Tỳ ni con đường chuyển hóa nội tâm
24/06/2015 | Lượt xem: 4478
TỲ NI
CON ĐƯỜNG CHUYỂN HÓA NỘI TÂM
Đại Sư Kiến Nguyệt trước tác
Tỳ kheo Đạt Ma Khế Định chú giải
LỜI NGỎ
Như chúng ta đã biết, Phật là đấng Chí Tôn trong ba cõi, là bậc cha lành trong muôn loài. Trước lúc Ngài ra đi để về cõi Niết Bàn tịch diệt, Thế Tôn tha thiết ân cần nhắc nhở cho các hàng môn đệ của Ngài: “Này các thầy Tỷ kheo! Sau khi Như Lai diệt độ các vị nên lấy giới luật làm thầy, vì giới luật là thọ mạng của Phật pháp, giới luật còn thì Phật pháp còn. Các thầy hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, thắp đuốc với Chánh pháp” .
Quả thật đúng như lời Thế Tôn chỉ dạy: “Giới luật là thọ mạng của Phật pháp, giới luật còn thì Phật pháp còn”. Vì sao? Vì người xưa thường nói: “Nơi nào giữ đúng theo giới pháp của Phật, nơi đó dù là chùa tranh vách lá mà vẫn có Phật, nơi nào chùa to Phật lớn mà Tăng chúng không nghiêm trì tịnh giới, thì Phật pháp cũng đoạn diệt”.
Song người muốn hành trì tịnh giới cho được nghiêm tịnh, thì trước phải thông hiểu “Tạng pháp Tỳ Ni”. Vì sao? Vì trong pháp tạng Tỳ Ni đều y cứ trong bốn oai nghi hành giả hành trì. Vì trong đời sống thường nhật muốn không phạm vào giới điều của Phật Đà thì tâm phải luôn luôn tỉnh giác. Vì sao? Vì chánh niệm có mặt thì giới tánh có mặt, mà giới tánh có mặt thì giới nào mà phạm? Thân nào mà giữ?
Do đó Tổ Huệ Năng dạy rõ:
“Tâm bình không cần giữ giới
Hạnh trực đâu cần tu thiền” là vậy!
Thế nên, người hành giả đã phát tâm đầu Phật, dù chúng ta tu pháp môn nào, nếu không giữ gìn tịnh giới, thì thử hỏi định ở đâu phát sanh? Mà định không phát sanh, thì huệ đâu mà phát? Ví như người tu “Thiền” nếu mà phạm giới thì làm sao đạt đến chỗ “Vô niệm”? Người tu “Tịnh Độ” mà phạm giới, thì làm sao đạt đến cảnh giới “Nhất tâm bất loạn”? Người tu “Mật tông” mà phạm giới thì làm sao đạt đến cảnh giới “Tam mật tương ưng”? Vì chúng tôi có tiếp xúc những vị đã lỡ phạm vào giới pháp của Phật, đa số các vị đều nói rõ những nguyên nhân chính dẫn đến sự sai lầm:
1. Dễ duôi trong công phu thiền tập.
- Sa đà trong chốn ngủ nghỉ, ăn uống vô độ.
- Không kiểm soát lại tâm hành của mình thường xuyên.
- Buông thả theo vọng niệm dục tình…
Những lời chúng tôi mạo muội nói ra, để xây dựng ngôi nhà Phật pháp được trường tồn. Lời lẽ đó sau khi được Hòa Thượng Trúc Lâm cho phép chúng tôi dạy bộ “Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu”. Sau khi dạy, chúng tôi thấy quả là thiết thực trong cuộc sống tu tập, nên tạm chép thành văn, trước là báo đáp thâm ân của Phật Tổ, sau là báo đáp ân sâu dưỡng dục của Hòa Thượng Tông Sư. Kế là hồi hướng cho tất cả chúng sanh đều thấm nhuần giới pháp của Phật tổ.
Vì viết lần đầu, lời văn còn thô thiển. Cúi mong những bậc cao đức chỉ dạy thêm. Chúng con thành kính tri ân.
Trúc Lâm núi Phụng Hoàng
Hạ an cư năm Bính Tuất
Cẩn bút
Đạt Ma Khế Định
Quả thật đúng như lời Thế Tôn chỉ dạy: “Giới luật là thọ mạng của Phật pháp, giới luật còn thì Phật pháp còn”. Vì sao? Vì người xưa thường nói: “Nơi nào giữ đúng theo giới pháp của Phật, nơi đó dù là chùa tranh vách lá mà vẫn có Phật, nơi nào chùa to Phật lớn mà Tăng chúng không nghiêm trì tịnh giới, thì Phật pháp cũng đoạn diệt”.
Song người muốn hành trì tịnh giới cho được nghiêm tịnh, thì trước phải thông hiểu “Tạng pháp Tỳ Ni”. Vì sao? Vì trong pháp tạng Tỳ Ni đều y cứ trong bốn oai nghi hành giả hành trì. Vì trong đời sống thường nhật muốn không phạm vào giới điều của Phật Đà thì tâm phải luôn luôn tỉnh giác. Vì sao? Vì chánh niệm có mặt thì giới tánh có mặt, mà giới tánh có mặt thì giới nào mà phạm? Thân nào mà giữ?
Do đó Tổ Huệ Năng dạy rõ:
“Tâm bình không cần giữ giới
Hạnh trực đâu cần tu thiền” là vậy!
Thế nên, người hành giả đã phát tâm đầu Phật, dù chúng ta tu pháp môn nào, nếu không giữ gìn tịnh giới, thì thử hỏi định ở đâu phát sanh? Mà định không phát sanh, thì huệ đâu mà phát? Ví như người tu “Thiền” nếu mà phạm giới thì làm sao đạt đến chỗ “Vô niệm”? Người tu “Tịnh Độ” mà phạm giới, thì làm sao đạt đến cảnh giới “Nhất tâm bất loạn”? Người tu “Mật tông” mà phạm giới thì làm sao đạt đến cảnh giới “Tam mật tương ưng”? Vì chúng tôi có tiếp xúc những vị đã lỡ phạm vào giới pháp của Phật, đa số các vị đều nói rõ những nguyên nhân chính dẫn đến sự sai lầm:
1. Dễ duôi trong công phu thiền tập.
- 2. Sa đà trong chốn ngủ nghỉ, ăn uống vô độ.
- 3. Không kiểm soát lại tâm hành của mình thường xuyên.
- 4. Buông thả theo vọng niệm dục tình…
Những lời chúng tôi mạo muội nói ra, để xây dựng ngôi nhà Phật pháp được trường tồn. Lời lẽ đó sau khi được Hòa Thượng Trúc Lâm cho phép chúng tôi dạy bộ “Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu”. Sau khi dạy, chúng tôi thấy quả là thiết thực trong cuộc sống tu tập, nên tạm chép thành văn, trước là báo đáp thâm ân của Phật Tổ, sau là báo đáp ân sâu dưỡng dục của Hòa Thượng Tông Sư. Kế là hồi hướng cho tất cả chúng sanh đều thấm nhuần giới pháp của Phật tổ.
Vì viết lần đầu, lời văn còn thô thiển. Cúi mong những bậc cao đức chỉ dạy thêm. Chúng con thành kính tri ân.
Trúc Lâm núi Phụng Hoàng
Hạ an cư năm Bính Tuất
Cẩn bút
Đạt Ma Kế Định
Các bài mới
- Tỳ ni con đường chuyển hóa nội tâm: Chương 1 - Dẫn nhập - 23/06/2015
- Tỳ ni nhật dụng thiết yếu: Bài 1 - Tảo giác - 22/06/2015
- Tỳ ni nhật dụng thiết yếu - 22/06/2015
- Tỳ ni nhật dụng thiết yếu: Bài 2 - Minh chung ( Thỉnh chuông) - 21/06/2015
- Tỳ ni nhật dụng thiết yếu: Bài 3- Văn chung ( Nghe chuông ) - 20/06/2015
Các bài đã đăng
- Tỳ ni nhật dụng thiết yếu: Bài 5 - Hạ đơn ( Xuống đơn) - 18/06/2015
- Tỳ ni nhật dụng thiết yếu: Bài 4 - Trước y (Mặc áo) - 18/06/2015
- BÀI 7: XUẤT ĐƯỜNG - Ra khỏi đường - 17/06/2015
- Bài 6:HÀNH BỘ BẤT THƯƠNG TRÙNG(Bước đi không hại sâu bọ) - 17/06/2015
- Bài 8: ĐĂNG XÍ - Vào nhà vệ sinh - 15/06/2015
Kinh - Luật - Luận
Video giới thiệu
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- 10
- 11
- 12
- 13
- 14
- 15
- 16
- 17
- 18
- 19
- 20
- 21
- 22
- 23
- 24
- 25
- 26
- 27
- 28
- 29
- 30
- 31
- 32
- 33
- 34
- 35
Tìm kiếm
Tin mới
Đọc nhiều
Ảnh đẹp
Lịch
Thống kê truy cập
- Lượt truy cập: 89388
- Online: 17