Tỳ ni nhật dụng thiết yếu
22/06/2015 | Lượt xem: 14139
TỲ NI NHẬT DỤNG THIẾT YẾU
I. TỔ KHAI SÁNG LUẬT TỲ NI:
Vị luật sư khởi lập Luật Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu này chính là Hòa thượng Kiến Nguyệt, hiệu Độc Thể, tự Hoằng Giới ở núi Bảo Hóa đời nhà Thanh. Thể theo từ tâm của Phật trước kia và muốn cho tròn tột tánh đức của những kẻ hậu học, nên Ngài lược rút ở phẩm Tịnh Hạnh trong Kinh Hoa Nghiêm, cũng như trong Mật Bộ và trong các Kinh Luận khác.
Ngài làm thành 54 bài kệ, 38 câu chú để kẻ sơ cơ làm chuẩn tắc cho thân tâm, khắp bốn oai nghi, trong suốt ngày đêm đều lấy đó làm thềm bậc tiến đạo, là cửa ngõ để thành Phật tác Tổ. Vì kệ là lời từ tâm của Phật, chú là chuẩn trí của Phật, là mật hạnh của chư đại Bồ Tát nên khiến hành giả dễ trừ ba nghiệp ác, thấu tột tánh đức của Như Lai và thể nhập Phật trí trong hiện tiền.
II. LUẬN GIẢI VỀ NGHĨA TỲ NI:
Tỳ Ni gọi là Tỳ nại da (Vinaya) dịch là diệt, hoặc dịch là luật, hoặc dịch là điều phục… Vì giới luật thế gian quyết đoán được các tội nặng nhẹ nên gọi là luật. Điều hòa được ba nghiệp thân khẩu, ý, chế phục các việc làm ác, nên gọi là điều phục.
Như vậy, đã là bậc xuất trần Thượng sĩ, thì chí nguyện cũng phải siêu xuất thế gian. Song trí muốn vượt thoát trần lao, ra khỏi ba cõi thì ba nghiệp phải thuần hòa nhu nhuyến. Do đó Tổ Sư vì lòng từ bi cảm thương cho chúng sanh nên mới lập pháp hành Tỳ Ni, để thu thúc sáu căn và điều phục ba nghiệp.
Cho nên, người mới bước chân vào đạo, mà không thông pháp hành Tỳ Ni, không ứng dụng hàng ngày thì lúc về già khó tránh những điều sai sót. Cổ Đức nói: người nào khi mới làm điệu chịu khó học Luật Tỳ Ni và 24 oai nghi, thì thân tướng đoan nghiêm ngôn từ chậm rãi, nhu hòa thuần tịnh. Đây là căn bản cho tiến trình thành Phật tác Tổ. Còn người nào khi mới bước chân vào chùa lo chạy theo danh lợi… không ứng dụng pháp hành Tỳ Ni hàng ngày, đa phần hay tạo việc ác cho tha nhân, ít có tâm tùy hỷ cho người khác. Vì pháp hành Tỳ Ni là phương pháp tối thắng cho hàng Bồ Tát đi vào cuộc đời này. Chẳng hạn như: khi lấy nước rửa mặt ta mong muốn mọi người được gội rửa thân tâm chóng trừ ba nghiệp ác. Khi thấy sông lớn, suối nước, hay đi ra khỏi nhà, ta mong muốn mọi người thể nhập vào dòng suối trí tuệ của Như Lai. Khi thấy đường đi gai góc, ta mong muốn mọi người căn lành luôn tăng trưởng. Khi thức dậy ta mong muốn mọi người bừng lên chân lý của Phật Đà, trí tỏa khắp mười phương…
Vì thế, trọng tâm của pháp hành Tỳ Ni là điều phục ba nghiệp không cho tạo tác các điều ác, mà làm các điều thiện cho tha thân. Như vậy pháp hành Tỳ Ni chúng ta ứng dụng trọn cả đời cũng chưa chắc được rốt ráo, làm sao chúng ta đánh mất pháp hành Tỳ Ni này? Là bậc hành giả tham thiền trong tông môn, chúng ta hãy chín chắn chiêm nghiêm về điểm này!
Nên Kinh Hoa Nghiêm Thám Huyền Ký nói:
“Tỳ Ni, ở đây gọi la điều phục. Điều là hòa ngự, phục là chế diệt; điều hòa chế ngự các nghiệp về thân, khẩu, ý; chế phục trừ diệt các việc làm ác”.
Như vậy, chúng ta thấy rõ pháp hành Tỳ Ni là chặn đứng ba đường ác, người nào luôn luôn ứng dụng pháp hành Tỳ Ni trong suốt cuộc đời tu hành của mình, là bảo đảm đóng bít ba cửa ác đạo (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh). Do đó người xưa rất chú trọng về pháp hành này, đa số các Tự viện xưa đều bắt các điệu học thuộc lòng. Song điều căn bản của pháp Tỳ Ni là thực tập con đường chánh niệm. Chẳng hạn như câu:
Lúc từ nhà ra
Cầu cho chúng sanh
Vào sâu trí Phật
Ra hẳn ba cõi.
Đó là phương pháp chánh niệm tỉnh giác trong bốn oai nghi, chớ không phải là pháp để học thuộc lòng. Nên mới gọi là nhật dụng - thường dùng hàng ngày. Rất là thiết yếu vậy nên mới gọi là phương pháp thiết thực. Nên Tổ dạy: “Tỳ Ni nhật dụng thiết yếu”.
Tại sao gọi là thiết yếu? Vì từ sáng tới tối, tâm ta như khỉ vượn, hết nghĩ Đông lại nghĩ Tây… ít khi nào dừng trụ một chỗ. Do đó Tổ mới lập pháp hành Tỳ Ni để thúc liễm ba nghiệp không cho tạo tác ác pháp. Pháp hành Tỳ Ni này có năng lực rất là lớn, phàm nghĩ gì, hành động gì điều có phép tắc khuôn mẫu Tỳ Ni ràng buộc. Chẳng hạn như khi chúng ta vào nhà cầu, chuẩn bị đại tiện ta thầm tưởng bài kệ:
Khi đại tiểu tiện
Cầu cho chúng sanh
Bỏ hẳn tham sân
Ra khỏi ba cõi…
Như vậy thực tập chánh niệm lâu dần thì tập khí nhiều đời mới được tiêu trừ, bợn dơ nhiều kiếp mới được lóng sạch. Bấy giờ tâm Phật mới được hiển lộ, mà tâm ma được chuyển hóa. Có người cho rằng pháp hành Tỳ Ni chỉ để cho người sơ cơ mới vào đạo, còn ta thì chẳng cần để mắt đến. Thử hỏi tập khí tích tụ nhiều kiếp của chúng ta trời đất nào mà dung chứa đủ, biển khổ thì mênh mông không gốc lấy gì mà nương tựa? Sống thì mơ màng, chết thì mờ mịt. Nếu không nương nhờ lời giáo huấn của bậc Đại giác, mật hạnh của Thánh hiền, thực tập pháp hành Tỳ Ni để đoạn hoặc, chứng chơn, tự tại trong ba cõi, thì thử hỏi lấy gì mà nương tựa? Bậc hành giả tham thiền muốn thể nhập Pháp thân, chóng thành Phật đạo, hàng phục ma oán, độ khắp loài hữu tình, thì nên cần ứng dụng pháp hành Tỳ ni này trong suốt quá trình hành đạo. Trân trọng! Trân trọng!
Các bài mới
- Tỳ ni nhật dụng thiết yếu: Bài 1 - Tảo giác - 22/06/2015
- Tỳ ni nhật dụng thiết yếu: Bài 2 - Minh chung ( Thỉnh chuông) - 21/06/2015
- Tỳ ni nhật dụng thiết yếu: Bài 3- Văn chung ( Nghe chuông ) - 20/06/2015
- Tỳ ni nhật dụng thiết yếu: Bài 5 - Hạ đơn ( Xuống đơn) - 18/06/2015
- Tỳ ni nhật dụng thiết yếu: Bài 4 - Trước y (Mặc áo) - 18/06/2015
Các bài đã đăng
- BÀI 7: XUẤT ĐƯỜNG - Ra khỏi đường - 17/06/2015
- Bài 6:HÀNH BỘ BẤT THƯƠNG TRÙNG(Bước đi không hại sâu bọ) - 17/06/2015
- Bài 8: ĐĂNG XÍ - Vào nhà vệ sinh - 15/06/2015
- Bài 9: TẨY TỊNH - Rửa sạch - 13/06/2015
- Bài 10:KHỬ UẾ - Khử dơ - 12/06/2015
Kinh - Luật - Luận
Video giới thiệu
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- 10
- 11
- 12
- 13
- 14
- 15
- 16
- 17
- 18
- 19
- 20
- 21
- 22
- 23
- 24
- 25
- 26
- 27
- 28
- 29
- 30
- 31
- 32
- 33
- 34
- 35
Tìm kiếm
Tin mới
Đọc nhiều
Ảnh đẹp
Lịch
Thống kê truy cập
- Lượt truy cập: 06014
- Online: 33