đến đời Tổ Sư thứ 70 là Tổ Hoán Bích - Thụ Tông. Tổ Hoán Bích - Thụ Tông lại xuống thuyền qua Việt Nam và cập bến Bình Định (Trung Việt) vào năm 1677. Dòng Thiền này là dòng Thiền Lâm Tế đời thứ 33. Nhưng đến đời Lâm Tế 34 là Ngài Minh Hải - Đắc Trí - Pháp Bảo lại biệt xuất một bài kệ được gọi là Lâm Tế Chúc Thánh. Dòng Lâm Tế Chúc Thánh này được truyền ra miền Trung và truyền vào miền Nam đến đời Tổ Khánh Anh là đời thứ 77 và đời của Tổ Thiện Hoa là 78. Đây là tính từ đời Đức Phật. Tổ Ca Diếp là đời thứ nhất, Tổ Thiện Hoa là hàng chữ “Như” trong pháp hệ Chúc Thánh, Ngài có pháp danh là Như Quả - pháp tự Giải Nhơn - pháp hiệu Hoàn Tuyên. Ngài là đời thứ 78. Như vậy, sau Phật còn có 78 đời và nếu tính đến hôm nay - năm 2017 - là 79 đời.
Trên đây là tính theo tài liệu “Phật Tổ Chính Truyền” của Thiền sư Pháp Chuyên - Luật Truyền - Diệu Nghiêm bản chữ Hán. Ngài đã biên soạn tại Chùa Từ Quang - núi Đá Tràng ở Phú Yên mà đã được Tổ Khánh Anh dịch ra chữ quốc ngữ. Nay chúng tôi sưu tập lại về sự truyền thừa Tổ vị trải qua ba nước Ấn Độ -Trung Hoa - Việt Nam cùng những lời dạy của chư Tổ và những hình ảnh có được để chúng ta cùng nhau tưởng nhớ người xưa. Cũng là để thể hiện đạo lý dân tộc:
“Uống nước nhớ nguồn
Ăn trái nhớ kẻ trồng cây”,
“Uống nước nhớ người đào giếng”.
Xin trân trọng mến trao nhau.
Chùa Giác Thiên, ngày cuối Xuân Đinh Dậu 2017
HT. Đắc Huyền - Thích Như Phước Tú
Các bài mới
Các bài đã đăng
Chuyên đề
Video giới thiệu
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- 10
- 11
- 12
- 13
- 14
- 15
- 16
- 17
- 18
- 19
- 20
- 21
- 22
- 23
- 24
- 25
- 26
- 27
- 28
- 29
- 30
- 31
- 32
- 33
- 34
- 35
Tìm kiếm
Tin mới
Đọc nhiều
Ảnh đẹp
Lịch
Thống kê truy cập
- Lượt truy cập: 05403
- Online: 32